“Treo” 14 năm dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng: Dân khổ trăm bề

Thuỳ Trang |

Bất kể nắng mưa, những con đường ở khu vực Hoà Khánh Nam (quận Liên Chiểu) đều chưa bao giờ biết khô ráo bởi nước thải trực tiếp từ hàng trăm hộ dân đổ ra đường. 

“Nằm trong dự án di dời ga đường sắt nhưng dự án treo 14 năm, từ đường sá đến nhà cửa đều không được phép nâng cấp, chúng tôi phải sống chung với nước thải, ô nhiễm, muỗi mòng... mà chưa biết bao giờ chấm dứt”, là phản ánh của nhiều người dân ở đây.

Sống chung với nước thải

Tại kiệt 109 Phạm Như Xương, phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu), con đường này đi qua các tổ dân phố 33, 34, 35 và luôn trong tình trạng ướt át. Nguyên nhân là bởi, tại khu vực này không có cống thoát nước, hễ mưa là ngập mà nắng thì cũng chẳng khô ráo nổi vì nước thải từ hàng trăm nhà dân xả ra liên tục. Chỉ cần đi dọc vài trăm mét trên con đường, nhiều người không khỏi giật mình khi thấy nhiều ống dẫn nước thải từ nhà dân đổ thẳng ra đường.

“Có nhà xả ra nước tưới tiêu, có khi là nước sinh hoạt mà thậm chí là nước từ hầm cầu. Không có hệ thống thoát nước, lại vốn là vùng trũng, đầm ruộng nên hầm rút các nhà chỉ sử dụng thời gian ngắn là đầy ứ, dĩ nhiên người dân chỉ còn cách dẫn nước thoát ra… mặt đường. Khó chịu và rất bẩn nhưng cũng đành chịu vì nhà nào cũng như nhà nào” - chị Hanh, một người dân ở đây cho hay.

Nhiều gia đình sống đông đúc, ba bốn thế hệ vẫn không được cơi nới hay sửa sang nhà cửa. Trong khi đó, chính con đường bêtông đi qua hàng trăm hộ dân cũng không có cống thoát nước,  thậm chí có những đoạn xuống cấp nặng nề chẳng được sửa chữa. Từ đường lớn rẽ vào con hẻm này, hình ảnh nhếch nhác từ đường đến các căn nhà xuống cấp đợi di dời khiến ai cũng ngao ngán.

Ông Nguyễn Nhi (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) cho biết, dự án di dời đường sắt đã “treo” 14 năm làm cuộc sống của người dân gặp hết sức khó khăn vì vướng thủ tục nhà đất, xây dựng, đường sá, cống rãnh xuống cấp không thể sửa chữa được. Trong khi đó mỗi cuộc họp đề cập đến thì thành phố vẫn nói quyết tâm nhưng dân thì cứ đợi.

8.000 lô đất định cư

Phần lớn dân cư phường Hòa Khánh Nam nằm trong quy hoạch dự án di dời ga Đà Nẵng, công bố từ năm 2003. Bộ Giao thông vận tải và UBND TP.Đà Nẵng đã họp bàn với quyết tâm làm dự án này. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu phải khởi động dự án này vào năm 2017. Dự kiến, dự án trên giai đoạn 1 có nguồn vốn đầu tư 6.000 tỉ đồng và thành phố phải chuẩn bị 8.000 lô đất để tái định cư.

Ngay sau đó, lãnh đạo Bộ GTVT và lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng đã có buổi làm việc và thống nhất một số nội dung chính về phương án thiết kế và quy mô đầu tư; phương thức triển khai dự án và cấu trúc dự án PPP và phương án tài chính.

Ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND thành phố - khẳng định, đây là dự án rất bức thiết. Nếu để chậm trễ, không chỉ làm mất đi cơ hội kết nối giao thông, phát triển Đà Nẵng, mà thực sự sẽ rất khó thực hiện giải tỏa đền bù triển khai dự án trong vài ba năm nữa. Thành phố đề nghị Bộ GTVT tích cực phối hợp lập báo cáo lên Chính phủ để có thể triển khai dự án trong thời gian sớm nhất.

UBND TP.Đà Nẵng cho biết, những phản ánh của cử tri là rất đúng, tuy nhiên đây là dự án kéo dài nên có chính sách cho dự án kéo dài. Người dân vẫn tiếp tục được xây dựng nhà 2 tầng, lợp mái nhẹ, mở rộng 50m2, tách thửa đất một lần…

Những cái này rõ ràng là có thiệt thòi cho các hộ dân trong vùng dự án, tuy nhiên cũng có giải quyết bước đầu để khi đầu tư dự án thì việc giải tỏa đền bù không thành cái gánh quá nặng đối với địa phương. Thành phố cũng xác định đây là dự án trọng điểm, việc giải tỏa đền bù, sẽ cố gắng triển khai trong năm 2017-2018 là dứt điểm, để có mặt bằng tổ chức thực hiện dự án.

Với tốc độ đô thị hóa của Đà Nẵng hiện nay, nếu không sớm thực hiện dự án trước thời hạn thì việc hoàn thiện việc kết nối hệ thống giao thông, tạo sự liên hoàn giữa giao thông đường sắt và đường bộ là không thể. Bên cạnh đó, việc di dời còn sớm thúc đẩy sự phát triển vùng lõi đô thị và khu vực phía tây bắc thành phố. Đặc biệt, với thời gian treo dự án 14 năm, việc cấp bách của công trình trọng điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân.

“Tuy nhiên, nói là nói vậy, năm 2017 đã sắp hết, chúng tôi vẫn phải đợi trước những lời hứa của lãnh đạo. Người dân mong giải toả sớm, tái định cư ổn định cuộc sống chứ không thể sống mãi thế này để đợi dự án” - chị Hanh chia sẻ.

Thuỳ Trang
TIN LIÊN QUAN

Nhà vệ sinh công cộng chốt khoá cả ngày, dân phóng uế ngay trước cửa

Dung Hà - Văn Thắng |

Dù đã được bàn giao và đưa vào sử dụng, nhưng nhiều nhà vệ sinh công cộng nằm trong dự án "đổi quảng cáo lấy 1000 nhà vệ sinh công cộng" luôn trong tình trạng "cửa đóng then cài", không đáp ứng được nhu cầu của người dân thủ đô. 

Người dân giữa Thủ đô sống chung với ô nhiễm nước thải, rác thải

TRẦN KIỀU |

Nhiều năm nay, người dân sống ở ngõ 100 Đội Cấn kéo dài đến đường Giang Văn Minh (quận Ba Đình, Hà Nội) phải sống trong tình trạng khốn khổ bởi mương thoát nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. 

HĐND TP.Đà Nẵng: Đề nghị thương lượng với nhà đầu tư, lấy lại đất mở đường cho dân xuống biển

Thanh Hải |

Các vấn đề chậm sửa chữa chung cư xuống thấp, dự án triển khai kéo dài, dự án bít đường ra biển, tai nạn giao thông tăng do xe tải ben chở đất đá gây ra, ô nhiễm môi trường ở các Nhà máy thép... được cử tri Đà Nẵng tiếp tục đặt ra "nóng bỏng" nghị trường sáng nay - 14.11.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Nhà vệ sinh công cộng chốt khoá cả ngày, dân phóng uế ngay trước cửa

Dung Hà - Văn Thắng |

Dù đã được bàn giao và đưa vào sử dụng, nhưng nhiều nhà vệ sinh công cộng nằm trong dự án "đổi quảng cáo lấy 1000 nhà vệ sinh công cộng" luôn trong tình trạng "cửa đóng then cài", không đáp ứng được nhu cầu của người dân thủ đô. 

Người dân giữa Thủ đô sống chung với ô nhiễm nước thải, rác thải

TRẦN KIỀU |

Nhiều năm nay, người dân sống ở ngõ 100 Đội Cấn kéo dài đến đường Giang Văn Minh (quận Ba Đình, Hà Nội) phải sống trong tình trạng khốn khổ bởi mương thoát nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. 

HĐND TP.Đà Nẵng: Đề nghị thương lượng với nhà đầu tư, lấy lại đất mở đường cho dân xuống biển

Thanh Hải |

Các vấn đề chậm sửa chữa chung cư xuống thấp, dự án triển khai kéo dài, dự án bít đường ra biển, tai nạn giao thông tăng do xe tải ben chở đất đá gây ra, ô nhiễm môi trường ở các Nhà máy thép... được cử tri Đà Nẵng tiếp tục đặt ra "nóng bỏng" nghị trường sáng nay - 14.11.