Trẻ trở thành “con mồi hồn nhiên” trong làn sóng video độc hại

Thế Lâm |

Trong những ngày truyền thông quốc tế dậy sóng vì sự trở lại của nhân vật ma quái Momo Challenge (Thử thách Momo) thể hiện trong nhiều clip trên YouTube, báo Guardian (Anh) đã đưa ra nhận xét về YouTube rằng “hệ thống này sinh ra để kiếm tiền và views, không phải để giáo dục trẻ em”.

Từ công khai và ẩn mặt…

Clip Momo Challenge trên YouTube chính là một video công khai hướng dẫn trẻ tự sát. Nó đã bị lên án ngay từ những ngày đầu xuất hiện trên YouTube vào tháng 8.2018. Và chính người dùng cùng với các phương tiện truyền thông quốc tế chứ không phải YouTube, đã phát hiện ra sự độc hại này và cuối cùng buộc Google phải có bước đi để thanh lọc Momo Challenge.

Thế nhưng, sự bình yên của thế giới trẻ thơ trên YouTube Kids nói riêng và YouTube nói chung chưa bao giờ kéo dài. Bởi trong mênh mông hàng triệu clip trên YouTube và YouTube Kids, những đối tượng có động cơ không trong sáng, muốn hù dọa hoặc lừa bịp trẻ thơ… đã dễ dàng thoát qua những bộ lọc tưởng qui mô nhưng cũng đầy lỗ hổng của YouTube, để thả những “mã độc” rình rập bẫy trẻ em – những đối tượng hồn nhiên trong sáng nhất và cũng dễ bị sa bẫy của chúng nhất.

Momo Challenge bị gỡ bỏ, nhưng nhân vật Momo mình người chân gà mắt lồi gây ám ảnh được lèn vào nhiều clip hoạt hình như Peppa Pig và Fortnite là những tựa clip và game được trẻ em yêu thích. Các em càng yêu thích, khi đụng phải hình ảnh nhân vật nửa người nửa gia cầm mắt lồi lại càng hoảng sợ và ám ảnh.

Chị N.H.A.S (viết tắt) viết trên Facebook đã mô tả: “Đoạn đầu sẽ là clip bài hát, nhân vật hoạt hình như bình thường, rồi sau đấy là những hành động bạo lực mà background vẫn là loại nhạc hoạt hình nên nếu không ngồi xem cùng con mà chỉ nghe tiếng sẽ không biết được”.

Trong khi đó, theo trang Pedimom, một nội dung hướng dẫn trẻ em tự rạch tay được lồng ghép vào những clip hoạt hình không phải là Momo Challenge, có không ít ngay trên trang dành cho trẻ em là YouTube Kids.

… đến những “con mồi hồn nhiên”

Câu chuyện về quái vật mắt lồi Momo không còn dừng lại ở trường hợp bé gái 12 tuổi tự tử ở Anh và hàng ngàn em bị ám ảnh và sợ hãi trước hình ảnh này mà không dám mở miệng nói với bố mẹ nữa. Nó đã gây nên những san chấn tâm lí, chèn vào những nội dung tin giả, lừa bịp với đủ chiêu trò từ những động cơ đen tối.

Chị N.H.A.S viết tiếp: “Thế giới này thật đáng sợ, hãy để ý con mình để không có việc đáng tiếc xảy ra”.

Theo nhiều chuyên gia về tâm lí, YouTube hay YouTube Kids bên cạnh các nội dung bổ ích cũng có không ít nội dung độc hại và nó đang trở thành môi trường đáng quan tâm để giữ cho trẻ tránh những cạm bẫy và ảnh hưởng đến tâm lí, tình cảm.

Nội dung hướng dẫn cắt cổ tay chèn trong clip hoạt hình (ảnh chụp màn hình).
Nội dung hướng dẫn cắt cổ tay chèn trong clip hoạt hình (ảnh chụp màn hình).

Sau những làn sóng tin giả, tin sai sự thật tràn lan trên YouTube khởi nguồi từ vài năm trước vẫn đang tiếp tục diễn ra, làn sóng video hướng dẫn tự sát, làm những việc nguy hại đối với trẻ và thế giới xung quanh các em lại đang trỗi dậy trên YouTube và cả YouTube Kids.

YouTube Kids cũng không còn là nơi có những nội dung an toàn 100% mà ẩn sau những vỏ bọc hoạt hình vui nhộn có không ít nội dung đang biến trẻ em trở thành những “con mồi hồn nhiên” và dễ bị gây hại nhất.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Dậy sóng vì "Thử thách Momo": YouTube có rũ bỏ trách nhiệm?

Khương Duy |

Sau hàng loạt cáo buộc liên quan đến những đoạn video mang tên "Thử thách Momo" được cho là có nội dung độc hại, thậm chí kêu gọi trẻ em tự sát, YouTube đã lên tiếng.

Những thảm kịch ám ảnh được cho là hậu quả của thử thách Momo

Thảo Anh (TH) |

Đứa bé 7 tuổi đập đầu vào tường để tự sát, đòi báo cảnh sát hay tự cắt trụi tóc... được cho là hậu quả của thử thách tự sát Momo.

Quái vật MoMo Challenger trở lại YouTube: Cảnh báo mới, nguy cơ cũ!

Thế Lâm |

Cuối cùng, sau làn sóng lạm dụng hình ảnh búp bê MoMo cho những nội dung gây ám ảnh và độc hại tràn lan trên YouTube, một động thái mới nhất là tác giả của búp bê này – họa sĩ điêu khắc Keisuke Aisawa (Nhật Bản) - đã phải khai tử MoMo trong tiếc nuối…

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Dậy sóng vì "Thử thách Momo": YouTube có rũ bỏ trách nhiệm?

Khương Duy |

Sau hàng loạt cáo buộc liên quan đến những đoạn video mang tên "Thử thách Momo" được cho là có nội dung độc hại, thậm chí kêu gọi trẻ em tự sát, YouTube đã lên tiếng.

Những thảm kịch ám ảnh được cho là hậu quả của thử thách Momo

Thảo Anh (TH) |

Đứa bé 7 tuổi đập đầu vào tường để tự sát, đòi báo cảnh sát hay tự cắt trụi tóc... được cho là hậu quả của thử thách tự sát Momo.

Quái vật MoMo Challenger trở lại YouTube: Cảnh báo mới, nguy cơ cũ!

Thế Lâm |

Cuối cùng, sau làn sóng lạm dụng hình ảnh búp bê MoMo cho những nội dung gây ám ảnh và độc hại tràn lan trên YouTube, một động thái mới nhất là tác giả của búp bê này – họa sĩ điêu khắc Keisuke Aisawa (Nhật Bản) - đã phải khai tử MoMo trong tiếc nuối…