Chủ tịch xã nói về bức ảnh trẻ em vùng cao ăn cơm với ve sầu

BẢO TRUNG |

Việc trẻ em vùng cao ở xã Vụ Bổn ăn ve sầu là chuyện hết sức bình thường, đây là phong tục, tập quán của người dân bản địa. Ngay cả lãnh đạo xã này cũng đã ăn ve sầu như lũ trẻ...

Trên mạng xã hội Facebook vừa lan truyền một vài bức hình miêu tả bữa ăn sáng với cơm nguội và ve sầu của 4 đứa trẻ (thôn 12, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, Đắk Lắk). Khi bố mẹ đi làm nương rẫy từ sáng sớm, những đứa trẻ này đi bắt ve sầu về làm thức ăn.

Những bức ảnh được chụp vào ngày Tết thiếu nhi 1.6 đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng mạng với hàng trăm lượt chia sẻ và comment. Nhiều người xót xa cho hoàn cảnh của lũ trẻ, gia đình thiếu thốn đến mức phải để chúng đi bắt ve sầu về ăn với cơm...

Bữa cơm sáng ăn kèm với ve sầu của trẻ em thôn 12, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, Đắk Lắk. Ảnh: Bùi Thuyên Phong
Bữa cơm sáng ăn kèm với ve sầu của trẻ em thôn 12, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, Đắk Lắk. Ảnh: Bùi Thuyên Phong
Bữa cơm sáng ăn kèm với ve sầu của trẻ em thôn 12, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, Đắk Lắk. Ảnh: Bùi Thuyên Phong

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Viết Nhượng - Chủ tịch UBND xã Vụ Bổn (huyện Krông Pắc), cho biết: ''Trẻ em ở xã chúng tôi vẫn thường bắt ve sầu, châu chấu, cào cào về ăn với cơm. Đây là phong tục, tập quán của người dân địa phương, không có gì lạ. Chính bản thân tôi cũng đã ăn ve sầu như lũ trẻ. Khu vực kể trên có nhiều đồng bào miền Bắc di cư tự do, họ chủ yếu làm nương rẫy để mưu sinh''.

Sau khi nhận được tin báo, chúng tôi đã ngay lập tức cắt cử người về khu vực này xác minh làm rõ. Hiện, gia đình các em vẫn còn thóc, gạo và 2 sào lúa nước, ông Nhượng thông tin.

Một đoạn đường trung tâm xã Vụ Bổn. Ảnh Bảo Trung
Một đoạn đường trung tâm xã Vụ Bổn. Ảnh Bảo Trung
Trẻ em xã Vụ Bổn đạp xe đến trường. Ảnh: Bảo Trung
Trẻ em xã Vụ Bổn đạp xe đến trường. Ảnh: Bảo Trung

Thống kê của UBND xã Vụ Bổn, toàn xã có 673 hộ nghèo, 199 hộ cận nghèo. Riêng khu vực thôn 12 có đến 158 hộ nghèo. Theo quan sát của phóng viên, xã này nằm ở khu vực vùng sâu, vùng xa của huyện Krông Pắc, đường xá khu vực này đi lại khó khăn và đời sống của người dân còn nhiều thiếu thốn.

Một đoạn đường xuống cấp nghiêm trọng ở xã Vụ Bổn. Ảnh: Bảo Trung
Một đoạn đường xuống cấp nghiêm trọng ở xã Vụ Bổn. Ảnh: Bảo Trung

Đại úy Lê Tấn Thành - Trưởng Công an xã Vụ Bổn thông tin: ''Công an huyện Krông Pắc đã cử người về xác minh vụ việc kể trên. Xã chúng tôi đúng là con nhiều hộ nghèo, nhưng không phải nghèo đến mức phải đi bắt ve sầu để ăn với cơm.

Gần 2 năm qua, tôi đã vận động những nhà hảo tâm mà mình quen biết, góp tiền mua tặng xe đạp cho một số em nhỏ có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn; trao tiền hỗ trợ cùng các nhu yếu phẩm cần thiết cho bà con thuộc diện hộ nghèo trên địa bàn''.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Học sinh vùng cao ''cẩn trọng'' đến trường sau thời gian nghỉ dịch

BẢO TRUNG |

Học sinh khối lớp 9, THPT và giáo dục thường xuyên (cấp THPT) ở Đắk Lắk đã đi học trở lại sau thời gian nghỉ dài ngày do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Thương cảm cảnh học sinh vùng cao ngồi học trên nền đất nhão nhoẹt

Nhóm CTV |

Thời điểm này, học sinh trên cả nước đã bắt đầu một năm học mới. Nếu ở thành phố, miền xuôi, học sinh được hưởng những điều kiện thuận lợi hơn thì nhiều nơi ở vùng sâu, vùng xa, không ít em vẫn phải chịu những thiệt thòi, khó khăn. Nhiều học sinh phải chân đất đi học; ngồi học trong căn phòng với nền đất nhão nhoẹt.

Vinamilk trao tặng trường học cho học sinh vùng cao tỉnh Quảng Ninh

Hạnh Anh |

Ngày 22.8, tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Lễ trao tặng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đồng Sơn và trao tặng sữa của Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Học sinh vùng cao ''cẩn trọng'' đến trường sau thời gian nghỉ dịch

BẢO TRUNG |

Học sinh khối lớp 9, THPT và giáo dục thường xuyên (cấp THPT) ở Đắk Lắk đã đi học trở lại sau thời gian nghỉ dài ngày do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Thương cảm cảnh học sinh vùng cao ngồi học trên nền đất nhão nhoẹt

Nhóm CTV |

Thời điểm này, học sinh trên cả nước đã bắt đầu một năm học mới. Nếu ở thành phố, miền xuôi, học sinh được hưởng những điều kiện thuận lợi hơn thì nhiều nơi ở vùng sâu, vùng xa, không ít em vẫn phải chịu những thiệt thòi, khó khăn. Nhiều học sinh phải chân đất đi học; ngồi học trong căn phòng với nền đất nhão nhoẹt.

Vinamilk trao tặng trường học cho học sinh vùng cao tỉnh Quảng Ninh

Hạnh Anh |

Ngày 22.8, tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Lễ trao tặng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đồng Sơn và trao tặng sữa của Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam.