Trẻ em sợ bạo lực tinh thần thông qua mạng xã hội

Thuỳ Trang |

Với mong muốn lắng nghe những ý kiến, nguyện vọng, đề xuất của các đại biểu trẻ em TP.Đà Nẵng như một nhân tố tích cực tham gia vào quá trình cải thiện các điều kiện sống và phát triển của trẻ em, mới đây, HĐND TP.Đà Nẵng đã tổ chức Chương trình Gặp mặt đại biểu trẻ em thành phố với chủ đề “Lắng nghe trẻ em nói”.

Mạng xã hội tạo nên áp lực tinh thần lớn với học sinh

Chương trình có sự tham gia của 120 đại biểu trẻ em tại 7 quận, huyện, đại biểu trẻ em đại diện thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt.

Tại đây, em Kim Loan, học sinh quận Hải Châu nêu lên thực trạng, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, Internet, nhiều bạn hiện nay có tiếp nhận thông tin xấu dẫn đến suy nghĩ nông nổi, tiêu cực hay chia bè phái, bôi nhọ lẫn nhau trên mạng xã hội gây ra những điều không tốt.

Cùng chung ý kiến về vấn đề này, em Ái Thi, học sinh quận Thanh Khê cho rằng, việc sử dụng mạng xã hội đang trở thành thói quen, được hình thành từ rất sớm ở độ tuổi học sinh hiện nay. Điều này dẫn đến mặt tiêu cực là vấn đề bạo lực học đường bây giờ không chỉ là bạo lực thân thể mà còn là bạo lực tinh thần. Một học sinh có thể trở thành đối tượng bị tấn công trên các nền tảng mạng xã hội.

“Chúng em mong muốn hoạt động truyền thông về an toàn mạng xã hội sẽ được đẩy mạnh, có giải pháp trong việc tương tác giữa bố mẹ, con cái để hiểu về mặt tiêu cực và tích cực của mạng xã hội” - Ái Thi chia sẻ.

Gia Hân, học sinh quận Liên Chiểu, nêu ý kiến, nhiều bạn ở độ tuổi vị thành niên hiện nay có nhiều suy nghĩ bị giữ trong lòng quá lâu do các bạn bị áp lực, tổn thương mà không biết chia sẻ với ai, ai sẽ lắng nghe và hiểu được.

“Điều đó dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực. Nhiều trường hợp đã chọn cách giải quyết rất đau lòng. Em mong rằng thành phố có thể xây dựng trung tâm tư vấn tâm lý tuổi vị thành viên để các bạn có nơi để chia sẻ, tránh được suy nghĩ tiêu cực hay mắc các bệnh trầm cảm…” - Gia Hân đề xuất.

Khoe điểm con lên Facebook, cha mẹ chưa hẳn quan tâm đến con

Bà Nguyễn Thu Phương - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chia sẻ, Internet và mạng xã hội là thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 và có nhiều ưu điểm để các em học sinh có thể khai thác phục vụ học tập. Tuy nhiên, nó cũng có những mặt trái. Khi giao tiếp trên mạng xã hội, một người nói thì có cả triệu người nghe. Các em có thể trình bày quan điểm, chính kiến của mình nhưng nhưng hành động không hay, cử chỉ không đẹp thì ảnh hưởng đến người khác.

Vì vậy, việc đầu tiên là mỗi học sinh cần cân nhắc lời nói của bản thân, điều mình không muốn nghe thì không nên nói về người khác.

Bên cạnh đó, các em cũng cần có kiến thức về pháp luật như không được sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác trên mạng xã hội, bảo vệ quyền nhân thân của người thân, bạn bè và bản thân như không thông tin ngày tháng năm sinh, nơi ở, việc đi lại, học tập, điểm học của các em.

Hiện nay điểm số không còn là đánh giá học tập của một học sinh thì các em cũng không nên đưa lên mạng xã hội để tránh làm tổn thương người khác. Đặc biệt, gia đình, nhà trường và xã hội phải cùng tuyên truyền làm thế nào để dùng mạng xã hội an toàn. Tuyên truyền với học sinh rồi còn phải tuyên truyền cho cả phụ huynh nữa.

“Sở sẽ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để tăng cường hơn trong việc này. Tổng đài 1022 của thành phố cũng là một kênh tiếp nhận thông tin về quyền trẻ em, các em có thể liên lạc những kênh này. Hiện nay, thông tin xấu chiếm 10%, dù không quá nhiều nhưng cũng tác động đến học sinh do tâm lý tò mò” - bà Phương cho hay.

Phát biểu về vấn đề này, ông Lương Nguyễn Minh Triết - Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng nhìn nhận, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, việc học tập, môi trường vui chơi giải trí, tâm sinh lý, vấn đề xã hội liên quan đến trẻ em mà các ban, ngành phải lắng nghe, tìm giải pháp.

“Áp lực học tập lớn quá, không ai chia sẻ, thậm chí các em nhảy từ lầu cao xuống là những câu chuyện rất đau lòng mà chúng ta phải quyết liệt để không xảy ra trên địa bàn thành phố. Cha mẹ nào cũng muốn con học giỏi, đến cuối kỳ đưa điểm của con lên mạng xã hội. Tôi thấy cũng chỉ phục vụ cho mong muốn cá nhân chứ không phải là đồng cảm, thấu hiểu với các em. Chia sẻ niềm vui nhưng nếu làm không đúng có thể khiến các em khác bị tổn thương.

Việc tuyên truyền, giáo dục cho phụ huynh cũng rất quan trọng. Tư vấn tâm lý học đường, dù được quan tâm nhưng chủ yếu chỉ đang có ở trường THPT. Các ban ngành và địa phương phải xem ở cấp tiểu học, THCS có cần hay không, phải đa dạng các hình thức, cách thức để các em tiếp cận, tránh xảy ra những trường hợp rất đau lòng như thời gian qua” - ông Triết nói.

Thuỳ Trang
TIN LIÊN QUAN

Cần chủ động trao đổi với con cái để cảnh báo lừa đảo qua mạng xã hội

An Thượng |

Phú Yên - Tin theo quảng cáo, mời chào "việc làm nhẹ, lương cao", liên tiếp 2 thanh thiếu niên ở Phú Yên bị lừa đảo, đưa sang Campuchia rồi đòi tiền chuộc. Rất may, cả 2 đã được giải cứu thành công, nhưng đây là lời cảnh báo đối với mọi gia đình. Bởi nếu không kiểm soát được việc dùng mạng internet, điện thoại thông minh, thì ít nhất, các bậc phụ huynh phải thường xuyên nhắc nhỡ, cảnh báo vấn nạn lừa đảo với con cái để chủ động phòng tránh.

Tiếp tục nhận diện và kiểm định đầy đủ các hành vi bạo lực gia đình

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, dự thảo Luật trình lần này đã phân loại ra 4 nhóm lĩnh vực về bạo lực gia đình. Trên cơ sở góp ý của các đại biểu, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục nhận diện và kiểm định đầy đủ các hành vi này.

Cha mẹ ép con học quá nhiều hoặc chửi mắng con học kém là bạo lực gia đình

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định hành vi ép con học là một trong những hành vi bạo lực gia đình sẽ góp phần phòng ngừa, xử lý dẫn đến xoá bỏ bệnh thành tích trong môi trường gia đình.

Phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Hương Mai |

Trong bối cảnh đất nước hiện nay, những giá trị, ý nghĩa của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 càng phải được đề cao.

Nghi phạm cướp cửa hàng Thế giới di động mua súng trên mạng xã hội

Long Nguyễn |

Vĩnh Phúc - Do đánh hơn 4.000 điểm lô và thua hết số tiền đã vay nên đối tượng đã lấy khẩu súng hơi mua trên mạng xã hội để mang đi đe dọa, cướp tài sản.

Khách Tây gợi ý hành trình khám phá một Vịnh Hạ Long rất khác

Minh Anh |

Dưới đây là hành trình ghé thăm những địa điểm ít người biết tới, vẫn còn giữ nguyên nét đẹp nguyên sơ, mộc mạc ở Vịnh Hạ Long, giúp du khách khám phá kỳ quan thiên nhiên này "đỉnh" như dân bản địa.

Ông Park Hang-seo liệu có thành công nếu dẫn dắt tuyển Thái Lan, Indonesia?

NGUYỄN ĐĂNG |

Khi còn làm việc tại Việt Nam, VFF và VPF có thể sắp xếp, điều chỉnh lịch thi đấu các giải quốc nội để ông Park Hang-seo có điều kiện tập hợp lực lượng tốt nhất, nhưng nếu sang Thái Lan làm việc, điều đó sẽ không xảy ra.

Dịch vụ lái xe hộ đắt hàng, dân nhậu chi thêm vài trăm nghìn để "né" CSGT

Hải Danh |

Thời gian gần đây, CSGT đang đẩy mạnh công tác kiểm tra nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vì vậy, nhiều người đã lựa chọn dịch vụ thuê lái xe hộ sau khi uống rượu bia.

Cần chủ động trao đổi với con cái để cảnh báo lừa đảo qua mạng xã hội

An Thượng |

Phú Yên - Tin theo quảng cáo, mời chào "việc làm nhẹ, lương cao", liên tiếp 2 thanh thiếu niên ở Phú Yên bị lừa đảo, đưa sang Campuchia rồi đòi tiền chuộc. Rất may, cả 2 đã được giải cứu thành công, nhưng đây là lời cảnh báo đối với mọi gia đình. Bởi nếu không kiểm soát được việc dùng mạng internet, điện thoại thông minh, thì ít nhất, các bậc phụ huynh phải thường xuyên nhắc nhỡ, cảnh báo vấn nạn lừa đảo với con cái để chủ động phòng tránh.

Tiếp tục nhận diện và kiểm định đầy đủ các hành vi bạo lực gia đình

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, dự thảo Luật trình lần này đã phân loại ra 4 nhóm lĩnh vực về bạo lực gia đình. Trên cơ sở góp ý của các đại biểu, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục nhận diện và kiểm định đầy đủ các hành vi này.

Cha mẹ ép con học quá nhiều hoặc chửi mắng con học kém là bạo lực gia đình

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định hành vi ép con học là một trong những hành vi bạo lực gia đình sẽ góp phần phòng ngừa, xử lý dẫn đến xoá bỏ bệnh thành tích trong môi trường gia đình.