Trách nhiệm người đứng đầu gắn với giải phóng mặt bằng

Văn Nguyễn - Minh Hạnh |

Trao đổi với Báo Lao Động, các chuyên gia và chủ đầu tư nhiều công trình xây dựng hạ tầng sử dụng vốn nhà nước chỉ ra hàng loạt những vướng mắc, bất cập trong công tác giải phóng mặt bằng. Ngoài sự vênh nhau và thiếu thống nhất trong chính sách cũng như giá đền bù đất, trách nhiệm của chính quyền địa phương có dự án đi qua khi thực hiện giải phóng mặt bằng được cho là điểm mấu chốt có thể giải quyết dứt điểm tình trạng ỳ trệ này....

Đền bù, giải tỏa gặp khó vì giá đất vênh nhau

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Đặng Tiến Thắng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn - thừa nhận thực tế các nhà đầu tư dự án hạ tầng giao thông gặp rất nhiều khó khăn trong công tác GPMB.

Với cơ chế thí điểm tách GPMB ra khỏi dự án đầu tư, thậm chí trở thành một dự án độc lập mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Chính phủ, ông Thắng cho rằng, việc giao chủ đầu tư GPMB cho các địa phương là rất hợp lý và địa phương phải là đơn vị chịu trách nhiệm cho công tác này.

Cụ thể, tại dự án cao tốc Bắc - Nam đang được triển khai cũng đang thí điểm giao việc GPMB về một số địa phương và thực tế các địa phương cũng có thể nâng cao vị thế của mình khi làm tốt công tác này. Việc bàn giao mặt bằng sớm sẽ giúp các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công dự án và khi công trình sớm đưa vào khai thác, các chỉ số kinh tế của địa phương cũng như của khu vực sẽ phát triển, giúp các địa phương hưởng lợi.

“Cách nhìn mới về GPMB để xây dựng các dự án hạ tầng giao thông sẽ mở ra cơ hội sinh lợi xung quanh hai bên đường, giúp địa phương có thể thu lợi khi tổ chức đấu thầu đất đai dọc hành lang đường. Đồng thời mở mang kinh tế, phát triển kinh tế địa phương với các khu công nghiệp, kinh tế dịch vụ” - ông đánh giá.

Ngược lại nếu công tác GPMB làm chậm, dự án bị kéo dài tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình (thi công không đồng bộ) do các nguyên nhân kéo theo như trượt giá nguyên vật liệu dẫn đến đội vốn…

Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn cho rằng, hiện có tình trạng 2 địa phương sát nhau (ví dụ như Lạng Sơn và Bắc Giang) có tính chất địa lý giống nhau nhưng đơn giá đền bù khác nhau dẫn đến việc đền bù, giải tỏa mặt bằng gặp khó khăn.

“Cần xây dựng khung chính sách chung, chứ không thể có khung chính sách đền bù khác nhau được vì nếu như vậy dễ gây khiếu kiện của người dân và gây nhiều khó khăn trong GPMB” - ông Thắng đề xuất.

Trong khi đó, ông Phạm Văn Minh - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án 6 (Bộ GTVT) - cho hay, để thi công Cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đạt tiến độ đề ra, yêu cầu mặt bằng sạch là quan trọng nhất. Cụ thể tại đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An hiện GPMB được xấp xỉ 41,38/43,47km (đạt 95,1%), còn khoảng 2km địa phương cam kết sẽ bàn giao cho nhà thầu thi công trong tháng 11.2021.

“Nếu không đảm bảo mặt bằng đúng tiến độ, dự án sẽ buộc phải thi công theo kiểu “xôi đỗ” và có thể sẽ không về đích đúng tiến độ" - ông Minh nói.

Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án 6 cũng chỉ ra nhiều bất cập trong công tác GPMB, trong đó đáng chú ý là trách nhiệm của chính quyền địa phương.

“Nhiều khi lãnh đạo địa phương cứ nghe lãnh đạo huyện, xã báo cáo đã GPMB xong. Nhưng trên thực tế không xong, hoặc nhiều khi dân thấy nhà thầu bắt đầu thi công lại ra… xin thêm”. Như tại dự án Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua tỉnh Thanh Hoá, ông Minh dẫn chứng, chính quyền địa phương báo cáo chỉ còn 19 hộ chưa bàn giao nhưng khi kiểm tra thực tế còn tới 49 hộ. Việc này khiến công trường thi công kiểu “xôi đỗ” vì không có mặt bằng nên đơn vị thi công cũng không thể thi công đồng loạt cùng lúc được.

Cũng theo ông Minh, nhiều khi công tác đền bù GPMB xong rồi nhưng người dân vẫn không bàn giao với những lý do như cần thêm tiền hỗ trợ di dời, hỗ trợ chỗ ở mới… buộc huyện phải báo cáo tỉnh và tỉnh trả lời “không” dẫn đến việc đơn vị thi công bị dừng lại và tiến độ sẽ chậm.

“Cả công trường rộng lớn nhưng nhiều khi đang thi công chỉ gặp 3-4 nhà dân không cho thực hiện và kiện cáo khiến công trường lại phải dừng lại" - ông Minh chia sẻ.

Mấu chốt ở quyết tâm của các địa phương

Các dự án thành phần nói trên nằm trong tổng thể dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông là dự án trọng điểm quốc gia trong 5 năm tới và được kỳ vọng sẽ là dự án mẫu mực trong quản lý, giám sát, tổ chức thi công cũng như đảm bảo chất lượng, tiến độ.

Theo kế hoạch ban đầu, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) ở 11 dự án thành phần sẽ hoàn thành ngay trong năm 2020 để có thể bàn giao cho các đơn vị thi công.

Tuy nhiên cho đến tháng 6.2021, chính quyền các địa phương mới bàn giao được hơn 97,2% khối lượng và vẫn còn lại hơn 18km chưa có mặt bằng sạch. Ngay trong phạm vi mặt bằng bàn giao vẫn còn những vướng mắc cần tiếp tục giải quyết trong quá trình thi công giữa chủ đầu tư dự án thành phần và chính quyền địa phương có dự án đi qua.

Theo thống kê của Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT), phần mặt bằng còn lại của các dự án chưa bàn giao chủ yếu do địa phương chưa hoàn thành công tác xây dựng khu tái định cư, chưa di dời hạ tầng kỹ thuật.

Đến cuối tháng 10.2021, Thứ trưởng Bộ GTVT - ông Nguyễn Duy Lâm - cho biết, công tác GPMB các dự án thành phần mới đạt 98,8%. Như vậy nếu so với thời điểm giữa tháng 9.2021, các địa phương bàn giao mặt bằng cho dự án thêm được 2,9km, phần mặt bằng còn lại chưa bàn giao khoảng 7,6km và chủ yếu tập trung tại các tỉnh Nghệ An và Khánh Hòa.

Trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội mới đây, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể nhìn nhận, các tồn tại, vướng mắc chủ yếu trong GPMB ở cao tốc Bắc - Nam do chậm trễ trong công tác di dời hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các khu tái định cư.

Đáng chú ý, một số dự án gặp vướng mắc cục bộ do khiếu kiện, tranh chấp, người dân khiếu nại về đơn giá, chính sách bồi thường. Thực tế này đòi hỏi các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương phải nỗ lực và có trách nhiệm rất lớn trong việc tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận với chính sách đền bù, hỗ trợ thu hồi đất để giải quyết dứt điểm vướng mắc trong công tác GPMB, tái định cư.

Trước đó theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, dù có nhiều nguyên nhân tồn tại cố hữu từ lâu như vướng mắc trong GPMB làm ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân dự án sử dụng vốn nhà nước nhưng bài học rút ra là các cấp, các ngành phải nâng cao trách nhiệm hơn nữa trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công. Mỗi bộ, cơ quan trung ương và địa phương sẽ là đơn vị trực tiếp đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất đối với từng dự án do bộ, địa phương thực hiện.

Đề án thí điểm tách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB ra khỏi dự án đầu tư mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Chính phủ, trong đó, nhấn mạnh việc thí điểm nhằm phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền từng cấp, từng ngành trong từng giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giảm chi phí; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

Văn Nguyễn - Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Ngăn trục lợi, tham nhũng trong đền bù giải phóng mặt bằng

Văn Nguyễn - Đặng Tiến |

Đề xuất việc tách giải phóng mặt bằng (GPMB) ra khỏi dự án đầu tư nhận được nhiều ủng hộ bởi đây là hướng đi rất mới có thể giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án sử dụng vốn nhà nước, giúp hóa giải tình trạng hàng nghìn dự án trên cả nước đang chậm tiến độ do những nút thắt về mặt bằng. Song nếu không có cơ chế hỗ trợ địa phương cũng như chính sách giá đất nhất quán, bản thân dự án GPMB cũng sẽ gặp tình trạng ỳ trệ, thậm chí bị lợi dụng, trục lợi chính sách.

Chậm tiến độ ở hơn 1.000 dự án: Phải gỡ "nút thắt" giải phóng mặt bằng

Văn Nguyễn |

Hàng nghìn dự án chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm sau thời hạn phải đưa vào vận hành, thậm chí bị nhà thầu thi công đòi bồi thường hàng trăm triệu USD do chậm bàn giao mặt bằng là một bài học đau xót với các dự án hạ tầng quy mô hàng nghìn tỉ đồng đang được triển khai trên khắp cả nước. Những vướng mắc phát sinh chủ yếu từ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đặt ra bài toán phải có một hướng tiếp cận và cách xử lý hoàn toàn mới với vấn đề tưởng như quá cũ này.

Giải phóng mặt bằng: Dân nói chưa nhận, xã nói không đủ điều kiện đền bù

Thanh Chung |

Nhiều người dân ở Quảng Nam tập trung phản đối doanh nghiệp chưa đền bù đã san ủi mặt bằng thi công dự án. Trong khi đó, doanh nghiệp và chính quyền địa phương khẳng định đất này không thuộc diện đền bù.

TPHCM: Ỳ ạch giải phóng mặt bằng tuyến metro số 2

MINH QUÂN |

Tiến độ giao mặt bằng tại dự án tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đạt hơn 79%. Vướng mắc về thủ tục và ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến công tác giải phóng mặt bằng tuyến metro số 2 trong năm nay gần như “giậm chân tại chỗ”, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch hoàn thành dự án vào năm 2026.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Ngăn trục lợi, tham nhũng trong đền bù giải phóng mặt bằng

Văn Nguyễn - Đặng Tiến |

Đề xuất việc tách giải phóng mặt bằng (GPMB) ra khỏi dự án đầu tư nhận được nhiều ủng hộ bởi đây là hướng đi rất mới có thể giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án sử dụng vốn nhà nước, giúp hóa giải tình trạng hàng nghìn dự án trên cả nước đang chậm tiến độ do những nút thắt về mặt bằng. Song nếu không có cơ chế hỗ trợ địa phương cũng như chính sách giá đất nhất quán, bản thân dự án GPMB cũng sẽ gặp tình trạng ỳ trệ, thậm chí bị lợi dụng, trục lợi chính sách.

Chậm tiến độ ở hơn 1.000 dự án: Phải gỡ "nút thắt" giải phóng mặt bằng

Văn Nguyễn |

Hàng nghìn dự án chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm sau thời hạn phải đưa vào vận hành, thậm chí bị nhà thầu thi công đòi bồi thường hàng trăm triệu USD do chậm bàn giao mặt bằng là một bài học đau xót với các dự án hạ tầng quy mô hàng nghìn tỉ đồng đang được triển khai trên khắp cả nước. Những vướng mắc phát sinh chủ yếu từ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đặt ra bài toán phải có một hướng tiếp cận và cách xử lý hoàn toàn mới với vấn đề tưởng như quá cũ này.

Giải phóng mặt bằng: Dân nói chưa nhận, xã nói không đủ điều kiện đền bù

Thanh Chung |

Nhiều người dân ở Quảng Nam tập trung phản đối doanh nghiệp chưa đền bù đã san ủi mặt bằng thi công dự án. Trong khi đó, doanh nghiệp và chính quyền địa phương khẳng định đất này không thuộc diện đền bù.

TPHCM: Ỳ ạch giải phóng mặt bằng tuyến metro số 2

MINH QUÂN |

Tiến độ giao mặt bằng tại dự án tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đạt hơn 79%. Vướng mắc về thủ tục và ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến công tác giải phóng mặt bằng tuyến metro số 2 trong năm nay gần như “giậm chân tại chỗ”, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch hoàn thành dự án vào năm 2026.