TP.Hồ Chí Minh sắp hoàn thành các dự án nghìn tỉ: Liệu có hết ngập?

Huyền Trân - Minh Quân |

Thông tin về dự án chống ngập do triều cường 10.000 tỉ đồng đang gấp rút hoàn thành vào tháng 10.2020 và dự án 500 tỉ đồng nâng đường giải cứu “rốn ngập” Nguyễn Hữu Cảnh xong vào 4.2021 đang được người dân TPHCM rất mong chờ. Tuy nhiên qua tìm hiểu thực tế cho thấy, dù các dự án nghìn tỉ này có hoàn thành, TPHCM vẫn chưa thoát khỏi cảnh ngập lụt.

Đường hết ngập, nguy cơ nhà dân thành... bể bơi

Khoảng 2 năm nay, thành phố thuê hẳn một công ty giải quyết việc ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh bằng cách bơm nước ra sông mỗi khi có mưa lớn (với giá khoảng 14 tỉ đồng/năm). Thực tế, việc giải quyết ngập bằng máy bơm cũng chỉ giải quyết ngập cục bộ ở một khu vực nhất định, còn nhiều khu vực khác trên tuyến vẫn ngập nặng, nên người dân ví đường Nguyễn Hữu Cảnh là “rốn ngập” của TPHCM.

Để xử lý dứt điểm ngập ở đường Nguyễn Hữu Cảnh, TPHCM đã quyết định chi gần 500 tỉ đồng nâng cấp toàn bộ tuyến đường: mặt đường Nguyễn Hữu Cảnh được nâng lên từ 30-50cm. Riêng đoạn trước khu vực tòa nhà The Manor đến dạ cầu Sài Gòn có nơi phải nâng lên đến 1,2m. Dự án được triển khai từ tháng 10.2019, dự kiến hoàn thành cuối năm 2020 nhưng do bị chậm tiến độ nên chủ đầu tư lùi thời gian hoàn thành vào tháng 4.2021.

Ông Nguyễn Vĩnh Ninh - Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (chủ đầu tư dự án), khẳng định, khi nâng cấp xong thì đường Nguyễn Hữu Cảnh sẽ hết ngập. Bởi với 2 cửa xả ra kênh Văn Thánh (không bị tác động bởi triều cường), sẽ thoát nước tốt.

Khi nghe tin dự án làm xong hết ngập, người dân cảm thấy phấn khởi vì sắp thoát khỏi cảnh bì bõm. Đường bị ngập, sau khi nâng lên 30-50cm, thậm chí có đoạn nâng lên 1,2m thì đường có thể sẽ hết ngập. Tuy nhiên, đó là số phận “tươi sáng” của con đường, còn số phận những hộ dân xung quanh sau khi nâng đường thì sao?

Qua tìm hiểu của PV, tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh được nâng nền sẽ dẫn đến hệ lụy nhà dân dọc 2 bên sẽ thấp hơn mặt đường. Khảo sát sơ bộ cho thấy, sau khi dự án hoàn thành sẽ có khoảng 130 hộ dân bị trũng hơn so mặt đường. Cụ thể có 63 hộ dân có nhà thấp hơn đường 15cm, 68 hộ dân có nhà thấp hơn mặt đường từ 30-50cm.

Anh Nguyễn Văn Dũng, sống tại con hẻm bên hông toà nhà The Manor (KP.4, P.22, Q.Bình Thạnh), cho biết hiện nay mỗi lần mưa lớn tuyến hẻm này đã ngập kinh khủng, nếu người dân không chủ động kê đồ đạc thì nước tràn vào sẽ làm hư hỏng hết. “Khi đoạn đường Nguyễn Hữu Cảnh  nâng cao lên 1,2m thì con hẻm và nhà dân ở khu vực này chắc thành bể bơi mất. Hiện chúng tôi bối rối cũng chưa có phương án gì  xử lý. Không thể đường ngập thì nâng lên để nước chảy vào nhà dân được, đó là cách xử lý không hiệu quả, không căn cơ” - anh Dũng nói.

Dự án 10.000 tỉ: Có thể hết ngập hoặc có thể... không

Một dự án chống ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) có tổng kinh phí đầu tư lên đến gần 10.000 tỉ đồng cũng đang trong giai đoạn nước rút để hoàn thành vào tháng 10.2020. Với dự án này, thành phố hy vọng giải quyết ngập do triều cường cho vùng diện tích 570km² với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TPHCM. Theo ông Vũ Văn Điệp - Giám đốc Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật TPHCM (thuộc Sở Xây dựng TPHCM), dự án này hoàn thành sẽ giải quyết cơ bản tình trạng ngập do triều và ngập do mưa kết hợp với triều cường cho khu vực trung tâm thành phố và các quận 7,8 và huyện Nhà Bè.

Kỳ vọng là một chuyện, còn có hết ngập hay không lại là chuyện khác. Ngay cả người trong cuộc là ông Nguyễn Tâm Tiến - Giám đốc Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 (đơn vị thực hiện dự án) khi trao đổi với báo chí mới đây cũng đã cho rằng: “Có thể hết ngập hoặc có thể... không”. Vì theo ông Tiến, nước phải thoát ra ngoài kênh, sông được thì mới phát huy được hiệu quả dự án 10.000 tỉ đồng này. Nếu như cống nghẹt, nước ngập trong tuyến đường nào đó thì không thể đổ lỗi cho dự án. Nhiệm vụ chính của dự án là ngăn triều, hỗ trợ tiêu thoát nước.

“Dự án chúng tôi đang làm thuộc Quy hoạch 1547 (Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng TPHCM-PV), nhiệm vụ chính là ngăn triều, hỗ trợ tiêu thoát nước. Nếu các dự án theo Quy hoạch 752 (Quy hoạch thoát nước mưa trong nội thành-PV) chưa hoàn thiện, hệ thống cống, kênh rạch không được khơi thông thì hệ thống cống ngăn triều cũng không thể hoạt động hiệu quả. Do đó, người dân không nên hiểu nhầm dự án hoàn thành là TPHCM sẽ hết ngập” -  ông Tiến lý giải thêm.

Ông Vũ Văn Điệp - Giám đốc Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật TPHCM - thừa nhận, hệ thống thoát nước hiện nay của thành phố không đáp ứng được yêu cầu. TPHCM thực hiện các dự án thoát nước đô thị theo quy hoạch 752 với mục tiêu chống ngập cho khu vực trung tâm rộng 581km2, bằng việc đầu tư phát triển 6.000km cống, nạo vét 4.369km kênh, rạch và xây dựng hồ điều tiết. Tuy nhiên, đến nay, TPHCM thực hiện chưa được 50% khối lượng công việc.  Ông Điệp cũng cho biết thêm, tổng cộng kinh phí thành phố đã đầu tư cho công tác chống ngập giai đoạn 2016 - 2020 là 25.998 tỉ đồng.

Qua đó có thể rằng, để giải quyết bài toán ngập, thành phố cần quyết liệt thực đồng bộ cùng lúc nhiều giải pháp như cải tạo, xây thêm hệ cống thống thoát nước, làm hồ điều tiết, khơi thông kênh rạch… chứ nếu chỉ  trông chờ vào mỗi dự án 10.000 tỉ hay nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh thì chưa phát huy hiệu quả.

Sở Xây dựng TPHCM vừa trình UBND TPHCM đề án chống ngập và xử lý nước thải tại TPHCM giai đoạn 2020-2045, cùng kế hoạch chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020-2030. Trong đó, Sở Xây dựng đề xuất thực hiện hoàn thiện các dự án nạo vét kênh rạch, cống thoát nước, xây dựng các khu vực trữ nước nhằm giải quyết bài toán thoát nước mưa, nước mặt, đồng bộ cùng công trình kiểm soát ngập do triều...

Huyền Trân - Minh Quân
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng sẽ vận hành tháng 10.2020

MINH QUÂN |

Chủ đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng khẳng định, nếu được bàn giao mặt bằng cuối tháng 5 thì sẽ đẩy nhanh tiến độ, khánh thành dự án vào tháng 10.2020.

Cận cảnh dự án chống ngập 10.000 tỉ ở TPHCM sau gần 4 năm thi công

MINH QUÂN |

Sau gần 4 năm khởi công, dự án "Giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến biến đổi khí hậu giai đoạn 1" với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng đã hoàn thành 77% tiến độ.  Sau Tết, hơn 1.000 công nhân, kỹ sư và máy móc đang gấp rút thi công trên toàn bộ công trình để dự án có thể hoàn thành cuối năm 2020.

Vướng mặt bằng, dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng nguy cơ trễ hẹn

M.Q |

Khả năng cao dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng ở TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục phải lùi tiến độ về đích do một số quận, huyện chưa kịp bàn giao mặt bằng như thời điểm cam kết.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

TPHCM: Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng sẽ vận hành tháng 10.2020

MINH QUÂN |

Chủ đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng khẳng định, nếu được bàn giao mặt bằng cuối tháng 5 thì sẽ đẩy nhanh tiến độ, khánh thành dự án vào tháng 10.2020.

Cận cảnh dự án chống ngập 10.000 tỉ ở TPHCM sau gần 4 năm thi công

MINH QUÂN |

Sau gần 4 năm khởi công, dự án "Giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến biến đổi khí hậu giai đoạn 1" với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng đã hoàn thành 77% tiến độ.  Sau Tết, hơn 1.000 công nhân, kỹ sư và máy móc đang gấp rút thi công trên toàn bộ công trình để dự án có thể hoàn thành cuối năm 2020.

Vướng mặt bằng, dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng nguy cơ trễ hẹn

M.Q |

Khả năng cao dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng ở TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục phải lùi tiến độ về đích do một số quận, huyện chưa kịp bàn giao mặt bằng như thời điểm cam kết.