TPHCM vào cuộc trị bệnh ì ạch giải ngân vốn đầu tư công

MINH QUÂN |

Trước thực trạng ì ạch giải ngân vốn đầu tư công, ngày 20.10, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị chuyên đề đầu tư công để làm rõ nguyên nhân, đưa ra giải pháp và xử lý trách nhiệm với đơn vị, cá nhân liên quan.

Nghịch lý có tiền không tiêu được

Cảng Cát Lái (TP Thủ Đức) mang lại nguồn thu ngân sách lớn nhất cho TPHCM, nơi tập trung khoảng 70% lượng container xuất, nhập khẩu cả nước nhưng các con đường quanh cảng cũng là nơi ùn tắc nghiêm trọng và nhiều tai nạn nhất thành phố. Thấy rõ áp lực này, từ năm 2016, TPHCM đã chi 1.998 tỉ đồng để xây hệ thống cầu vượt và hầm chui ở vòng xoay Mỹ Thủy. Dự án được bố trí vốn từ sớm nhưng liên tục gặp khó trong quá trình thực hiện dẫn tới tiến độ chậm và đội vốn lên 3.622 tỉ đồng. Năm nay, dự án này được bố trí 1.044 tỉ đồng để bồi thường, tái định cư nhưng đến giờ chưa giải ngân được đồng nào.

Gần đó, dự án mở rộng đường Đồng Văn Cống dài gần 3km, từ cầu Giồng Ông Tố 2 đến nút giao Mỹ Thủy được khởi công tháng 2.2020 với tổng vốn khoảng 42 tỉ đồng và dự kiến hoàn thành sau 9 tháng, nhưng mới thi công hơn 10% thì nhà thầu đã dừng thi công từ năm 2022. Tương tự, việc mở rộng 2,5km đường Lương Định Của với tổng vốn 800 tỉ đồng, sau 8 năm thi công vẫn dang dở.

Khi đề xuất Trung ương giao vốn trung hạn, TPHCM luôn nằm trong nhóm địa phương “khát vốn” lớn như giai đoạn 2016-2020, nhu cầu của thành phố là 360.000 tỉ đồng, thực tế chỉ được bố trí 150.000 tỉ đồng, tức 52%. Giai đoạn 2021-2025, số vốn Trung ương duyệt chỉ khoảng 142.000 tỉ đồng trên 672.000 tỉ đồng nhu cầu vốn.

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, có tiền thành phố cũng không tiêu được, thể hiện ở kết quả giải ngân thấp. Trong 9 tháng năm nay, thành phố mới giải ngân 20.523 tỉ đồng (đạt hơn 30%) trong tổng số vốn được phân bổ là 68.487 tỉ đồng.

Nhiều lý do chậm, vấn đề là giải quyết thế nào?

Lý giải cho sự chậm trễ của các dự án đầu tư công, nguyên nhân đầu tiên và lớn nhất được TPHCM cũng như các chủ đầu tư dự án nêu ra là giải phóng mặt bằng (GPMB). Năm 2023, TPHCM có 271 dự án bồi thường có vốn gần 27.000 tỉ đồng (chiếm 39% tổng vốn đầu tư công), bao gồm 116 dự án của năm 2022 chuyển qua và 155 dự án mới của năm nay. Tính đến ngày 13.9, TPHCM giải ngân 11.625 tỉ đồng, tương đương hơn 43% vốn bồi thường. Đến nay vẫn còn khoảng 100 dự án chưa giải ngân đồng nào.

Là đơn vị được TPHCM bố trí nhiều vốn nhất năm nay - gần 20.000 tỉ đồng, tương đương 30% tổng vốn đầu tư công toàn thành phố, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các Công trình giao thông TPHCM (TCIP) mới giải ngân được hơn 30% vốn được bố trí.

Ông Lương Minh Phúc - Giám đốc TCIP - cho biết, hiện đơn vị có 53 dự án có cấu phần bồi thường, trong đó có 20 dự án chiếm tỉ trọng lớn khoảng 2.000 tỉ đồng. Hiện một số dự án trọng điểm đang vướng mặt bằng như mở rộng Quốc lộ 50, đường Lương Định Của…

Tiến sĩ Trần Quang Thắng - Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TPHCM - cho rằng, cứ nói đến dự án đội vốn, trễ hẹn là 95% lý do đổ vào đền bù GPMB. Đây là nguyên nhân, nhưng không phải câu trả lời cho mọi dự án chậm tiến độ.

Thực tế, kể cả khi không vướng GPMB, có những dự án vẫn chậm tiến độ kéo dài như dự án mở rộng đường Đồng Văn Cống thi công trên dải đất trống giữa tuyến, vốn là phần diện tích dự trữ trước đây nên không phải GPMB nhưng sau 3 năm vẫn dang dở.

“Các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt chi phí ở các dự án đầu tư công tại thành phố hầu hết đều nằm ở năng lực con người hay công tác quản lý. Sự yếu kém có thể do chủ đầu tư, đơn vị tư vấn hoặc nhà thầu” - ông Thắng nói.

Trước tình trạng này, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận định, tỉ lệ giải ngân đầu tư công của thành phố trong năm nay có thể không đạt 95% như chỉ tiêu đã đề ra, song phải tiệm cận với chỉ tiêu này và quyết tâm giải ngân đầu tư công của cả năm không dưới 80%.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nhận định, hầu hết dự án thực hiện trong năm 2023 đều là dự án cũ nhưng công tác chuẩn bị chưa tốt là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ giải ngân chưa như kỳ vọng. "Có nhiều lý do để nói chậm, nhưng vấn đề còn lại là giải quyết như thế nào?" - ông Nguyễn Văn Nên nói.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Bộ Giao thông Vận tải đưa ra phương án giải ngân 37.000 tỉ đồng vốn đầu tư công

Xuyên Đông |

Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), từ nay đến cuối năm, Bộ sẽ phải giải ngân 37.000 tỉ đồng vốn đầu tư công.

TPHCM góp mặt trong 5 địa phương có tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp nhất

Phong Nguyễn |

Trong bối cảnh nền kinh tế đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, việc đẩy mạnh thực hiện nguồn vốn đầu tư công sẽ tạo động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Tuy nhiên, hiện nay còn 5 địa phương trên cả nước có tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công rất thấp là Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang, TPHCM.

TPHCM chạy đua giải ngân gần 50.000 tỉ đồng vốn đầu tư công

MINH QUÂN |

Tính đến hết tháng 8, TPHCM mới giải ngân được hơn 20.000 tỉ đồng (đạt 29%) trong tổng vốn đầu tư công của năm 2023 (gần 68.500 tỉ đồng). Những tháng còn lại, TPHCM triển khai nhiều giải pháp để “chạy đua” giải ngân gần 50.000 tỉ đồng còn lại để đạt 95% như kế hoạch đề ra.

Tỷ giá USD áp sát mốc 25.000 đồng và kịch bản cho kinh tế cuối năm

LAN HƯƠNG |

Bất chấp nỗ lực liên tục hút ròng tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước thời gian gần đây, tỷ giá bán USD tại ngân hàng có thời điểm vọt lên gần 24.800 đồng/USD. Giới phân tích cho rằng, nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mạnh tay, câu chuyện tỷ giá vẫn sẽ căng thẳng. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với ông Huỳnh Minh Tuấn - Nhà sáng lập và là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư FIDT - về vấn đề này.

Lịch sử có nên là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?

Trang Hà |

Theo nhiều giáo viên và chuyên gia, phương án 4+2 (4 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Ngoại ngữ và 2 môn lựa chọn) trong dự thảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có nhiều nhược điểm, không công bằng cho các thí sinh.

5 vấn đề Bộ Công an đề nghị ở dự án luật bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Việt Dũng |

Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nhận được nhiều sự quan tâm, cho ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng bị tác động.

Bạn có nhớ loạt chi tiết này tại đêm diễn của Blackpink tại Hà Nội

NHÓM PV |

Cuối tháng 7 vừa qua, fan Việt có cơ hội thưởng thức 2 đêm diễn bùng nổ của 4 cô gái Blackpink. Đây là sự kiện quy mô quốc tế, mang nhiều ý nghĩa với khán giả yêu âm nhạc ở Việt Nam.

Bắc Ninh yêu cầu làm rõ phản ánh của Báo Lao Động về nhà ở xã hội Sao Hồng

Trần Tuấn |

Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn gửi chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Sao Hồng yêu cầu làm rõ nội dung Báo Lao Động phản ánh.