TPHCM thông qua chủ trương đầu tư 2 dự án kết nối vùng hơn 12.000 tỉ đồng

MINH QUÂN |

Dự án nút giao An Phú và xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, tổng vốn hơn 12.000 tỉ đồng được HĐND TPHCM thông qua chủ chương đầu tư.

Ngày 22.4, HĐND TPHCM tổ chức kỳ họp thứ 25 (kỳ họp chuyên đề) và tổng kết hoạt động HĐND TPHCM nhiệm kỳ 2016 - 2025.

Tại kỳ họp, các đại biểu đã biểu quyết thông qua chủ chương đầu tư công dự án nút giao An Phú và xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, tổng vốn hơn 12.000 tỉ đồng.

Đây là hai dự án quan trọng sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 nhằm liên kết vùng, thúc đẩy kinh tế xã hội vùng TPHCM phát triển.

Các đại biểu HĐND TPHCM biểu quyết thông qua chủ chương đầu tư 2 dự án kết nối vùng hơn 12.000 tỉ đồng.  Ảnh: M.Q
Các đại biểu HĐND TPHCM biểu quyết thông qua chủ chương đầu tư 2 dự án kết nối vùng hơn 12.000 tỉ đồng. Ảnh: M.Q

Cụ thể, dự án nút giao An Phú (Thành phố Thủ Đức) kết nối đại lộ Mai Chí Thọ và cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây; đồng thời, góp phần hoàn thiện kết nối TPHCM với các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam đang được Bộ Giao thông Vận tải triển khai đầu tư như: Cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây (giai đoạn 2), cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo...

Phương án thiết kế xây dựng nút giao An Phú có 3 tầng gồm: Hầm chui (2 chiều) kết nối đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ (theo hướng đi về hầm vượt sông Sài Gòn và ngược lại); kết hợp hầm chui được kéo dài qua nút giao Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống.

Mặt đất sẽ xây các tiểu đảo, đảo tại các nút giao kết hợp đèn tín hiệu giao thông.

Tiếp đó, xây cầu vượt theo hướng từ đường Lương Định Của và đường Mai Chí Thọ vào đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây và cầu vượt theo hướng từ ngã ba Cát Lái - Mai Chí Thọ đi cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.

Công trình có tổng mức đầu tư 3.926 tỉ đồng bằng nguồn vốn ngân sách, trong đó vốn Trung ương 1.800 tỉ đồng, vốn TPHCM là 2.126 tỉ đồng.

Hướng từ đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây về nút giao An Phú (quận 2) thường xuyên ùn tắc do mật độ phương tiện đông. Ảnh: Minh Quân
Hướng từ đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây về nút giao An Phú (quận 2) thường xuyên ùn tắc do mật độ phương tiện đông. Ảnh: Minh Quân

Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (kết nối TPHCM tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, Đồng Nai qua sông Sài Gòn) có mức đầu tư hơn 8.200 tỉ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương khoảng 4.000 tỉ đồng, còn lại là ngân sách thành phố đối ứng là 4.200 tỉ đồng.

Công trình này gồm các hạng mục xây bờ kè dài hơn 32,7km bằng bê tông; nạo vét toàn tuyến kênh; làm mới sửa chữa các các cống ngang đấu nối ra kênh Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên; xây dựng 12 bến thuyền dọc tuyến kênh; làm đường và công trình hạ tầng dọc theo chiều dài 2 bờ kênh...

Dự án nhằm thoát nước, chống ngập cho 7 quận, huyện (12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và Bình Chánh); hình thành tuyến giao thông thủy - bộ kết nối giữa TPHCM đi các tỉnh miền Tây qua cửa ngõ Long An và đi các tỉnh miền Đông như Bình Dương, Đồng Nai (không đi xuyên qua trung tâm thành phố) nhằm giảm kẹt xe, phát triển du lịch và vận chuyển hàng hoá.

Ngoài ra, dự án Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên được cho sẽ làm thay đổi bộ mặt đô thị, góp phần cải thiện đời sống, môi trường cho khoảng 2 triệu người dân trong lưu vực rộng gần 15.000ha.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Xây nút giao thông 3 tầng ở Thành phố Thủ Đức gần 4.000 tỉ đồng

MINH QUÂN |

Dự án nút thông giao An Phú (Thành phố Thủ Đức, TPHCM) với quy mô 3 tầng được đề xuất đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025 với tổng vốn khoảng 4.000 tỉ đồng.

TPHCM: 8.200 tỉ đồng cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên

MINH QUÂN |

Kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên dự kiến được cải tạo chiều dài 32,7 km, tổng vốn 8.200 tỉ đồng giúp cải thiện môi trường và chống ngập.

Dự án chống ngập cho sân bay Tân Sơn Nhất “dậm chân” 5 năm vì chờ mặt bằng

MINH QUÂN |

Dự án cải tạo kênh A41 - một trong ba hướng thoát nước chính cho sân bay Tân Sơn Nhất được phê duyệt cách đây 5 năm vẫn chưa thể triển khai vì vướng mặt bằng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

TPHCM: Xây nút giao thông 3 tầng ở Thành phố Thủ Đức gần 4.000 tỉ đồng

MINH QUÂN |

Dự án nút thông giao An Phú (Thành phố Thủ Đức, TPHCM) với quy mô 3 tầng được đề xuất đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025 với tổng vốn khoảng 4.000 tỉ đồng.

TPHCM: 8.200 tỉ đồng cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên

MINH QUÂN |

Kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên dự kiến được cải tạo chiều dài 32,7 km, tổng vốn 8.200 tỉ đồng giúp cải thiện môi trường và chống ngập.

Dự án chống ngập cho sân bay Tân Sơn Nhất “dậm chân” 5 năm vì chờ mặt bằng

MINH QUÂN |

Dự án cải tạo kênh A41 - một trong ba hướng thoát nước chính cho sân bay Tân Sơn Nhất được phê duyệt cách đây 5 năm vẫn chưa thể triển khai vì vướng mặt bằng.