TPHCM tạo bộ mặt mới cho hai bờ sông Sài Gòn

MINH QUÂN |

TPHCM - Hai bên bờ sông Sài Gòn, giữa bến Bạch Đằng và quảng trường công viên của Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ được chỉnh trang, bổ sung các tiện ích nhằm tạo điểm nhấn thu hút người dân và du khách.

Bến Bạch Đằng khang trang nhưng còn thiếu

Bến Bạch Đằng (Quận 1) là khu vực cảnh quan quan trọng bậc nhất bên sông Sài Gòn. Không gian cảnh quan khu vực này gắn liền với các di sản thiên nhiên, kiến trúc đô thị, lịch sử cách mạng như: bến Nhà Rồng, cột cờ Thủ Ngữ, quảng trường quanh tượng Trần Hưng Đạo...

Mới đây, khu vực công viên bến Bạch Đằng cùng với quảng trường quanh tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo sau khi được chỉnh trang tạo nên không gian đô thị đẹp, ấn tượng cho khu vực này.

Tuy nhiên, thiết kế cảnh quan nơi đây bị đánh giá là chưa hoàn hảo, thiếu không gian dịch vụ cho người dân. Đặc biệt thiếu phương án giao thông kết nối với phố đi bộ Nguyễn Huệ nên người dân muốn đi qua khu bờ sông còn khó khăn.

Công viên bến Bạch Đằng hiện thiếu cây xanh và tiện ích.  Ảnh: Anh Tú
Công viên bến Bạch Đằng hiện thiếu cây xanh và tiện ích. Ảnh: Anh Tú

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn – chuyên về quy hoạch đô thị cho rằng, sau giai đoạn 1, việc cải tạo, chỉnh trang công viên trên bến Bạch Đằng đã có một số điểm tích cực, trong đó có việc thu hút sự quan tâm trở lại của người dân với một công trình mà gần như trước đó đã bị lãng quên. Nhưng ông vẫn cho rằng, còn nhiều thứ cần được điều chỉnh, rút kinh nghiệm trong giai đoạn 2.

Bên cạnh việc thiếu cây xanh và bãi giữ xe, theo ông Ngô Viết Nam Sơn, bến Bạch Đằng còn thiếu các điểm kết nối cầu hoặc hầm đi bộ để đi từ khu vực trung tâm qua bến. “Muốn sang công viên, người dân phải băng qua đường đầy xe cộ, rất nguy hiểm. Hiện không lối qua đường nào bảo đảm an toàn cho họ. Chỗ ngồi nghỉ ngơi, uống nước, quầy hướng dẫn cũng đang thiếu” – ông Sơn nói.

Khu vực công viên bến Bạch Đằng và công trường Mê Linh.  Ảnh: Anh Tú
Khu vực công viên bến Bạch Đằng và công trường Mê Linh. Ảnh: Anh Tú

Ông Sơn cũng cho rằng, bến Bạch Đằng còn thiếu điểm nhấn cảnh quan. Do đó, tại giao lộ từ đường Nguyễn Huệ ra bến Bạch Đằng, có thể đặt một công trình mang tính biểu tượng, có thể là một công trình điêu khắc hoặc một tháp quan sát để ngắm cảnh.

“Công viên ven sông phải là không gian cảnh quan, thư giãn và phải có bóng mát, không gian đó phải kết nối thuận tiện với giao thông công cộng. Các dịch vụ tối thiểu phải có như bãi xe, nhà vệ sinh. Đồng thời, cần có một số tiện ích dọc theo tuyến sông như vài điểm để ngắm cảnh, nghỉ ngơi, phủ sóng wifi, có trạm điện thoại, trạm thông tin để hướng dẫn, giúp đỡ du khách” – ông Sơn nói.

Xây cầu đi bộ kết nối đôi bờ sông Sài Gòn

Phương án quy hoạch chi tiết theo tỉ lệ 1/500 khu công viên Bạch Đằng (Quận 1) mới đây đã được Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cơ bản thống nhất.

Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc TPHCM, ở giai đoạn 1, khu vực bến cảng Bạch Đằng sẽ cải tạo, sắp xếp hoạt động các bến thủy nội địa hiện hữu.

Trên đường Tôn Đức Thắng sẽ xây dựng hai cầu đi bộ kết nối với công viên bến Bạch Đằng, gồm: một cầu cuối đường Hàm Nghi và một cầu gần Bảo tàng Tôn Đức Thắng.

Một phối cảnh cầu đi bộ băng qua sông Sài Gòn. Ảnh: Sở Quy hoạch và Kiến trúc TPHCM.
Một phối cảnh cầu đi bộ băng qua sông Sài Gòn. Ảnh: Sở Quy hoạch và Kiến trúc TPHCM.

Để kết nối công viên bến Bạch Đằng và Khu đô thị mới Thủ Thiêm, một cầu đi bộ băng qua sông Sài Gòn cũng sẽ được xây dựng.

Thành phố sẽ xây thêm nhà vệ sinh công cộng, tăng cường cây xanh, tiện ích công cộng, bãi đậu xe tại khu công viên bến Bạch Đằng.

Ở giai đoạn 2 sẽ ngầm hóa lòng đường Tôn Đức Thắng. Không gian ngầm bao gồm 3 tầng, trong đó tầng 1 gồm 6 làn xe và trung tâm thương mại hai bên đường. Tầng 2 gồm trung tâm thương mại và bãi xe ngầm. Tầng 3 toàn bộ là bãi giữ xe ngầm.

TPHCM sẽ làm tuyến monorail (tàu điện một ray) dọc công viên bến Bạch Đằng phục vụ cho nhu cầu tham quan, ngắm cảnh, thu hút khách du lịch và góp phần tham gia đa dạng hóa giao thông công cộng.

Toàn cảnh đôi bờ sông Sài Gòn chảy qua bến Bạch Đằng (Quận 1 và Khu đô thị mới Thủ Thiêm (thành phố Thủ Đức).   Ảnh: Anh Tú
Toàn cảnh đôi bờ sông Sài Gòn chảy qua bến Bạch Đằng (Quận 1 và Khu đô thị mới Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức). Ảnh: Anh Tú

Để tạo không gian tương xứng với bến Bạch Đằng, phía bên bờ sông Khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng sẽ được TPHCM cải tạo cảnh quan.

Cụ thể, đoạn bờ sông từ cầu Ba Son đến nóc hầm Thủ Thiêm (dài khoảng 830 m) sẽ được làm sạch, tạo thông thoáng chiều rộng khoảng 50 m vào phía bờ.

Tại các vị trí bãi bồi, khu bán ngập nước sẽ được lắp đặt bè nổi trồng cây thuỷ sinh. Đoạn trước nhà thờ đến nóc hầm Thủ Thiêm dài 200 m được tính toán tận dụng rào chắn công trình kết hợp trồng tre, trúc, tạo tường xanh dọc bờ sông.

Khu vực phía trước nhà thờ Thủ Thiêm dự kiến được bố trí các màn hình led phục vụ cổ động, tuyên truyền, tạo ánh sáng về đêm. Đồng thời, tại nóc hầm Thủ Thiêm cũng sẽ bố trí một số công trình trang trí như: đu quay đứng, cầu đi bộ, khung vòm cảnh quan...

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM lên kế hoạch khởi công 2 cây cầu bắc qua sông Sài Gòn

MINH QUÂN |

TPHCM - Cầu đi bộ Thủ Thiêm và cầu Thủ Thiêm 4 bắc qua sông Sài Gòn nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm được TPHCM lên kế hoạch khởi công dịp 30.4.2025 để chào mừng kỉ niệm 50 ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Diện mạo bờ sông Sài Gòn đang quy hoạch đường ven sông nối các tỉnh

Anh Tú - Phương Ngân |

Quy hoạch tuyến đường ven sông Sài Gòn với kì vọng giúp phát triển đô thị ven sông, tạo đột phá về du lịch, người dân có thể đi trên con đường ven dòng sông đẹp nhất chảy qua địa phận TPHCM, nhìn ngắm cảnh quan hai bên bờ.

TPHCM sẽ làm đường ven sông Sài Gòn đến Tây Ninh thế nào?

MINH QUÂN |

TPHCM - Sở Giao thông vận tải (GTVT) TPHCM đang hoàn thiện phương án tuyến đường ven sông Sài Gòn kéo dài đến giáp ranh giới tỉnh Tây Ninh. Tuyến đường này được kì vọng giúp phát triển đô thị ven sông, tạo đột phá về du lịch, kết nối vùng, song kinh phí quá lớn nên cần đa dạng hình thức đầu tư.

Tin 20h: Tập đoàn Sen Tài Thu tiếp tục bị tố sau thông cáo trả lời mới

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 5.9.2023 - Đổ lỗi cho "sự non trẻ" và hứa chung chung, Tập đoàn Sen Tài Thu bị tố vô trách nhiệm; Thầy hiệu trưởng nói về nguyên nhân vụ nổ bóng bay làm 10 học sinh bị thương; Hiện trạng dự án gần 2.000 tỉ đồng phục vụ sinh viên sắp thành nhà ở xã hội;...

Phó Chủ tịch nước xúc động trước nỗ lực phi thường của cô giáo không tay ở Thanh Hóa

Trần Lâm |

Chiều 5.9, trong chuyến công tác tại Thanh Hóa, bà Võ Thị Ánh Xuân - Phó Chủ tịch nước đã tới thăm, động viên cô giáo không tay Lê Thị Thắm - tấm gương sáng về nỗ lực vượt khó vươn lên.

Jack "việt vị" và hậu quả khôn lường khi tư lợi từ hình ảnh của Messi

Bình An |

Sau khi doanh nhân Phạm Ngọc Quốc Cường tố cáo Jack nói dối, phía ê-kíp của nam ca sĩ vẫn tiếp tục từ chối trả lời Lao Động về vụ việc.

Xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa quân và dân như cá với nước

ÁI VÂN |

Ngày 5.9, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến thăm, làm việc tại Binh đoàn 15 - đơn vị có gần 40 năm thực hiện nhiệm vụ xây dựng các Khu Kinh tế Quốc phòng trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên và Nam Quảng Bình, theo TTXVN.

Muôn kiểu trả lại tiền hoa hồng khi mua kit test của Việt Á

Việt Dũng |

Khi đại án Việt Á được điều tra, hàng loạt người nhận tiền hoa hồng, nhận "lại quả" từ công ty này, qua nhiều hình thức khác nhau đã đem trả tiền hưởng lợi bất chính.

TPHCM lên kế hoạch khởi công 2 cây cầu bắc qua sông Sài Gòn

MINH QUÂN |

TPHCM - Cầu đi bộ Thủ Thiêm và cầu Thủ Thiêm 4 bắc qua sông Sài Gòn nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm được TPHCM lên kế hoạch khởi công dịp 30.4.2025 để chào mừng kỉ niệm 50 ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Diện mạo bờ sông Sài Gòn đang quy hoạch đường ven sông nối các tỉnh

Anh Tú - Phương Ngân |

Quy hoạch tuyến đường ven sông Sài Gòn với kì vọng giúp phát triển đô thị ven sông, tạo đột phá về du lịch, người dân có thể đi trên con đường ven dòng sông đẹp nhất chảy qua địa phận TPHCM, nhìn ngắm cảnh quan hai bên bờ.

TPHCM sẽ làm đường ven sông Sài Gòn đến Tây Ninh thế nào?

MINH QUÂN |

TPHCM - Sở Giao thông vận tải (GTVT) TPHCM đang hoàn thiện phương án tuyến đường ven sông Sài Gòn kéo dài đến giáp ranh giới tỉnh Tây Ninh. Tuyến đường này được kì vọng giúp phát triển đô thị ven sông, tạo đột phá về du lịch, kết nối vùng, song kinh phí quá lớn nên cần đa dạng hình thức đầu tư.