TPHCM quyết khơi thông kênh rạch để chống ngập

MINH QUÂN |

TPHCM - Nạo vét, khơi thông các tuyến kênh rạch bị bồi lắng, ô nhiễm để tăng khả năng trữ, thoát nước, cải thiện môi trường là giải pháp TPHCM đang hướng tới để chống ngập bền vững.

95% sông và kênh rạch bị xâm hại

Hiện TPHCM có 48 điểm ngập, trong đó 39 điểm ngập do mưa và 9 điểm ngập do triều cường. Hệ thống thoát nước mới đáp ứng được 25% so với yêu cầu. Nhiều tuyến đường khu dân cư chưa có cống thoát nước, nhiều miệng cống bị rác thải, đất đá chèn, phần lớn công trình cống đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu thực tại.

ddd
TPHCM còn 48 điểm ngập do mưa và triều cường.  Ảnh: M.Q

Trong khi đó, với gần 3.000 tuyến sông, kênh, rạch, TPHCM có lợi thế phát triển kinh tế xã hội, văn hoá mang đậm sông nước Nam bộ. Đồng thời, đây cũng là điều kiện lý tưởng để tiêu, thoát nước cho thành phố. Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hoá, nhiều tuyến sông, kênh đã “biến dạng” do việc xâm lấn hành lang bảo vệ, lấp rạch làm dự án và nạn xả rác tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng chảy.

Theo kết quả nghiên cứu, có tới 95% sông và kênh rạch TPHCM bị xâm hại, 15-17% diện tích mặt kênh rạch bị lấn chiếm làm của riêng. Có trên 100 kênh rạch lớn, nhỏ bị san lấp và lấn chiếm với tổng diện tích khoảng 4.000 ha - tương đương với diện tích chứa nước khoảng 25 triệu m3.

Người dân làm nhà tạm lấn chiếm rạch Xuyên Tâm (quận Bình Thạnh).  Ảnh: M.Q
Người dân làm nhà tạm lấn chiếm rạch Xuyên Tâm (quận Bình Thạnh). Ảnh: M.Q

Theo các chuyên gia, nếu hệ thống kênh rạch vẫn còn bị san lấp, lấn chiếm thì tất yếu thoát ngập càng rất khó khăn. PGS.TS Nguyễn Minh Hòa - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch TPHCM cho rằng, để giải quyết việc ngập, lãnh đạo TPHCM cần phải lựa chọn dứt khoát một trong hai cách sau đây, hoặc cả hai cùng lúc trong một tỉ lệ hợp lý nhất.

Thứ nhất, TPHCM phải khơi thông lại hệ thống kênh rạch, dù tốn kém đến đâu cũng phải khôi phục năng lực thoát của các kênh xuyên tâm và kênh trục như: kênh Tham Lương - Bến Cát, các trục tiêu thoát nước chính như rạch: Văn Thánh, Cầu Sơn - Cầu Bông, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Hân, Ông Tiêu, Miếu Nổi, Bùng Binh,…

“Việc khôi phục hệ thống thoát nước tự nhiên sẽ mang lại nhiều lợi ích. Tuy tốn kém đấy, nhưng nó sẽ giúp thành phố thoát ngập bền vững, trả lại tên cho vùng đất này là thành phố sông nước”, làm cho thành phố mát mẻ hơn” – ông Hòa nói.

Giải pháp thứ 2 theo ông Hòa là “nhốt nước lại” trong một hầm chứa khổng lồ ở nơi trũng nhất của thành phố, sau đó chuyển ra sông bằng hệ thống kênh ngầm thoát ra biển, một phần khác tái sử dụng vào việc tưới cây, rửa đường, rửa xe. Mô hình hệ thống chứa và thoát nước siêu khủng của Tokyo (Nhật Bản) là hình mẫu mà TPHCM có thể học.

Để không còn điểm ngập là rất khó

Theo ông Vũ Văn Điệp - Giám đốc Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật TPHCM, ngập nước tại TPHCM ngoài các nguyên nhân biến đổi khí hậu, dân số tăng, đô thị hoá nhanh còn do triển khai các dự án chống ngập chậm, mới chỉ đạt khoảng 46% theo quy hoạch tổng thể thoát nước ở thành phố.

Trong kế hoạch thực hiện chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2021 - 2025, Sở Xây dựng tính toán nhu cầu vốn cho các công trình chống ngập ở TPHCM ước tính cần hơn 101.000 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách thành phố chiếm 31.400 tỉ đồng, còn lại từ vốn Trung ương, PPP, ODA…

TPHCM sẽ tập trung triển khai các dự án trọng điểm nhằm giải quyết ngập và cải thiện môi trường. Cụ thể, hoàn thành dự án giải quyết ngập do triều gần 10.000 tỉ đồng.

ddddddd
Cống ngăn triều Bến Nghé - một trong 6 cống ngăn triều của dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng.  Ảnh: Anh Tú

Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên với tổng kinh phí khoảng 8.200 tỉ đồng.

Đồng thời, TPHCM sẽ triển khai dự án nạo vét cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (gần 9.300 tỉ đồng), dự án cải tạo kênh Hy Vọng (gần 2.000 tỉ đồng), dự án cải tạo các trục tiêu thoát nước chính như: rạch Văn Thánh, Xóm Củi, Bà Lớn, Thủ Đào, Thầy Tiêu, Ông Bé.

TPHCM cũng sẽ xây dựng 7 dự án hồ điều tiết, gồm một hồ hở và 6 hồ ngầm tiếp tục với kinh phí gần 1.500 tỉ đồng.

Cùng với đó, TPHCM sẽ khởi công dự án cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Bến Nghé - Tàu Hũ - Ðôi - Tẻ (giai đoạn 3); dự án cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng biến đổi khí hậu tại lưu vực Tây Sài Gòn; xây dựng các nhà máy xử lý nước thải (Tây Sài Gòn, Bắc Sài Gòn 1, Bắc Sài Gòn 2, Cầu Dừa, Tây Bắc, Suối Nhum).

Tuy vậy, ông Vũ Văn Điệp cho biết, với một thành phố lớn như TPHCM mà không có điểm ngập là điều rất khó. “Chúng ta có thể làm cho TPHCM hết ngập được nhưng với điều kiện phải đầu tư, xây dựng các dự án lớn đòi hỏi chi phí cao thì mới có thể giải quyết được triệt để các điểm ngập. Tuy nhiên nguồn lực của chúng ta còn hạn chế, chưa thể đáp ứng được” - ông Điệp nói.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

San lấp nhiều kênh rạch thoát nước, TPHCM ngày càng ngập nặng

MINH QUÂN |

TPHCM - Nhiều kênh, rạch thoát nước bị san lấp, được bê tông hóa bằng cống hộp, thu hẹp dòng chảy là một trong những nguyên nhân làm TPHCM ngày càng ngập nặng.

TPHCM: Người dân mỏi mòn chờ dự án chống ngập “về đích”

MINH QUÂN |

TPHCM - Các dự án chống ngập đường Võ Văn Ngân, Tô Ngọc Vân, khu vực Thảo Điền, dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng chậm tiến độ khiến người dân vẫn phải bì bõm lội nước khi mưa lớn.

TPHCM từng quy hoạch 103 hồ điều tiết chống ngập nhưng vẫn "trên giấy"

MINH QUÂN |

TPHCM - Từng lên kế hoạch xây dựng 103 hồ điều tiết với tổng diện tích 875ha nhưng đến nay, TPHCM chỉ mới xây dựng được 1 hồ điều tiết với quy mô chỉ 100m3 ở Thành phố Thủ Đức, các hồ còn lại vẫn nằm "trên giấy".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

San lấp nhiều kênh rạch thoát nước, TPHCM ngày càng ngập nặng

MINH QUÂN |

TPHCM - Nhiều kênh, rạch thoát nước bị san lấp, được bê tông hóa bằng cống hộp, thu hẹp dòng chảy là một trong những nguyên nhân làm TPHCM ngày càng ngập nặng.

TPHCM: Người dân mỏi mòn chờ dự án chống ngập “về đích”

MINH QUÂN |

TPHCM - Các dự án chống ngập đường Võ Văn Ngân, Tô Ngọc Vân, khu vực Thảo Điền, dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng chậm tiến độ khiến người dân vẫn phải bì bõm lội nước khi mưa lớn.

TPHCM từng quy hoạch 103 hồ điều tiết chống ngập nhưng vẫn "trên giấy"

MINH QUÂN |

TPHCM - Từng lên kế hoạch xây dựng 103 hồ điều tiết với tổng diện tích 875ha nhưng đến nay, TPHCM chỉ mới xây dựng được 1 hồ điều tiết với quy mô chỉ 100m3 ở Thành phố Thủ Đức, các hồ còn lại vẫn nằm "trên giấy".