TP.HCM: Nhiều dự án giao thông “trùm mền" vì vướng mặt bằng

MINH QUÂN |

Chậm trễ giải phóng mặt bằng hiện là một trong những nguyên nhân lớn khiến nhiều dự án giao thông tại TPHCM chậm tiến độ.

“Chịu chết” vì mặt bằng

Dự án cầu Long Kiểng mới (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) được UBND TPHCM phê duyệt từ năm 2001 có chiều dài 318m, đường dẫn hai đầu 661m và tổng mức đầu tư 557 tỉ đồng. Đến năm 2007, dự án mới giải phóng mặt bằng được một số hộ dân trong giai đoạn 1. Hơn 10 năm sau, tháng 8.2018, cầu Long Kiểng mới được khởi công và dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 11.2019. Tuy nhiên, cầu Long Kiểng mới thi công xong 7 trụ cầu thì ngưng thi công từ tháng 12.2019 do vướng mặt bằng.

Tại Thành phố Thủ Đức, hai dự án cầu Nam Lý và Tăng Long “trùm mền" nhiều năm nay cũng là nỗi khổ kéo dài của người dân nơi đây. Năm 2017, cầu Nam Lý trên đường Đỗ Xuân Hợp với vốn đầu tư 857 tỉ đồng khởi công nhằm gỡ nút thắt cho cầu Cống đập Rạch Chiếc - vốn nhỏ hẹp và xuống cấp. Kế hoạch công trình hoàn thành tháng 4.2018, nhưng đến nay mới đạt khoảng 39% khối lượng và ngưng suốt 4 năm qua do vướng mặt bằng. Trên công trường cầu Nam Lý, nhà thầu đã rút toàn bộ thiết bị máy móc, nhân công. Rào chắn phía dưới cầu lấn ra đường khiến xe cộ đi lại khó khăn.

Cách đó 4 km, dự án cầu Tăng Long trên đường Lã Xuân Oai khởi công từ tháng 12.2017, tổng mức đầu tư 450 tỉ đồng, kế hoạch hoàn thành năm 2019 nhưng đến nay mới đạt hơn 30% khối lượng. "Lẽ ra đến nay, nơi này đã có 2 cây cầu rộng rãi, khang trang. Nhưng giờ, đoạn này mưa thì lầy lội, nắng bụi mù mịt như đường nông thôn" - ông Nguyễn Thanh Tùng - nhà ở phường Phước Long B (Thành phố Thủ Đức) nói.

Cũng tại Thành phố Thủ Đức, dự án cải tạo đường Lương Định Của (từ nút giao Trần Não đến Nguyễn Thị Định) dài 2,5km, kinh phí 800 tỉ đồng khởi công từ năm 2015. Sau khi nâng cấp, đoạn đường sẽ rộng 30m, với 6 làn xe. Ban đầu dự án lên kế hoạch hoàn thành trong 2 năm nhưng đến nay đã 7 năm còn dang dở, mới hoàn thành hơn 70% do gặp khó về bàn giao mặt bằng.

Vướng mặt bằng cũng khiến nhiều dự án “giải cứu” kẹt xe sân bay Tân Sơn Nhất dù được lên kế hoạch triển khai cách đây nhiều năm chưa thể khởi công.

Điển hình là dự án cải tạo đường Cộng Hòa (từ hẻm số 2 đường Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long, quận Tân Bình) tổng mức đầu tư 141,8 tỉ đồng. Dự án này đã được phê duyệt cách đây 5 năm, có sẵn kinh phí để đền bù giải tỏa và đã chọn sẵn nhà thầu nhưng công trình vẫn chưa thi công được vì có nhiều trường hợp chưa đồng ý nhận đền bù, giải tỏa. Do đó đoạn đường qua nút giao thông Lăng Cha Cả vẫn bị "thắt cổ chai", gây kẹt xe nặng nề.

Một dự án khác có tổng mức đầu tư hơn 4.800 tỉ đồng là mở đường nối đường Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (song hành với đường Cộng Hòa, dài 4km, thiết kế 6 làn xe), cửa ngõ thứ 2 vào sân bay Tân Sơn Nhất. Dự án này hiện cũng vướng giải phóng mặt bằng bởi một phần đất do quốc phòng quản lý. Thời gian qua, UBND TPHCM đã kiến nghị Bộ Quốc phòng giao đất để sớm triển khai thực hiện dự án này.

Cần đột phá trong giải phóng mặt bằng

Ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TPHCM - cho biết, hiện Ban đang quản lý hơn 200 dự án giao thông lớn nhỏ. Trong 75 dự án Ban đang triển khai thì có đến 28 dự án đang chờ mặt bằng, 29 dự án đang thi công nhưng vẫn còn vướng mặt bằng (chiếm đến 75% tổng số dự án bị vướng mặt bằng).

Theo ông Phúc, giải phóng mặt bằng (GPMB) là vấn đề cực kỳ quan trọng của các dự án trong 5 năm tới, đặc biệt là các dự án lớn như vành đai 2, 3, 4; cao tốc TPHCM - Mộc Bài, TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành và mở rộng các dự án cửa ngõ của thành phố.

Để thực hiện GPMB các dự án trên, sơ bộ cũng cần trên 50.000 tỉ đồng. Đây là một khối lượng cực kỳ lớn và thời gian GPMB có thể kéo dài 2-3 năm. Do đó, cần có bước đột phá trong giải phóng mặt bằng để đưa các dự án về đúng tiến độ trong giai đoạn 2021-2025.

Theo ông Phúc, thành phố cần lập riêng một Ban chỉ đạo về công tác GPMB. Lúc này, lãnh đạo trực tiếp trong Ban chỉ đạo sẽ họp và giao ban hằng tuần. Đồng thời, TPHCM sẽ giao trách nhiệm cho người đứng đầu địa phương, khi đó công tác GPMB sẽ có sự chuyển biến.

Về phía Ban giao thông sẽ tiếp tục duy trì, giao ban với các địa phương hai tuần/lần để đưa ra tiến độ cụ thể về GPMB, tiến độ dự án. “Dự kiến chúng tôi sẽ ký quy chế phối hợp với các địa phương về GPMB. Trong đó, yêu cầu năm 2022 phải hoàn thành dứt điểm hơn 30 dự án về việc GPMB” - ông Phúc nói.

Cuối cùng là cơ chế, thủ tục, ông Phúc cho biết, hiện Sở Tài Nguyên - Môi trường đang trình thủ tục rút gọn từ 400 ngày xuống còn 200 ngày, đây là tiền đề để đẩy nhanh tiến độ các dự án. “Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn giá bồi thường cần tiệm cận hơn để giảm thiểu kiện tụng, tạo sự ủng hộ của người dân” - ông Phúc nói.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

26 dự án giao thông trọng điểm sẽ hoàn thành năm 2022

Minh Hạnh |

Theo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Cục QLXD&CLCTGT, Bộ Giao thông Vận tải), năm 2022 sẽ có 26 dự án giao thông đường bộ sẽ hoàn thành, trong đó có 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam.

Thủ tướng: Phải hoàn thành 5 dự án giao thông trọng điểm trong nhiệm kỳ

Vương Trần |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm quốc gia trong nhiệm kỳ này với cam kết mạnh mẽ từ các địa phương, "nếu đủ vốn mà không hoàn thành là có lỗi với nhân dân, với đất nước".

Thường trực Chính phủ họp trực tuyến về 5 dự án giao thông trọng điểm

Vương Trần |

Năm dự án giao thông trọng điểm gồm đường vành đai 4 Vùng thủ đô Hà Nội; đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng; đường cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột; đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.

Nhiều dự án giao thông cán đích ngay trong quý I/2022

Minh Hạnh |

Theo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Cục QLXD&CLCTGT, Bộ Giao thông Vận tải), năm 2022, dự kiến 30 dự án giao thông sẽ được hoàn thành. Ngay trong quý I sẽ đưa vào khai thác 3 dự án.

Những dự án giao thông trọng điểm tại Đồng Nai hoàn thành năm 2022

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Trong năm 2022, nhiều dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh sẽ hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác, tạo sức bật mới để Đồng Nai tăng tốc phát triển.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

26 dự án giao thông trọng điểm sẽ hoàn thành năm 2022

Minh Hạnh |

Theo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Cục QLXD&CLCTGT, Bộ Giao thông Vận tải), năm 2022 sẽ có 26 dự án giao thông đường bộ sẽ hoàn thành, trong đó có 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam.

Thủ tướng: Phải hoàn thành 5 dự án giao thông trọng điểm trong nhiệm kỳ

Vương Trần |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm quốc gia trong nhiệm kỳ này với cam kết mạnh mẽ từ các địa phương, "nếu đủ vốn mà không hoàn thành là có lỗi với nhân dân, với đất nước".

Thường trực Chính phủ họp trực tuyến về 5 dự án giao thông trọng điểm

Vương Trần |

Năm dự án giao thông trọng điểm gồm đường vành đai 4 Vùng thủ đô Hà Nội; đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng; đường cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột; đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.

Nhiều dự án giao thông cán đích ngay trong quý I/2022

Minh Hạnh |

Theo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Cục QLXD&CLCTGT, Bộ Giao thông Vận tải), năm 2022, dự kiến 30 dự án giao thông sẽ được hoàn thành. Ngay trong quý I sẽ đưa vào khai thác 3 dự án.

Những dự án giao thông trọng điểm tại Đồng Nai hoàn thành năm 2022

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Trong năm 2022, nhiều dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh sẽ hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác, tạo sức bật mới để Đồng Nai tăng tốc phát triển.