TPHCM: Người dân khốn khổ lội nước, dự án ngăn triều nghìn tỉ “đắp chiếu”

MINH QUÂN |

Các đợt triều cường ngày 8 và 9.10 tại TPHCM dâng cao đạt đỉnh khoảng 1,65 - 1,68m đã làm nhiều tuyến đường trên địa bàn TPHCM ngập sâu. Người dân thành phố lại khốn khổ trăm bề vì xe chết máy, ướt đồ, té xe, hư hỏng đồ dùng sinh hoạt, đảo lộn cuộc sống. 

Trong khi đó, dự án chống ngập do triều cường có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu với tổng kinh phí gần 10.000 tỉ đồng (lớn nhất từ trước tới nay) là một trong những dự án được chính quyền và người dân TPHCM kỳ vọng rất nhiều lại đang đình trệ suốt nửa năm qua.

Ngã nhào trong biển nước triều cường

Sáng sớm 9.10, nhiều điểm trên đường Huỳnh Tấn Phát (Q.7) ngập sâu bởi triều cường dâng cao. Tuyến đường này nhiều tháng nay đang thi công nâng thêm 20 - 30cm để giải quyết tình trạng ngập nặng do mưa và triều cường. Tuy nhiên, việc thi công bầy hầy, đất đá lởm chởm khiến việc đi lại rất nguy hiểm. Anh Trần Văn Bình - sống trên đường Huỳnh Tấn Phát - cho biết, từ khi tuyến đường này được thi công, mỗi lần nuớc ngập, nhiều người qua đoạn đường này đã bị té trầy chân tay. “Đoạn đường này ngập mà lại lởm chởm đất đá bên dưới rất nguy hiểm, dễ bị té. Có cả phụ nữ đang mang thai chạy xe máy qua đây cũng bị té, rất nguy hiểm” - anh Bình phản ánh.

Nếu người dân đi trên đường Huỳnh Tấn Phát khổ một phần, thì chính những người dân sống trên tuyến đường này khổ đến 10 phần. Nhiều năm qua họ chỉ biết than trời, rồi lại chịu ngập và bỏ cả buổi dọn dẹp sình lầy, rác bẩn trôi vào nhà sau khi mưa ngớt hay triều cường rút. Cửa hàng bán vật liệu xây dựng của anh Nguyễn Mạnh Trí trên đường Huỳnh Tấn Phát thường xuyên bị nước ngập vào nhà. Anh Trí cho biết, năm ngoái nước ngập vào làm hư hỏng hàng hóa tại cửa hàng hơn 40 triệu đồng. Các đợt triều cường liên tiếp ngày 8 và 9.10, nước tiếp tục tràn vào hư hỏng hơn 100 tấm ván thạch cao, thiệt hại gần 20 triệu đồng.

Lúc 3h sáng 9.10, triều cường dâng cao cũng khiến hàng loạt hộ dân có nền nhà thấp ở bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh) bị nước tràn vào. Người dân phải thức dậy giữa khuya, lấy ván cùng nhiều vật dụng khác vừa ngăn không cho nước tràn vào nhà vừa tát nước ra ngoài. Để ngăn nước vào nhà, anh Trần Văn Biên đã làm một bậc gạch trước cửa, cao khoảng 0,4m. Thế nhưng triều cường rạng sáng 9.10 lên nhanh khiến nước tràn vào phòng trọ. Anh Biên phải dùng xô múc nước từ phòng đổ ra ngoài, tránh hư hỏng đồ dùng. “Hầu như tháng nào dãy trọ tôi ở cũng bị ngập vài lần. Sáng nay, triều cường dâng cao hơn mấy ngày trước, nếu tôi không kịp thức dậy ngăn nước, tủ lạnh sẽ bị ngập và hư hỏng” - anh Biên chia sẻ. Trong khi đó, bắt đầu từ 16h ngày 9.10, nhiều gia đình ở huyện Nhà Bè, các quận 7, Bình Thạnh đã lên kế hoạch đưa người già và trẻ em sang nhà người thân lánh nạn vì hay tin triều cường đạt đỉnh.

Dự án ngăn triều “đắp chiếu”

Trong khi người dân TPHCM đang gồng mình chịu đựng ngập do triều cường thì dự án chống ngập do triều cường có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu với tổng kinh phí gần 10.000 tỉ đồng lại đang đình trệ suốt 5 - 6 tháng nay và chưa biết khi nào mới thi công trở lại. Trước khi bị đình trệ, dự án đang triển khai xây dựng nhiều hạng mục như các cống kiểm soát triều lớn, tuyến đê bao ở các quận 1, 4, 7, 8, huyện Nhà Bè và Bình Chánh. Và khi dự án chậm hoàn thành, chính người dân tại các quận, huyện này bị ảnh hưởng, thiệt thòi đầu tiên.

Theo hợp đồng ký kết giữa UBND TPHCM và Tập đoàn Trung Nam hồi tháng 6.2016, dự án trên sẽ hoàn thành sau 36 tháng thi công (6.2019). Lãnh đạo TPHCM sau đó yêu cầu rút ngắn thời gian thi công xuống còn 22 tháng để sớm giải quyết tình trạng ngập ngày càng nghiêm trọng. Chủ đầu tư và các sở ngành đều cam kết hoàn thành trước ngày 30.4.2018. Tuy nhiên, do không có mặt bằng thi công các công trình phụ trợ, dự án chống ngập khổng lồ không thể hoàn thành đúng kế hoạch. Tại buổi giải trình với báo chí mới đây, ông Nguyễn Tâm Tiến - Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam - cho biết, nếu không kịp thời giải quyết có thể dự án sẽ không kịp về đích theo hợp đồng đã ký là 30.6.2019.

Câu chuyện triều cường sẽ còn ám ảnh người dân TPHCM dài dài. Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn, mỗi năm, TPHCM lún từ 5 - 10mm. Bước vào cao điểm năm nay, lượng mưa lớn trong khi đô thị phát triển với tốc độ chóng mặt, hạ tầng thoát nước nhiều nơi lại chưa theo kịp nên tình trạng ngập sẽ càng nặng hơn. Trong khi đó, hiện có đến hàng chục dự án chống ngập còn dở dang hoặc chưa thực hiện nên hiện tại thành phố chỉ còn cách tăng cường con người và phương tiện để ứng cứu tức thời khi có ngập. Khi giải pháp chống ngập chỉ mang tính tức thời, còn những công trình ngăn triều có tác động lớn vẫn còn đắp chiếu thì mỗi khi mưa lớn, triều cường, người dân vẫn còn tiếp tục khổ sở chống chọi những trận ngập sâu và kéo dài.

Chỉ tiêu giai đoạn 2016 - 2018, TPHCM sẽ giải quyết 9 tuyến đường ngập do triều cường, nhưng đến nay mới chỉ hoàn thành 4/9 tuyến. Khó khăn lớn nhất do các dự án vướng về vốn, không hoàn thành đúng tiến độ. Bên cạnh đó, việc hoàn thành 7 nhà máy xử lý nước thải, các chương trình nạo vét, khơi thông luồng kênh rạch, cải tạo, xây mới hệ thống thoát nước cũng được dự báo không đạt được chỉ tiêu do nguồn lực của TPHCM không đủ đầu tư, việc kêu gọi xã hội hóa còn nhiều khó khăn do vướng mắc nhiều thủ tục hành chính.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Chùm ảnh: Muôn kiểu chống ngập của người dân thủ phủ miền Tây

Bảo Trung |

Gần 2 ngày qua, mực nước từ thượng nguồn đổ về kết hợp với triều cường khiến cho nhiều tuyến đường ở trung tâm TP. Cần Thơ bị ngập sâu gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống mưu sinh của người dân...

Triều cường vượt báo động 3, TP. Hồ Chí Minh sẽ ngập nặng

MINH QUÂN |

Dự báo trong hai ngày 9 và 10.10, triều cường vượt báo động 3 có thể khiến nhiều khu vực trũng thấp ở TPHCM bị ngập nặng.

Vướng mắc dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng tại TPHCM: Doanh nghiệp mâu thuẫn, nhà nước bỗng... mất tiền

Ngô sơn |

Trước “cầu viện” của UBND TPHCM, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn hỏa tốc truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng liên quan dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng đang bị ngưng trệ gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng mỗi tháng. Phó Thủ tướng yêu cầu TPHCM phải chịu trách nhiệm toàn diện trong việc giải quyết vướng mắc.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Chùm ảnh: Muôn kiểu chống ngập của người dân thủ phủ miền Tây

Bảo Trung |

Gần 2 ngày qua, mực nước từ thượng nguồn đổ về kết hợp với triều cường khiến cho nhiều tuyến đường ở trung tâm TP. Cần Thơ bị ngập sâu gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống mưu sinh của người dân...

Triều cường vượt báo động 3, TP. Hồ Chí Minh sẽ ngập nặng

MINH QUÂN |

Dự báo trong hai ngày 9 và 10.10, triều cường vượt báo động 3 có thể khiến nhiều khu vực trũng thấp ở TPHCM bị ngập nặng.

Vướng mắc dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng tại TPHCM: Doanh nghiệp mâu thuẫn, nhà nước bỗng... mất tiền

Ngô sơn |

Trước “cầu viện” của UBND TPHCM, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn hỏa tốc truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng liên quan dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng đang bị ngưng trệ gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng mỗi tháng. Phó Thủ tướng yêu cầu TPHCM phải chịu trách nhiệm toàn diện trong việc giải quyết vướng mắc.