TPHCM muốn khai thác siêu cảng biển 5,5 tỉ USD ở Cần Giờ từ năm 2027

MINH QUÂN |

TPHCM - Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ với tổng mức đầu tư gần 5,5 tỉ USD được TPHCM đặt mục tiêu triển khai xây dựng giai đoạn 2024 – 2026 và khai thác từ năm 2027.

Ban Cán sự đảng UBND TPHCM vừa trình lên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Theo đề án, vị trí đặt Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ tại khu vực Cù lao Con Chó (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ). Dự án có quy mô 7 km cầu cảng và 2 km bến sà lan với nhu cầu sử dụng đất khoảng 571 ha.

Do đó, Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có thể tiếp nhận tàu container lớn nhất thế giới hiện nay là 250.000 DWT (tương đương 24.000 TEU - một TEU tương đương container loại 20 feet), tàu trung chuyển có tải trọng từ 10.000 - 65.000 tấn và sà lan tải trong 8.000 tấn.

Tổng mức đầu tư siêu cảng này ước tính gần 129.000 tỉ đồng - tương đương hơn 5,45 tỉ USD. Dự án do Tập đoàn MSC - hãng tàu container tốp đầu thế giới đề xuất đầu tư theo 7 giai đoạn (giai đoạn cuối đến năm 2047).

TPHCM đặt mục tiêu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của thành phố và khu vực, tham gia vào chuỗi cung ứng vận tải thế giới với công suất dự kiến đến năm 2030 đạt 4,8 triệu TEU, đến năm 2047 đạt 16,9 triệu TEU.

Thành phố phấn đấu tổ chức đầu tư xây dựng dự án, đưa vào khai thác (giai đoạn 1, 2) trước năm 2030. Cụ thể, chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2023 – 2024, xây dựng giai đoạn 2024 – 2026 và khai thác cảng từ năm 2027.

Khi khai thác hết công suất vào năm 2047, mỗi năm Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ góp ngân sách 34.000 - 40.000 tỉ đồng thông qua các khoản thuế, phí, lệ phí.

Ngoài ra, dự án tạo việc làm cho khoảng 6.000 - 8.000 nhân viên, lao động làm việc tại cảng và tạo hàng chục ngàn việc làm cho lao động phục vụ các ngành dịch vụ hậu cần, trung tâm logistics và khu phi thuế quan...

Về tác động môi trường, theo đề án, vị trí cảng nằm trong vùng đệm của Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ nên không ảnh hưởng đến vùng lõi của khu dự sinh quyển này. Khu vực này không nằm trong các khu vực bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước của Thành phố.

Để giảm thiểu, ngăn ngừa tác động đến môi trường, cảng sẽ được phát triển đồng bộ, hiện đại, các thiết bị sử dụng tại cảng sử dụng điện, nhằm hạn chế cao nhất chất thải các loại ra môi trường.

Để kết nối với siêu cảng biển, giai đoạn từ nay đến năm 2030, TPHCM đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ, kết nối Nhà Bè với Cần Giờ. Đầu tư xây dựng nút giao thông đường Rừng Sác với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành tại xã Bình Khánh; nâng cấp, mở rộng các cầu trên đường Rừng Sác.

Giai đoạn sau năm 2030, thành phố đầu tư xây dựng đường kết nối từ vị trí xây dựng cảng với đường Rừng Sác; đường trên cao dọc theo đường Rừng Sác (từ nút giao đường Rừng Sác với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đến nút giao đường kết nối cảng tại xã Long Hòa).

TPHCM cũng nghiên cứu phát triển, hình thành tuyến đường sắt đô thị dọc theo đường Rừng Sác kết nối từ khu đô thị biển Cần Giờ với tuyến Metro số 4 tại huyện Nhà Bè.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Xây cầu, làm metro kết nối Khu đô thị lấn biển, cảng quốc tế Cần Giờ

MINH QUÂN |

TPHCM lên kế hoạch triển khai hàng loạt dự án cầu, đường, mở tuyến metro kết nối với dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ và Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

TPHCM làm 2 siêu dự án ở Cần Giờ: Bài toán bảo tồn và phát triển

MINH QUÂN |

TPHCM – Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và Khu đô thị lấn biển Cần Giờ được kỳ vọng là đòn bẩy, đánh thức tiềm năng huyện Cần Giờ, giúp TPHCM hoàn thành giấc mơ tiến ra biển sau nhiều năm ấp ủ. Bài toán đặt ra lúc này là phát triển kinh tế biển Cần Giờ nhưng không tác động bất lợi với môi trường.

TPHCM trước thách thức về môi trường khi làm 2 dự án 346.000 tỉ đồng ở Cần Giờ

MINH QUÂN |

TPHCM lên kế hoạch khởi công Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và Khu đô thị lấn biển Cần Giờ tổng vốn 346.000 tỉ đồng vào năm 2025 để tạo động lực tăng trưởng mới. Tuy nhiên, những tác động đến môi trường và hệ sinh thái khi triển khai 2 dự án này là thách thức TPHCM cần giải quyết.

Ồ ạt tình trạng rao bán đất ven sông sau khi san lấp, xây công trình "lậu"

Nhóm PV |

Không dừng lại ở việc lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên các diện tích đất đầm, ao hồ, ven sông, tại Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội) đất ven sông còn được rao bán, ngã giá công khai trong nhiều năm trở lại đây.

Công đoàn Việt Nam luôn trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân

PGS.TS Dương Văn Sao - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn |

Công đoàn Việt Nam đã đóng góp to lớn vào trang sử hào hùng, vẻ vang dựng nước, giữ nước của dân tộc, giai cấp công nhân; tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng xứng đáng với lòng tin yêu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Công nhân thất nghiệp về quê, người buôn bán nhỏ ế ẩm

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Tân Uyên, Bình Dương, công nhân thất nghiệp về quê, những dãy trọ trống trơn. Chủ kinh doanh nhà trọ bị giảm nguồn thu, người bán hàng tạp hóa mất khách hàng, các loại hình kinh doanh khác cũng bị ảnh hưởng.

Cơ chế "xin - cho" là cơ hội dẫn tới đất sống của "văn hoá phong bì"

Nhóm PV |

Trong phiên toà xét xử vụ án "chuyến bay giải cứu", nhiều bị cáo thừa nhận bị vướng vòng lao lý bởi cơ chế “xin - cho, văn hoá phong bì”. PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội - cho rằng, từ cơ chế "xin - cho" là một cơ hội, điều kiện nảy nở để phát sinh "văn hoá phong bì", nhiều cán bộ cũng bị lợi ích chi phối dẫn tới bị sa ngã.

Ông Putin đề xuất cung đường ngắn hơn thay thế kênh đào Suez

Ngọc Vân |

Tổng thống Vladimir Putin cho biết Hành lang Giao thông Bắc-Nam Quốc tế (INSTC) có thể vận chuyển hàng hóa của Nga tới châu Phi trên tuyến đường ngắn hơn so với qua kênh đào Suez.

Xây cầu, làm metro kết nối Khu đô thị lấn biển, cảng quốc tế Cần Giờ

MINH QUÂN |

TPHCM lên kế hoạch triển khai hàng loạt dự án cầu, đường, mở tuyến metro kết nối với dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ và Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

TPHCM làm 2 siêu dự án ở Cần Giờ: Bài toán bảo tồn và phát triển

MINH QUÂN |

TPHCM – Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và Khu đô thị lấn biển Cần Giờ được kỳ vọng là đòn bẩy, đánh thức tiềm năng huyện Cần Giờ, giúp TPHCM hoàn thành giấc mơ tiến ra biển sau nhiều năm ấp ủ. Bài toán đặt ra lúc này là phát triển kinh tế biển Cần Giờ nhưng không tác động bất lợi với môi trường.

TPHCM trước thách thức về môi trường khi làm 2 dự án 346.000 tỉ đồng ở Cần Giờ

MINH QUÂN |

TPHCM lên kế hoạch khởi công Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và Khu đô thị lấn biển Cần Giờ tổng vốn 346.000 tỉ đồng vào năm 2025 để tạo động lực tăng trưởng mới. Tuy nhiên, những tác động đến môi trường và hệ sinh thái khi triển khai 2 dự án này là thách thức TPHCM cần giải quyết.