TPHCM: Có thêm nhà máy đốt rác phát điện công suất 2.000 tấn/ngày

M.Q |

Nhà máy xử lý rác thải áp dụng công nghệ đốt phát điện với công suất xử lý 2.000 tấn rác/ngày, công suất phát điện 40MW với tổng mức đầu tư 5.000 tỉ đồng.

Ngày 16.10, Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cùng chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong và các cơ quan sở ngành đã phát động khởi công nhà máy đốt rác phát điện tại TP.Hồ Chí Minh.

Nhà máy được xây dựng tại Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (huyện Củ Chi) với công suất xử lý 2.000 tấn rác/ngày, công suất phát điện 40MW với tổng mức đầu tư 5.000 tỉ đồng.

Đây là nhà máy xử lý rác thải áp dụng công nghệ đốt phát điện thứ hai, sau dự án nhà máy Vietstar vừa được khởi công vào ngày 28.8 vừa qua.

Vị trí xây dựng nhà máy đốt rác phát điện.
Nhà máy đốt rác phát điện khi hoàn thành sẽ cho công suất phát điện 40MW.
Theo ông Ngô Xuân Tiệc - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa (chủ đầu tư), ưu điểm của công nghệ đốt rác phát điện là khép kín từ khâu tiếp nhận đến khâu xả thải cuối cùng, không phát tán mùi hôi, đồng thời có nhiều đặc điểm phù hợp với điều kiện rác chưa qua phân loại đầu nguồn tại Việt Nam.

Ông Tiệc cho biết sau khi hoàn thành giai đoạn 1, nếu được UBND thành phố cho phép, Công ty sẽ thực hiện giai đoạn 2 với công suất 3.000 tấn rác/ngày cùng trên diện tích hiện hữu 20ha, qua đó nâng tổng công suất đốt rác phát điện lên 5.000 tấn rác/ngày.

Tại lễ khởi công, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, mỗi ngày thành phố phải xử lý hơn 9.000 tấn rác thải sinh hoạt chưa kể rác thải công nghiệp, y tế. Vì thế đòi hỏi phải có công nghệ xử lý hiện đại, trong đó có công nghệ đốt phát điện, vì sự phát triển bền vững của thành phố.

Theo ông Phong, sắp tới, thành phố cũng sẽ khởi công dự án nhà máy đốt rác phát điện khác, nâng tổng công suất các nhà máy đã và đang được xây dựng (nhà máy Đa Phước, Tâm Sinh Nghĩa, Vietstar và dự án của Công ty Môi trường đô thị thành phố) lên hơn 7.000 tấn/ngày.

Ngoài ra, từ nay đến năm 2020, thành phố sẽ đấu thầu lựa chọn thêm 2 nhà máy đốt phát điện với tổng công suất 2.000 tấn ngày, từ đó nâng tổng công suất xử lý rác 9.000 tấn/ngày. “Như vậy đến năm 2020 sẽ có hơn 50% khối lượng rác thải sinh hoạt tại thành phố được xử lý bằng công nghệ đốt phát điện” - ông Nguyễn Thành Phong – chia sẻ.

M.Q
TIN LIÊN QUAN

TPHCM phân loại rác tại nguồn: Trước cửa nhiều nhà vẫn là bịch rác hỗn hợp

MINH QUÂN |

Theo Quyết định 12/2019/QĐ-UBND của UBND TPHCM, từ hôm 1.6, muốn được thu gom rác trước cửa nhà, người dân TPHCM phải phân rác thành 3 loại (hữu cơ, tái chế, rác thải còn lại). Song ghi nhận thực tế những ngày qua tại một số tuyến phố ở TPHCM, trước cửa nhiều nhà vẫn chỉ là những bịch rác hỗn hợp.

Người dân TPHCM bắt đầu phân loại rác: Phân như thế nào và rác phân loại đi về đâu?

Huân Cao |

Bắt đầu từ ngày hôm nay 24.11, người dân TPHCM phải tự phân rác thành 3 loại, nếu không thực hiện có thể bị phạt đến 20 triệu đồng. Vậy phân như thế nào, số rác được phân loại sẽ đi về đâu và được xử lý ra sao?

Từ 24.11, người dân TP HCM không phân loại rác sẽ bị từ chối thu gom rác

ĐÔNG ANH |

Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND, do Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến ký ngày 14.11, ban hành quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn TP. Quyết định này sẽ có huy hiệu lực từ ngày 24.11.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

TPHCM phân loại rác tại nguồn: Trước cửa nhiều nhà vẫn là bịch rác hỗn hợp

MINH QUÂN |

Theo Quyết định 12/2019/QĐ-UBND của UBND TPHCM, từ hôm 1.6, muốn được thu gom rác trước cửa nhà, người dân TPHCM phải phân rác thành 3 loại (hữu cơ, tái chế, rác thải còn lại). Song ghi nhận thực tế những ngày qua tại một số tuyến phố ở TPHCM, trước cửa nhiều nhà vẫn chỉ là những bịch rác hỗn hợp.

Người dân TPHCM bắt đầu phân loại rác: Phân như thế nào và rác phân loại đi về đâu?

Huân Cao |

Bắt đầu từ ngày hôm nay 24.11, người dân TPHCM phải tự phân rác thành 3 loại, nếu không thực hiện có thể bị phạt đến 20 triệu đồng. Vậy phân như thế nào, số rác được phân loại sẽ đi về đâu và được xử lý ra sao?

Từ 24.11, người dân TP HCM không phân loại rác sẽ bị từ chối thu gom rác

ĐÔNG ANH |

Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND, do Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến ký ngày 14.11, ban hành quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn TP. Quyết định này sẽ có huy hiệu lực từ ngày 24.11.