TPHCM: Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, tiến tới đô thị thông minh

MINH QUÂN |

Để nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi, ổn định, an toàn; lấy người dân, doanh nghiệp là đối tượng phục vụ để trở thành điểm đến đầu tư lý tưởng. Việc cải thiện môi trường đầu tư đã được TP.Hồ chí Minh xác định là chủ đề của năm 2021 bên cạnh nội dung “xây dựng chính quyền đô thị”.

Thu hút nguồn lực trong dân và đầu tư từ nước ngoài

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nêu rõ: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố (GRDP) bình quân hằng năm là 8%, duy trì tỉ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP trên 60%.

Theo Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, để đạt được mục tiêu trên, thành phố đang quyết liệt thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Bởi có cải thiện môi trường đầu tư mới thu hút được nguồn lực trong dân và đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên, theo nhận định của Chủ tịch UBND TPHCM, thời gian qua việc thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, TPHCM chọn chủ đề năm 2021 của thành phố là: “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”, trong đó trọng tâm chú ý đến các giải pháp thúc đẩy cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh và đầu tư.

UBND TPHCM đã nêu ra yêu cầu “5 có” cho nâng cao, cải thiện môi trường đầu tư. Đó là có thời hạn giải quyết; có người chịu trách nhiệm; có sự tham gia của doanh nghiệp trong xây dựng quy trình quản lý và đánh giá thực hiện quy trình; có sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội; cuối cùng là có chế tài và khen thưởng.

Ông Nguyễn Thành Phong cho biết, để có kết quả tích cực, trong năm 2021, trước hết là xác định và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các sở, ngành thành phố trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời, UBND thành phố duy trì và phát huy hơn nữa hiệu quả của Tổ công tác đầu tư trong giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp. Xây dựng triển khai ngay kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; đặc biệt cải cách thủ tục hành chính có liên quan phục vụ công tác đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp.

Mặt khác, thành phố tập trung thực hiện các giải pháp mạnh mẽ cải thiện CPI (chỉ số giá tiêu dùng), nhất là các chỉ tiêu thành phần còn hạn chế như chi phí gia nhập thị trường, tính năng động của chính quyền, khả năng tiếp cận đất đai, hiệu quả thực thi các cam kết pháp lý…

Đối với lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, thành phố tập trung thu hút có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặt khác, thành phố cũng đang tập trung đẩy mạnh liên kết vùng, phối hợp sản xuất hàng xuất khẩu chuyển dịch đến các công đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế so sánh giữa TPHCM và các tỉnh, thành phía Nam.

Tiến tới đô thị thông minh

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, cũng đặt mục tiêu: “Đến năm 2025: Là đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, đi đầu trong đổi mới sáng tạo, có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. GRDP bình quân đầu người đạt 8.500USD”.

Theo ông Lê Quốc Cường - Phó Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TPHCM - đề án xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025 là một đề án quan trọng mà TPHCM dành nhiều nguồn lực thực hiện gần 3 năm qua. Đề án xây dựng tập trung vào 4 trụ cột chủ yếu: Kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở; Trung tâm điều hành đô thị thông minh; Trung tâm mô phỏng dự báo kinh tế - xã hội và Trung tâm an toàn thông tin TP.

Đến nay, diện mạo 4 trụ cột cơ bản được định hình. Cùng với đó là sự hình thành của những “đô thị thông minh thu nhỏ” tại quận 1 và 12. Từ những kết quả khả quan từ 2 đơn vị thí điểm trên, tháng 2.2020, TP triển khai xây dựng thêm 22 dự án đô thị thông minh tại các quận, huyện còn lại. Một số lĩnh vực như: Giao thông, chống ngập, quy hoạch... cũng đang triển khai các mô hình, ứng dụng thông minh để phục vụ người dân.

Ông Lê Quốc Cường cho biết, TPHCM đang bước vào thực hiện giai đoạn 2 của đề án, các giải pháp thông minh chuyên ngành đã khởi động triển khai từ giai đoạn 1 sẽ tiếp tục được mở rộng. HĐND TPHCM đã thông qua 5 dự án thuộc đề án với tổng mức đầu tư là 2.673 tỉ đồng và đã thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 29 dự án với tổng mức đầu tư 2.754 tỉ đồng. TPHCM sẽ tập trung triển khai nhiều giải pháp thông minh trong các lĩnh vực chuyên ngành một cách đồng bộ, giúp giải quyết các vấn đề quan trọng của TP trong nhiều lĩnh vực.

Một nội dung cần đẩy mạnh là việc tích hợp đầy đủ các camera của các quận, huyện, hệ thống giao thông và Công an TP về trung tâm điều hành chỉ huy. Nâng cấp Trung tâm điều hành y tế thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đưa ra những dự báo, cảnh báo xu hướng bệnh tật trên thế giới cũng như tại Việt Nam; kết nối với các chuyên gia, bác sĩ trong nước và hơn 100 bệnh viện tại 12 quốc gia trên thế giới, từ đó thực hiện chuyển giao công nghệ giúp ngành Y tế TP nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng khám chữa bệnh. Nâng cấp và triển khai hiệu quả Trung tâm điều hành giáo dục thông minh giúp hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành hệ thống giáo dục bằng các công cụ thông minh.

“Tầm nhìn về xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh đến năm 2025 là phát triển kinh tế ngày càng bền vững, trên nền tảng khai thác tốt nhất các nguồn lực, với người dân là trung tâm của đô thị” - ông Cường nói.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Đến năm 2025: Xây dựng ít nhất 3 đô thị thông minh có mạng 5G

Thế Lâm |

Theo Chiến lược Quốc gia về Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, đến năm 2025, cả nước có ít nhất 3 đô thị thông minh và triển khai mạng 5G tại các đô thị này.

Bình Dương: Phát triển vượt bậc, hình thành các đô thị thông minh hiện đại

Đ.TRỌNG |

Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, Bình Dương đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực, đặc biệt, ngành công nghiệp của tỉnh liên tục gặt hái những thành công vượt bậc. Đến nay, toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp (KCN) và 12 cụm công nghiệp với hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại, trong đó có những khu công nghiệp kiểu mẫu của cả nước. Cùng với sự phát triển của công nghiệp đã hình thành vùng đô thị thông minh hiện đại.

Bến Tre xây dựng đô thị thông minh

Kỳ Quan |

TP. Bến Tre đang thí điểm xây dựng đô thị thông minh tương xứng với cực phát triển trong chuỗi đô thị phía Đông vùng Tây Nam bộ, kết nối TP.HCM với các thành phố lớn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Đến năm 2025: Xây dựng ít nhất 3 đô thị thông minh có mạng 5G

Thế Lâm |

Theo Chiến lược Quốc gia về Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, đến năm 2025, cả nước có ít nhất 3 đô thị thông minh và triển khai mạng 5G tại các đô thị này.

Bình Dương: Phát triển vượt bậc, hình thành các đô thị thông minh hiện đại

Đ.TRỌNG |

Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, Bình Dương đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực, đặc biệt, ngành công nghiệp của tỉnh liên tục gặt hái những thành công vượt bậc. Đến nay, toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp (KCN) và 12 cụm công nghiệp với hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại, trong đó có những khu công nghiệp kiểu mẫu của cả nước. Cùng với sự phát triển của công nghiệp đã hình thành vùng đô thị thông minh hiện đại.

Bến Tre xây dựng đô thị thông minh

Kỳ Quan |

TP. Bến Tre đang thí điểm xây dựng đô thị thông minh tương xứng với cực phát triển trong chuỗi đô thị phía Đông vùng Tây Nam bộ, kết nối TP.HCM với các thành phố lớn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.