TP Hồ Chí Minh khai thác tối đa phát triển loại hình du lịch đường thủy

Thanh Chân |

Hiện nay, TPHCM triển khai nhiều sản phẩm du lịch đường thủy nhằm khai thác tối đa tiềm năng của loại hình này. Đây cũng là điểm khác biệt để TPHCM cạnh tranh với các nước khác trong khu vực và hút khách quốc tế.

Đa dạng sản phẩm du lịch đường thủy

TPHCM có trên 47 chương trình tour, gói, sản phẩm đường thủy của hơn 18 doanh nghiệp du lịch kinh doanh dịch vụ vận chuyển phương tiện thủy.

Thành phố có 3 nhóm sản phẩm chính gồm các tour tầm ngắn (khu vực bến Bạch Đằng, Cảng Sài Gòn, khu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè…), các tour tầm trung (tour du lịch đi Cần Giờ, tour du lịch đi Củ Chi) và các tour tầm xa như đi từ khu vực bến Bạch Đằng đến Đồng bằng sông Cửu Long và liên tuyến đến Campuchia.

Có thể thấy rằng, sản phẩm du lịch đường thủy ngày càng được đa dạng, từ các tuyến du lịch tầm ngắn, tầm trung, tầm xa, tầm xa liên vận quốc tế và đa dạng các loại phương tiện đường thủy.

Hiện nay, hàng loạt sản phẩm du lịch đường thủy được triển khai nhằm kích cầu thị trường, thu hút khách đến thành phố. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để hút khách đến thành phố trong năm 2024.

Gần đây nhất, một loại hình phương tiện đường thủy mới xuất hiện tại TPHCM - buýt sông 2 tầng (Saigon WaterGo) đưa người dân và du khách thưởng ngoạn, khám phá toàn cảnh sông Sài Gòn. Điểm khác biệt của buýt sông hai tầng so với buýt sông đã ra mắt trước đó là không gian mở ở tầng 2.

Theo ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty Thường Nhật, đơn vị sở hữu Saigon WaterGo, đồng thời là đơn vị sở hữu buýt sông Saigon WaterBus, hiện loại hình buýt sông được đông đảo người dân, du khách lựa chọn. Mỗi ngày, Saigon WaterBus đón khoảng hơn 4.000 khách. Đây là tín hiệu tích cực để triển khai sản phẩm du lịch mới trên sông.

Trước đó, tại Tuần lễ Du lịch TPHCM năm 2023 hay Lễ hội Sông nước TPHCM lần đầu tiên được tổ chức 7 tour, tuyến khởi hành định kỳ hàng ngày và 10 tuyến du lịch đường thủy.

Điểm nhấn khác biệt, tăng độ cạnh tranh của du lịch TPHCM

Vào giữa tháng 12.2023, TPHCM đón đoàn khách du lịch đến từ Ấn Độ trải nghiệm tour đường sông ở TPHCM. Cụ thể, đoàn 320 khách du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, triển lãm) đến từ Ấn Độ trải nghiệm tuyến tham quan tour đường sông tầm xa với gần 20 cano cao tốc đi từ TPHCM đến khu vực miền Tây (Mỹ Tho, Tiền Giang).

Với mạng lưới sông, kênh dày đặc khoảng 913km đường thủy, TPHCM có lợi thế để phát triển sản phẩm du lịch đường thủy. Từ đó, tạo điểm nhấn thu hút khách, tăng độ cạnh tranh của du lịch TPHCM với các khu vực.

Nhận định về tiềm năng của du lịch đường thủy của TPHCM, ông Lê Trương Hiền Hòa - Phó Giám đốc Sở Du lịch TPHCM - cho biết, du lịch đường thủy đang trở thành một trong các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt của thành phố nhằm thỏa mãn nhu cầu khách du lịch quốc tế và nội địa. Đường thủy vừa là lợi thế vừa là điểm mạnh của TPHCM. Vì vậy, dòng sản phẩm này cần được khai thác một cách hiệu quả.

Sở Du lịch TPHCM cũng đã tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy TPHCM giai đoạn 2023 - 2025, nhằm đa dạng hóa các sản phẩm, phát huy tiềm năng du lịch.

Năm 2024, ngành du lịch đặt mục tiêu tập trung hoàn thiện, nâng chất các sản phẩm du lịch hiện có của thành phố, bao gồm sản phẩm du lịch đường thủy nội đô và liên tuyến gắn với các tỉnh, thành.

Đồng thời, tổ chức và nâng chất 8 sự kiện thường niên, gồm Lễ hội Sông nước lần 2 năm 2024.

Theo kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy TPHCM giai đoạn 2023 - 2025 do UBND TPHCM ban hành, đến năm 2025, sản phẩm du lịch đường thủy sẽ được khai thác trên tất cả các tuyến sông Sài Gòn liên kết Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Long An, Bến Tre và các tuyến kênh nội đô với ít nhất là 10 chương trình.

Bên cạnh đó, khai thác các chương trình du lịch kết nối từ các cảng biển với các tuyến đường sông. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch đường thủy trở thành một trong các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch tạo nét khác biệt cho TPHCM, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên địa bàn.

Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

Chi hơn 58 tỉ đồng để phát triển du lịch đường thủy ở Hậu Giang

Tạ Quang |

Hậu Giang - UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch phát triển du lịch đường thủy trên địa bàn. Dự kiến tổng vốn thực hiện là 58,572 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước; nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Tiềm năng nào cho du lịch đường thủy của TP Hồ Chí Minh?

Thanh Chân - Ngọc Lê |

TP Hồ Chí Minh - Thành phố có mạng lưới sông, kênh dày đặc với 913km đường thủy, 101 tuyến, tương đương 50% mạng lưới giao thông đường bộ. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống sản phẩm du lịch đường thủy hiện nay còn chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế sông của TPHCM vẫn còn bỏ ngỏ với nhiều điểm nghẽn.

Gia hạn ga tàu cao tốc bến Bạch Đằng, người dân tấp nập du lịch đường thủy

NHÓM PV |

TP Hồ Chí Minh - Bến tàu cao tốc thủy nội địa tại cầu tàu số 2 công viên bến Bạch Đằng hiện do Công ty TNHH Công Nghệ Xanh DP (Greenlines DP) khai thác đã tiếp tục được hoạt động, đưa người dân, du khách từ TPHCM đi Cần Giờ hoặc Vũng Tàu và ngược lại. Người dân và khách du lịch có thể tiếp tục lựa chọn phương tiện du lịch đường thủy để trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ sắp tới.

Bắt tạm giam cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Chè Việt Nam

Việt Dũng |

Cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty chè Việt Nam Nguyễn Thiện Toàn bị bắt tạm giam với cáo buộc liên quan đến sai phạm gây thất thoát tài sản.

5 bước thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt tại Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đảm bảo 100% người dân đã có tài khoản và mong muốn chi trả qua tài khoản trong dịp Tết Nguyên đán 2024 được thực hiện chi trả chế độ an sinh xã hội qua tài khoản.

Về Cao Bằng thăm thủ phủ ngói âm dương Lũng Rì hàng trăm tuổi

Tân Văn |

Cao Bằng - Làng nghề làm ngói âm dương Lũng Rì đã tiếp nối tiếp qua nhiều đời, nhưng đến nay nét đẹp truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một.

Hà Nội khởi động đoạn vành đai gần 2.600 tỉ đồng qua quận Thanh Xuân

HỮU CHÁNH |

Hà Nội sắp tiến hành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công Dự án xây dựng đường Vành đai 2,5 (đoạn Nguyễn Trãi - Đầm Hồng) dài 1,6km, tổng vốn 2.570 tỉ đồng.

Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ đạo giải quyết dứt điểm nợ lương giảng viên

Hoàng Bin |

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Văn Dũng khẳng định: “Quan điểm của Tỉnh ủy là phải giải quyết dứt điểm nợ lương và các chế độ khác của người lao động (NLĐ) tại Trường Cao đẳng Y tế (CĐYT) Quảng Nam trước Tết Nguyên đán".

Chi hơn 58 tỉ đồng để phát triển du lịch đường thủy ở Hậu Giang

Tạ Quang |

Hậu Giang - UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch phát triển du lịch đường thủy trên địa bàn. Dự kiến tổng vốn thực hiện là 58,572 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước; nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Tiềm năng nào cho du lịch đường thủy của TP Hồ Chí Minh?

Thanh Chân - Ngọc Lê |

TP Hồ Chí Minh - Thành phố có mạng lưới sông, kênh dày đặc với 913km đường thủy, 101 tuyến, tương đương 50% mạng lưới giao thông đường bộ. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống sản phẩm du lịch đường thủy hiện nay còn chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế sông của TPHCM vẫn còn bỏ ngỏ với nhiều điểm nghẽn.

Gia hạn ga tàu cao tốc bến Bạch Đằng, người dân tấp nập du lịch đường thủy

NHÓM PV |

TP Hồ Chí Minh - Bến tàu cao tốc thủy nội địa tại cầu tàu số 2 công viên bến Bạch Đằng hiện do Công ty TNHH Công Nghệ Xanh DP (Greenlines DP) khai thác đã tiếp tục được hoạt động, đưa người dân, du khách từ TPHCM đi Cần Giờ hoặc Vũng Tàu và ngược lại. Người dân và khách du lịch có thể tiếp tục lựa chọn phương tiện du lịch đường thủy để trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ sắp tới.