Mẹ của bé trai bị bố ruột, mẹ kế hành hạ ở Hà Nội:

"Tôi dành tất cả tình yêu của mình để chăm lo con, không để con khổ thêm nữa"

Cường Ngô |

Hơn nửa năm xảy ra vụ việc bé Trần Gia Khang (tên nhân vật đã được thay đổi) bị bố ruột, mẹ kế bạo hành suốt 2 năm trời, không cho đi học khiến bé phải trốn chạy, cầu cứu ông bà nội, hiện cuộc sống của bé đang dần ổn định. Việc học tập của Gia Khang tiến triển tốt hơn. Khang đã bắt kịp được bạn bè trong học tập, sống chan hòa hơn, không còn khép nép như trước.

Bé tăng 15 kg, được học sinh giỏi

Nhiều người chưa quên vụ bé trai 10 tuổi bị bạo hành đến rạn sọ não gây rúng động dư luận nửa năm trước. Điều đáng buồn, cháu bé bị chính bố đẻ và người mẹ kế bạo hành suốt nhiều năm. Hiện tại, vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra, chưa được đưa ra xét xử sơ thẩm.

Theo phản ánh, suốt 2 năm trời, bé Trần Gia Khang không được đi học, bị bố ruột, mẹ kế dùng roi làm từ móc phơi quần áo đánh đập. Không chịu được cuộc sống “tù ngục”, những trận đòn “thập tử nhất sinh” của bố, bé Trần Gia Khang đã trốn chạy, cầu cứu ông bà nội.

Bé Gia Khang sợ hãi khi nhớ lại thời gian ở cùng với bố và mẹ kế. “Mẹ kế (tên Trinh - PV) là người hay đổ thừa cho con những việc xấu. Mỗi lần ba Nam đi làm về, cô Trinh đều kể lỗi, để ba Nam đánh con. Ba Nam rất nghe lời cô ấy. Không vừa lòng điều gì, cô dùng đũa, thìa, móc quần áo đánh con. Cô Trinh đánh vào tất cả các vị trí, từ đầu, tai, cổ, sau gáy, cạnh sườn, hông, chân và tay. Những lần đánh như vậy, con xin, cô không tha. Con không chịu nổi nữa, soạn quần áo, trốn đi, cầu cứu ông bà nội”, bé Trần Gia Khang chia sẻ.

Cũng theo bé Khang: "Hai năm ở với bố và mẹ kế, con không ăn ngon được bữa nào, không được ăn hoa quả, không được ăn thịt, chỉ ăn mì tôm sống, cơm nguội, bánh mì khô. Con cũng không được đi học. Đầu năm lớp 3, con được ba đưa đi học hè 1 buổi, sau đó, ba đến nói chuyện với cô giáo bảo cho con về đi du lịch. Từ đó đến nay, con không được đi học nữa. Con rất ao ước được quay lại trường học, con nhớ thầy cô, bạn bè".

Chạy thoát khỏi nơi "tù ngục", bé Khang đã về ở với mẹ ruột - chị Nguyễn Thị Ngân được gần nửa năm. Cuộc sống của cháu bé có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Chia sẻ với Báo Lao Động, chị Ngân (mẹ của bé Trần Gia Khang) cho biết, hiện 3 mẹ con chị sống trong căn nhà nhỏ ở phố Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), tâm lý của con trai đã ổn định, không khí gia đình ấm áp.

Cũng theo chị Ngân, việc học tập của bé Trần Gia Khang - sau thời gian bị đình trệ, nay tiến triển tốt hơn. Khang đã bắt kịp được bạn bè trong học tập, sống chan hòa hơn, không còn khép nép như trước.

"Sau thời gian bị bố ruột, mẹ kế bạo hành, con đã về ở với tôi. Tôi dành tất cả tình yêu của mình để chăm lo, động viên con, không để con khổ thêm nữa. Ngoài ra, ông bà ngoại, hàng xóm, cùng thầy cô, bạn bè ở trường cũng giúp con rất nhiều. Hiện con đã được 40 cân, tăng 15 cân so với lúc trước", chị Ngân bộc bạch.

Cũng theo người mẹ, thời gian đầu quay lại trường học, Gia Khang học chậm so với các bạn đồng trang lứa. “Lúc đầu mới quay lại học, cô giáo bảo ở lớp con thường nói nhiều lắm. Thích nói chuyện kinh khủng, có lẽ vì sống cuộc sống "tù ngục" quá lâu nên tâm lý của con mới như vậy", chị Ngân kể.

Hiện tại việc học của Gia Khang tốt hơn rất nhiều. Năm học vừa rồi, con trai được học sinh giỏi. Hằng ngày, con đi học về, đến chiều thì đi đá bóng, học tiếng Anh. Ông bà nội của Khang cũng rất quan tâm, đưa cu cậu đi học thêm.

"Khang rất thích đá bóng, tôi cho con tham gia chơi ở gần nhà, quan trọng là tôi muốn con hòa đồng với mọi người. Ở nhà cháu chơi với em gái, không còn buồn nữa. Gia đình tôi giờ làm tất cả để con quên đi ký ức ấy", chị Ngân chia sẻ.

Tuy nhiên, chị Ngân cũng cho biết, ký ức về vụ việc kinh hoàng vẫn chưa ra khỏi trí nhớ của con chị, thỉnh thoảng cháu bé lại nhớ một số chi tiết, mang ra kể với mẹ và bà ngoại. "Với những trận đòn roi kinh hoàng như vậy, làm sao "phẳng" lại đây, làm sao tươi nguyên được khi ký ức của con đã ám ảnh, sợ hãi, hoảng hốt. Bằng tất cả tình yêu thương của người mẹ, tôi sẽ cố gắng bù đắp cho con, mong con quên đi nỗi đau ấy".

"Tôi không xin giảm án cho những người đã bạo hành con tôi"

Theo lời chị Ngân, tháng 5 vừa qua, chị đã lên Tòa án nhân dân TP Hà Nội để hỏi lịch trình xét xử vụ án, thì được họ thông báo tòa đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung hành vi của người mẹ kế.

Chị Ngân mong muốn pháp luật xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội danh. "Tôi không xin giảm án cho hai người họ, bởi những gì họ đã gây ra cho con trai tôi là quá tàn nhẫn, họ phải chịu trừng phạt thích đáng cho những gì mà mình đã gây ra đối với một đứa trẻ.

Tôi cũng không đòi hỏi gì thêm nữa, nếu có bồi thường hay mức án tòa phán xét thế nào tôi cũng sẽ đồng ý. Tôi mong vụ việc sẽ sớm kết thúc, bởi tôi đã rất mệt mỏi, con tôi cũng thế", chị Ngân nói.

Liên quan đến sự việc trên, ngày 12.3, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã khởi tố bị can Trần Hoài Nam (35 tuổi, ở quận Ba Đình) thêm tội Cố ý gây thương tích. Trước đó, Nam và vợ hai Phạm Thị Tú Trinh (34 tuổi) bị khởi tố về tội ngược đãi con, theo Điều 151 Bộ Luật hình sự 1999.

Theo cơ quan công an, ngày 5.12.2017, sau trận đòn từ mẹ kế vì “nghi ăn vụng thịt bò vừa hầm”, bé Khang đã nghĩ đến việc trốn khỏi căn nhà đang ở cùng bố và mẹ kế tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. 17h cùng ngày, khi bố và mẹ kế ra ngoài, cậu bé cầm 5.000 đồng chạy ra gặp xe ôm ở đầu ngõ, xin đưa về nhà ông bà nội.

Hiện, Nam bị bắt giữ để điều tra. Tại cơ quan điều tra, "ông bố bạo hành con" khai, đã uốn chiếc móc áo nhôm thành roi, bắt con nằm úp mặt hoặc đứng sát vào tường để “dạy dỗ con”. Có khi Nam dùng muôi múc canh đánh vào đầu, đạp con rạn xương sườn.

Đến nay, cơ quan điều tra xác định, ngoài ngược đãi con, Nam còn gây thương tích cho bé trai này với tỷ lệ là 22%. Người mẹ kế gây tổn thương cho cậu bé là 3% nên cơ quan công an đã xử phạt hành chính về hành vi này. 

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia mách nước “diệt tận gốc” tình trạng bảo mẫu bạo hành trẻ em

Thảo Anh |

Tiến sĩ Trần Thành Nam - giảng viên chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: Với những người đến với nghề bảo mẫu vì miếng cơm manh áo chứ không xuất phát từ tình yêu trẻ con thì “kỷ luật không nước mắt” vốn là điều xa xỉ.

Infographic: Điểm lại những vụ bạo hành như thời trung cổ từng chấn động dư luận

Ngô Phong |

Nhìn lại quá khứ từng xảy ra rất nhiều vụ bạo hành, tra tấn người làm thuê, người thân... bằng những công cụ dã man như thời trung cổ. Những kẻ gây ra thương tật suốt đời cho người khác cũng đã bị pháp luật trừng trị đích đáng bằng những hình phạt nghiêm minh.

Gia cảnh nạn nhân trong vụ bạo hành người làm thuê như thời trung cổ

Hoàng Tỷ |

Là con út trong gia đình nghèo khó tại thôn Pêng Siêl, xã Đăk Pét thuộc huyện miền núi Đăk Glei tỉnh Kon Tum. Bố mẹ bệnh tật, anh chị em nghèo, Y Nhiêu phải lên Gia Lai xin việc làm.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chuyên gia mách nước “diệt tận gốc” tình trạng bảo mẫu bạo hành trẻ em

Thảo Anh |

Tiến sĩ Trần Thành Nam - giảng viên chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: Với những người đến với nghề bảo mẫu vì miếng cơm manh áo chứ không xuất phát từ tình yêu trẻ con thì “kỷ luật không nước mắt” vốn là điều xa xỉ.

Infographic: Điểm lại những vụ bạo hành như thời trung cổ từng chấn động dư luận

Ngô Phong |

Nhìn lại quá khứ từng xảy ra rất nhiều vụ bạo hành, tra tấn người làm thuê, người thân... bằng những công cụ dã man như thời trung cổ. Những kẻ gây ra thương tật suốt đời cho người khác cũng đã bị pháp luật trừng trị đích đáng bằng những hình phạt nghiêm minh.

Gia cảnh nạn nhân trong vụ bạo hành người làm thuê như thời trung cổ

Hoàng Tỷ |

Là con út trong gia đình nghèo khó tại thôn Pêng Siêl, xã Đăk Pét thuộc huyện miền núi Đăk Glei tỉnh Kon Tum. Bố mẹ bệnh tật, anh chị em nghèo, Y Nhiêu phải lên Gia Lai xin việc làm.