Toạ đàm trực tuyến "Thực hiện văn hoá công sở và nơi công cộng"

Nhóm PV |

Sáng nay 11.12, diễn ra tọa đàm “Thực hiện văn hoá công sở và nơi công cộng”, được tường thuật trực tuyến trên Laodong.vn. Buổi tọa đàm có sự tham gia của 2 vị khách mời là diễn viên/giáo viên Lương Giang và trung tá Vũ Xuân Hà Thái.

10h: Buổi tọa đàm kết thúc.

MC: Thưa quý vị, có một câu nói đại ý rằng: Bạn có thể nhận được nhiều điều lành, từ nhiều hình thức khác nhau, nhưng có lẽ những điều ấm áp nhất là khi chúng ta vô tình nhận được lòng tốt từ một ai đó xa lạ. Và bất cứ khi nào bạn muốn nói câu: “Đó không phải chuyện của mình!”, khi thấy ai đó cần giúp đỡ, thì những câu chuyện vừa được chia sẻ bởi hai khách mời có thể nhắc nhở bạn phải nghĩ lại lần nữa.

Thông qua buổi tọa đàm, Báo Lao Động mong muốn, trong thời gian tới, mỗi cơ quan, ban ngành bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức cũng cần chú ý đào tạo về các kỹ năng xử lý công việc, ứng xử với người dân… qua đó, phát huy hơn nữa văn hóa công vụ ở mỗi đơn vị, cơ quan.

 
Ảnh: Tô Thế

9h57: Thưa hai vị khách mời, cán bộ, công chức, người lao động cần làm gì để ứng xử nơi công cộng cho đúng chuẩn?

- Diễn viên/giáo viên Lương Giang: Ngay từ khi mới bắt đầu chương trình toạ đàm ngày hôm nay, bản thân tôi là công chức nhà nước nhưng tôi vẫn luôn học hỏi. Tôi vẫn luôn học cách ứng xử để giao tiếp với cấp trên như thế nào, với đồng nghiệp như thế nào. Tôi luôn đọc sách để có thêm nhiều kiến thức. Khi mà chúng ta có cách cư xử đúng mực thì điều đó giúp chúng ta tốt hơn rất nhiều trong cuộc sống.

Tôi ra trường năm 2008, khi đó tôi luôn rất sợ cấp trên mà không dám nói ý kiến của mình. Sau đó, khi đã trưởng thành, tôi thấy rằng nếu mình cứ khép nép thì tôi sẽ không thể thăng tiến trong công việc. Và bây giờ tôi nghĩ nếu mình có cách giao tiếp, ứng xử thì cuộc sống sẽ tốt hơn. Tôi phải học cách làm chủ bản thân mình.

Tôi nghĩ 4 xin 4 luôn phải tuỳ trường hợp và tuỳ người. Mỗi người phải tự biết mình là ai, mình phải ứng xử như thế nào cho phù hợp với cấp trên, với đồng nghiệp. Tôi cực kỳ thích trẻ con nên rất muốn làm việc với trẻ con. Khi tôi làm việc với trẻ tự kỷ thì có đôi khi các bạn gặp vấn đề trong giao tiếp, nên khi đó tôi thấy cần phải kiên nhẫn. Và với các người nhà giáo thì phải có tình yêu thương với trẻ con rất lớn.

- Trung tá Vũ Xuân Hà Thái: Theo tôi, chúng ta cố gắng học các đồng nghiệp, học mọi người xung quanh để hoàn thiện bản thân mình. Qua đó, chúng ta có cách ứng xử tốt. Chúng ta cố gắng làm nhiều việc tốt.

9h54: Hiện nay, không ít công chức vẫn hiểu “văn hóa công vụ” với “4 xin, 4 luôn”: Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ” chỉ dành cho nơi làm việc. Thực tế thì trước khi làm một cán bộ chuẩn mực, một công chức chuẩn mực, trước hết phải là một công dân chuẩn mực, một công dân gương mẫu. Quan điểm của diễn viên, nhà giáo Lương Giang và trung tá Vũ Xuân Hà Thái thế nào?

- Diễn viên/giáo viên Lương Giang: Tôi thấy điều đó rất hay, vì đó là nét văn hoá đẹp và rất lịch sự. Cá nhân tôi phải làm việc theo pháp luật để trở thành một công dân tốt. Khi ai giúp gì cho tôi, tôi luôn dành lời cảm ơn, còn khi sai, tôi luôn xin lỗi. Tôi nghĩ khi xã hội có tình yêu thương thì cả xã hội sẽ cởi mở với nhau hơn.

- Trung tá Vũ Xuân Hà Thái: Chúng ta hãy cố gắng lan toả cả trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ nơi công sở.

9h50: Vụ việc bà Lê Thị Hiền - một cán bộ Công an quận Đống Đa, Hà Nội - có hành vi lăng mạ, xúc phạm nhân viên hàng không đang khiến dư luận nổi sóng, bức xúc cho thấy văn hóa ứng xử nơi công cộng của một bộ phận cán bộ, công chức đang có những lỗ hổng mà các quy định hiện nay dường như chưa đủ tính răn đe? Ý kiến của ông/bà thế nào?

- Trung tá Vũ Xuân Hà Thái: Qua sự việc đó, theo quan điểm của cá nhân tôi thì đó là bài học cho cán bộ Công an nhân dân cho việc ứng xử. Việc phấn đấu, rèn luyện không phải ngày một ngày hai mà là cả quá trình dài tu luyện.

- Diễn viên – giáo viên Lương Giang: Với tôi, hành vi lăng mạ người khác là không chấp nhận được. Vụ việc của những cán bộ trên là bài học cho mọi người. Là con người thì ai cũng muốn được tha thứ. Tôi có theo dõi vụ việc, sau đó các cá nhân có gửi thư xin lỗi. Tôi nghĩ chúng ta nên có sự tha thứ.

9h46:Có ý kiến cho rằng: “Văn hóa công sở không chỉ yêu cầu cán bộ, công chức, người lao động thực hiện nghiêm túc ở nơi làm việc mà phải cả nơi sinh sống, nơi công cộng. Nhất là tại nơi làm việc, phải giải quyết công việc theo quy định quy trình, thái độ niềm nở, không sách nhiễu gợi ý đưa tiền”. Là một chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tá Vũ Xuân Hà Thái có quan điểm thế nào?

- Trung tá Vũ Xuân Hà Thái: Là cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân nên tôi cũng có những trao đổi để gia đình hiểu được, để bản thân tôi hay cả gia đình tôi đều thực hiện tốt. Tôi nghĩ bản thân phải gương mẫu để các thành viên trong gia đình sẽ cùng mình chấp hành tốt những điều về văn hoá ứng xử.

9h43: Thưa quý vị, việc tử tế của là một trong những biểu hiện của việc thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng và ngược lại. Phải chăng, văn hóa công sở là gốc của nền hành chính hiện đại?

- Diễn viên – giáo viên Lương Giang: Tôi là người giáo viên, đã tiếp xúc với nhiều anh chị em đồng nghiệp. Và tôi thấy mỗi người đều phải học, phải tìm hiểu về những nội quy trong cơ quan và nơi công cộng. Mỗi người đều phải để ý cách ăn nói, trang phục, trang điểm, cách ứng xử. Tôi thấy rằng bản thân tôi hay đồng nghiệp có hành động tốt thì sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Trung tá Vũ Xuân Hà Thái: Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Chúng ta là công chức nhà nước nên tại nơi công sở cần có ứng xử đúng. Không chỉ cá nhân thực hiên tốt văn hoá ứng xử mà chúng ta còn giúp đỡ nhau thực hiện tốt, việc đó là một nét đẹp văn hoá.

Trung tá Vũ Xuân Hà Thái.
Trung tá Vũ Xuân Hà Thái. Ảnh: Tô Thế

9h40: Hai vị khách mời, hai công việc khác nhau, hai xuất phát điểm khác nhau, nhưng lại có một điểm chung đó là đều là những con người tử tế, của những việc làm tử tế. Anh chị nghĩ thế nào về việc lan tỏa sự tử tế trong xã hội ngày nay?

- Diễn viên – giáo viên Lương Giang: Khi nghe câu chuyện của anh Hà Thái, tôi rất ngưỡng mộ nghĩa cử cao đẹp của anh. Nếu xã hội có những điều đẹp và những điều đó lan toả đến cho mọi người thì tất cả mọi người sẽ thấy ấm lòng. Tôi mong qua những điều cao đẹp đó, tất cả mọi người sẽ cảm thấy cảm thấy tự hào về những người Công an nhân dân.

- Trung tá Vũ Xuân Hà Thái: Tôi mong xã hội của chúng ta có nhiều người có hành động tốt đẹp, lan toả sâu sắc trong xã hội.

9h39: Anh cảm thấy thế nào khi hành động của mình được mạng xã hội lan tỏa, sau đó được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình gửi thư khen ngợi?

- Trung tá Vũ Xuân Hà Thái: Tôi rất hạnh phúc và tự hào vì đã góp phần nhỏ bé của mình cho xã hội.

9h35: Chị nhận được điều gì từ những học trò của mình. Có kỷ niệm nào ấn tượng giữa chị với tụi trẻ?

- Diễn viên – giáo viên Lương Giang: Khi tôi chia sẻ với các em kiến thức vè hội hoạ thì các em đưa lại cho tôi sự hồn nhiên của tuổi thơ. Tôi luôn tâm niệm “Trao yêu thương nhận hạnh phúc”. Bản thân tôi học được từ các em ngôn ngữ mới. Tôi không coi các em bị tự kỷ mà chỉ là sự khác biệt, các em có ngôn ngữ riêng. Ví dụ khi các em vui thì các em có sự thể hiện các người bình thường một chút.

- Diễn viên – giáo viên Lương Giang.
Diễn viên – giáo viên Lương Giang. Ảnh: Tô Thế

9h30: Điều gì khiến một họa sĩ bận “trăm công nghìn việc” như chị quyết định mở lớp học thiện nguyện dành cho trẻ tự kỷ, phải chăng xuất phát từ mong muốn truyền tải được tình yêu hội họa của mình để giúp đỡ cho mọi người, hay có lý do nào đặc biệt hơn?

- Diễn viên – giáo viên Lương Giang: Hội hoạ có lẽ là đam mê, là tình yêu lớn nhất đối với tôi. Cách đây 2 năm, khi chúng tôi mở phòng tranh trên phố Hàng Mã, có một chị bạn thân năm nào cũng làm chương trình thiện nguyện, chị hỏi tôi là có muốn mở một lớp thiện nguyện tại phòng tranh hay không? Sau đó, tôi đã quyết định mở lớp cho các bạn nhỏ khó khăn. Và khi tôi mở lớp thì 2 người học đầu tiên là 2 trẻ bị tự kỉ.

Từ đó, tôi nghĩ tôi sẽ mở lớp cho bạn nhỏ tự kỷ. Và thật sự hội hoạ đối với các bạn nhỏ tự kỷ rất tốt, giúp các bạn tập trung hơn.

Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Đình Chúc tặng hoa các khách mời dự tọa đàm. Ảnh: Tô Thế
Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Đình Chúc tặng hoa các khách mời dự tọa đàm. Ảnh: Tô Thế
Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Gặp gỡ 2 nhân vật làm việc tử tế để hiểu văn hóa công sở và nơi công cộng

HOÀI ANH |

9g sáng mai 11.12 Báo Lao Động tổ chức toạ đàm trực tuyến "Thực hiện văn hoá công sở và nơi công cộng". Cuộc tọa đàm được truyền hình trực tuyến trên trang Laodong.vn.

Trung tá CSGT liều mình lao vào đám cháy cứu tài xế Grab mắc kẹt

Cường Thiện Cường |

Chia sẻ về giây phút cứu tài xế Grab ra khỏi đám cháy trong vụ tai nạn sáng 20.11, trung tá Vũ Xuân Hà Thái - Đội CSGT số 3 - Công an thành phố Hà Nội cho hay: "Lúc lao vào cứu người, trong đầu chỉ nghĩ bản thân mình là chiến sĩ Công an nhân dân nên phải đảm bảo an toàn cho quần chúng nhân dân".

Giáo viên làm thêm để có tiền làm từ thiện

HOÀI ANH |

Suốt 3 năm trở lại đây, chị Dương Thị Phương Lan tham gia rất nhiều hoạt động từ thiện mà do chính chị là người đứng ra kêu gọi. Có thời điểm, nữ giáo viên phải bán hàng sau những giờ lên lớp để có tiền gây quỹ từ thiện.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Gặp gỡ 2 nhân vật làm việc tử tế để hiểu văn hóa công sở và nơi công cộng

HOÀI ANH |

9g sáng mai 11.12 Báo Lao Động tổ chức toạ đàm trực tuyến "Thực hiện văn hoá công sở và nơi công cộng". Cuộc tọa đàm được truyền hình trực tuyến trên trang Laodong.vn.

Trung tá CSGT liều mình lao vào đám cháy cứu tài xế Grab mắc kẹt

Cường Thiện Cường |

Chia sẻ về giây phút cứu tài xế Grab ra khỏi đám cháy trong vụ tai nạn sáng 20.11, trung tá Vũ Xuân Hà Thái - Đội CSGT số 3 - Công an thành phố Hà Nội cho hay: "Lúc lao vào cứu người, trong đầu chỉ nghĩ bản thân mình là chiến sĩ Công an nhân dân nên phải đảm bảo an toàn cho quần chúng nhân dân".

Giáo viên làm thêm để có tiền làm từ thiện

HOÀI ANH |

Suốt 3 năm trở lại đây, chị Dương Thị Phương Lan tham gia rất nhiều hoạt động từ thiện mà do chính chị là người đứng ra kêu gọi. Có thời điểm, nữ giáo viên phải bán hàng sau những giờ lên lớp để có tiền gây quỹ từ thiện.