Tọa đàm: Sáng tạo, làm chủ công nghệ bảo dưỡng các công trình Dầu khí

Báo Lao Động |

Chiều ngày 24.11, Báo Lao Động phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến "Sáng tạo, làm chủ công nghệ trong hoạt động bảo dưỡng các công trình Dầu khí".
Phát biểu của ông Trần Quang Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Trưởng ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Phát biểu của Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Đình Chúc.

16h45: Ông Nguyễn Đình Chúc - Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động phát biểu bế mạc tọa đàm:

Qua trình bày của các đại biểu đã chứng minh, lực lượng lao động ngành dầu khí đã biến nguy thành cơ. Trong thời điểm đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, những kinh nghiệm về lao động sáng tạo, làm chủ công nghệ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, cũng như các đơn vị thành viên đã khẳng định tính chủ động, trở thành kinh nghiệm quý báu cho tất cả chúng ta.

Ảnh: Đình Hải
Ảnh: Đình Hải

Thay mặt Ban Biên tập Báo Lao Động, xin được trân trọng cảm ơn các đơn vị Tập đoàn dầu khí Việt Nam, các đại biểu, khách quý đã tham gia tọa đàm hôm nay. Hy vong bước sang năm tiếp theo kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Dầu khí, sự hợp tác giữa báo Lao Động và Tập đoàn Dầu khi, trong đó bao gồm cả các đơn vị thành viên sẽ ngày càng bền chặt và phát triển hơn nữa.

16h30:

Ông Trần Quang Dũng, Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, trưởng ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp, tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam cho rằng:

Tất cả các trao đổi của chúng ta hôm nay đi đến sự thống nhất rất cao. Có thể nhận thấy các công trình dầu khí mang tính chất vô cùng quan trọng, đặc biệt thì yếu tố an toàn đã trở thành văn hóa của ngành dầu khí. Điều này được chú trọng trong các công trình xây dựng, ở các công trường.

Như chúng ta đã biết, đối với một cơ thể con người khi có sự cố thì xảy ra thảm họa lớn rất có thể gây ra cho con người đó là họ có thể phải mất đi. Nhưng nếu các công trình dầu khí mà có thảm họa xảy ra thì không chỉ riêng công trình dầu khí đó bị ảnh hưởng mà điều đó còn gây ra thảm họa về môi trường, con người sẽ gây hậu quả nghiêm trọng ở trong thời gian dài.

Các công trình dầu khí có đặc thù là thường xuyên hoạt động 24/7, giữa 2 kì bảo dưỡng nếu không có sự cố gì thì đó là điều đáng ghi nhận. Vì thế, công tác sữa chữa bảo dưỡng là cực kì quan trọng, điều này giống như việc khám sức khỏe định kì để phát hiện ra bệnh để phòng tránh ngăn ngừa để bệnh tật không phát sinh ảnh hưởng đến công trình đó. Điều này, đòi hỏi sự tổng hợp của các lĩnh vực và các ngành nghề kĩ thuật khác nhau trong việc tham gia vào các công trình dầu khí.

Bên cạnh đó, chúng ta rất tự hào qua 59 năm truyền thống của ngành Dầu khí và đặc biệt là 45 năm thành lập Tập đoàn, thì những điều chúng ta được xã hội ghi nhận đã trở thành một thương hiệu quốc gia, bảo đảm an ninh, lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia. Góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền của quốc gia trên biển. Các chính sách phục vụ an sinh xã hội, phát triển các khu công nghiệp lớn để từ đó tạo thành mô hình kinh tế trọng điểm quốc gia.

16h15:

Ông Phạm Văn Hùng - Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi (PTSC Quảng Ngãi), phát biểu ý kiến, đề đạt một số mong muốn từ phía nhà thầu trong hoạt động bảo dưỡng sửa chữa:

Trong thời gian tới, để phát triển tiếp tục công tác BDSC, từ bản thân nhà thầu nâng cao trình độ, bổ sung thêm năng lực đầu tư thêm máy móc thiết bị, tiếp tục hợp tác với đối tác nước ngoài, bổ sung những thứ còn thiếu, trên cơ sở đó tiếp tục học tập.

Ông Phạm Thế Hùng - Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi (PTSC Quảng Ngãi). Ảnh: Đình Hải
Ông Phạm Văn Hùng - Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi (PTSC Quảng Ngãi). Ảnh: Đình Hải

Bên cạnh đó, mong muốn chủ đầu tư tạo điều kiện, cho nhà thầu được trình bày, được trao đổi, được chứng minh cho tham gia ở mức độ đấu thầu cạnh tranh. Ở đây còn một vấn đề từ phía tập đoàn, theo ý kiến của tôi, hiện nay năng lực BDSC rất tốt, làm chủ được hết nhưng đâu đó tính trách nhiệm vẫn còn lo lắng. Vậy thì cơ chế nào, làm sao để giải quyết tính trách nhiệm, vừa tạo động lực khen thưởng để cho cán bộ công nhân viên thấy rằng việc này các đơn vị trong nước có thể làm được. Còn nếu có sai sót gì thì phải chịu trách nhiệm.

Đồng thời, nhà thầu mong muốn tập đoàn định hướng các đơn vị tham gia công tác bảo dưỡng sửa chữa, lớn hơn là có những chiến lược để các nhà thầu mạnh dạn đầu tư thêm, máy móc thiết bị, nguồn lực để phát triển lĩnh vực này

16h02:

Ông Nguyễn Thế Hoành – Phó Giám đốc chi nhánh Dịch vụ Kỹ thuật Công nghiệp của Tổng công ty Hoá chất và Dịch Vụ Dầu khí (PVChem) phát biểu:

Đợt bảo dưỡng Tổng thể nhà máy lọc hoá dầu Dung Quất lần thứ 4 (TA4) đã hoàn thành, nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả được 2 tháng nay. Tuy nhiên với chúng tôi những người trực tiếp tham gia vào đợt bảo dưỡng lần này thì mỗi lần nhắc lại, những cảm xúc từ buồn vui, lo lắng đến vỡ òa hạnh phúc vẫn còn vẹn nguyên.

Thành công của Gói 01 không chỉ góp phần vào thành công chung của toàn TA4 mà nó còn mang ý nghĩa hết sức đặc biệt đánh dấu sự những nỗ lực, sự trưởng thành của PVChem trong lĩnh vực dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa. Đúng như tinh thần của Lãnh đạo tập đoàn khi đến thăm TA4 đã nói, “Chúng ta làm được TA4 này thì sẽ không có khó khăn nào mà chúng ta không thể vượt qua”.

Ông Nguyễn Thế Hoành – Phó Giám đốc chi nhánh Dịch vụ Kỹ thuật Công nghiệp của Tổng công ty Hoá chất và Dịch Vụ Dầu khí (PVChem). Ảnh: Đình Hải
Ông Nguyễn Thế Hoành – Phó Giám đốc chi nhánh Dịch vụ Kỹ thuật Công nghiệp của Tổng công ty Hoá chất và Dịch Vụ Dầu khí (PVChem). Ảnh: Đình Hải

Tổng Công ty Hoá chất và Dịch vụ Dầu khí tiền thân là Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí. PVChem chính thức tham gia vào lĩnh vực dịch vụ Bảo dưỡng sửa chữa các công trình dầu khí tính đến nay tròn 10 năm. Là đơn vị đi sau trong lĩnh vực này vì vậy PVChem định hướng sẽ xây dựng dịch vụ đi vào chiều sâu, phát triển nhân sự kỹ thuật cao để tiến đến cung cấp các dịch vụ chuyên biệt và phù hợp với kinh nghiêm và chuyên môn về Hóa chất của Tổng Công ty.

Đến nay, PVChem có thể tự hào là đơn vị duy nhất ở Viêt Nam có 4 tham gia các dự án bảo dưỡng tổng thể nhà máy lọc dầu, trong đó 3 lần tại BSR và 1 lần tại NSPR. Đặc biệt, PVChem đã có 2 lần thực hiện với vai trò là nhà thầu chính, trong đợt TA4, PVChem làm thầu chính gói RFCC của BSR. Ngoài ra, PVChem cũng là nhà thầu chính cho bảo dưỡng Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, nhà thầu tham gia cung cấp nhiều dịch vụ trong quá trình xây dựng lọc dầu Nghi Sơn, Điện Vĩnh Tân, Vũng Áng,….

Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế thế giới nói chung, làm đình trệ hàng loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại quốc tế. Dự án TA4 lần này cũng gặp vô vàn khó khăn trong khi triển khai song bằng tinh thần quyết tâm, các nhà thầu đã nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ góp phần tạo nên thành công chung của TA4.

Đối với PVChem, cụ thể là PVChem ITS đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động bảo dưỡng sửa chữa cũng phải đối diện với không ít khó khăn trong việc huy động nhân sự, vật lực và tài lực để thực hiện dự án. Chính vì COVID-19 khiến việc huy động các chuyên gia từ Hàn Quốc đã không được thực hiện như kế hoạch.

Trước tình hình khó khăn đó, PVChem xác định khó khăn cũng chính là cơ hội để phát triển nội lực, sử dụng người Việt trong hoạt động Bão dưỡng sửa chữa cho gói số 1 RFCC. Đây có thể nói là một quyết định hết sức táo bạo song cũng là giải pháp khả thi nhất trong hoàn cảnh hiện tại. Lãnh đạo PVChem quyết định huy động các nhân sự chất lượng cao từ các dự án khác trong Tổng công ty để tham gia ngay vào các công tác này. Và quyết định ấy của PVChem đã nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ của cả phía đối tác là Công ty Dong – Il Hàn Quốc và Chủ đầu tư là BSR, khẳng định được vai trò và trình độ của người Việt trước đối tác, khách hàng.

Cùng với các đơn vị trong và ngoài ngành, các công ty dịch vụ đã chứng minh và thực sự trưởng thành trong thời gian qua. Tuy nhiên, liệu có ngày nào đó chúng ta có thể thấy một gói thầu chính trong phân xưởng công nghệ nhà máy lọc dầu chỉ có nhà thầu Việt Nam? Điều đó chỉ có thể đạt được khi có sự chung tay của Tập đoàn dầu khí, của các đơn vị quản lý vần hành các Nhà máy này.

Với những yêu cầu như hiện nay, có thể nói là không bao giờ giấc mơ đó có thể thành hiện thực. Ai cũng hiểu, trên 90% công việc trên công trường bão dưỡng sửa chữa là do công nhân, kỹ sư Việt Nam thực hiện, 10% còn lại chung ta có thể thuê chuyên gia nước ngoài để làm. Tuy nhiên, với yêu cầu nhà thầu trong 5 năm gần đây nhất làm thành công ít nhất 5 dự án Turnaround thì là điều không thể vì hiện nay tại Việt Nam mới có 2 nhà máy lọc dầu với 3 năm một lần TA.

15h40:

Ông Mai Tuấn Đạt, Giám đốc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất phát biểu về hoạt động bảo dưỡng sửa chữa tại đơn vị:

Tại nhà máy lọc dầu Dung Quất, chúng ta đã giảm sự phụ thuộc vào nhà thầu, chuyên gia nước ngoài, tăng tỉ trọng tự thực hiện và sử dụng nguồn lực trong nước. Công ty Bình Sơn cũng liên tục đổi mới sáng tạo nâng cao độ ổn định, hiệu quả vận hành, đạt trên 1.800 ngày vận hành liên tục.

Ông Mai Tuấn Đạt, Giám đốc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Ảnh: Đình Hải
Ông Mai Tuấn Đạt, Giám đốc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Ảnh: Đình Hải

Tôi xin dẫn một ví dụ, mỗi một ngày vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất, với mức giá dầu như hiện nay, có thể đem lại doanh thu trên 10 triệu USD/ngày, nộp ngân sách nhà nước gần 1 triệu USD/ngày.

Bên cạnh đó, khẳng định thương hiệu, củng cố định hướng Bình Sơn hợp tác với các đơn vị trong ngành cung cấp các dịch vụ đặc biệt là công tác quản lý, bảo dưỡng sửa chữa.

Ngoài ra, tạo động lực phát triển nguồn nhân lực trong nước, đáp ứng nhu cầu phát triển nhà máy dầu.

Tôi xin dẫn thêm một số thông tin bổ trợ như sau: Những năm đầu vận hành đã có sự cố dừng vận hành năm 2013 nhưng từ những năm 2016 không còn những sự cố gây gián đoạn vận hành. Đây là một thành tựu đáng tự hào. Đặc biệt ngay tại nghị trường này của Báo Lao Động, tôi xin cung cấp thông tin, từ năm 2016, tại nhà máy đã không còn tai nạn mất giờ công, đạt trên 28 triệu giờ công an toàn.

Các chỉ số vận hành, về mặt công suất, Nhà máy lọc dầu Dung Quất tự hào đạt chỉ số khai thác trong nhóm 25% các nhà máy lọc dầu xuất sắc nhất thế giới. Các chỉ số tiết kiệm năng lượng, tổn hao cũng được kéo giảm liên tục. Công tác bảo dưỡng, thời gian bảo dưỡng rút ngắn liên tục, lần đầu tiên 60 ngày, lần thứ hai 53 ngày, lần thứ ba và thứ 4 là 51 ngày.

15h05:

Ông Đặng Quang Hùng, Phó Giám đốc Nhà máy – Trưởng ban quản lý bảo dưỡng Nhà máy Đạm Cà Mau, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau phát biểu:

Nhà máy Đạm Cà Mau với tổng sản lượng 800.000 tấn Ure/năm tương đương với 2.385 tấn Ure/ngày. Giá trị cốt lõi “Tiên phong – trách nhiệm - ân cần - hài hòa; với sự mệnh góp phần đảm bảo nguồn cung cấp phân bón, và an toàn lương thực bằng cách tiên phong cung cấp giải pháp xây dựng cây trồng. Tầm nhìn là sẽ trở thành doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và khu vực về sản xuất phân bón và hóa chất.

Trên thị trường, Công ty phần lớn cung cấp phân bón tại khu vực Đông Nam Bộ, Campuchia và Tây Nguyên. Đạt doanh thu khoảng 7.000 tỉ đồng, lợi nhuận dao dộng từ 400-600 tỉ đồng/năm sau thuế.

Ông Đặng Quang Hùng, Phó Giám đốc Nhà máy – Trưởng ban quản lý bảo dưỡng Nhà máy Đạm Cà Mau, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau. Ảnh: Đình Hải
Ông Đặng Quang Hùng, Phó Giám đốc Nhà máy – Trưởng ban quản lý bảo dưỡng Nhà máy Đạm Cà Mau, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau. Ảnh: Đình Hải

Công tác bảo dưỡng Công ty cũng áp dụng các công nghệ tiên tiến. Công ty áp dụng công tác quản trị, thành lập các bộ máy, quy trình bảo dưỡng định mức bảo dưỡng. Công tác bảo dưỡng được hoạch định, đánh giá. Do công ty ở xa các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu thế nên Công ty CP Đạm Cà Mau luôn chủ động trong công tác vật tư và chủ động gia công vật tư.

Về nguồn nhân lực, tổ bảo dưỡng của Công ty CP Đạm Cà Mau có hơn 230 người, tổng nhà máy có khoảng 742 người.

Về mô hình bảo dưỡng, sửa chữa, Công ty đã áp dụng cách làm rất khoa học. Tất cả trên hệ thống CMS đã được ghi lại hết toàn bộ các thông tin về lịch sử thiết bị, quá trình theo dõi thiết bị với mục đích tối ưu hóa chi phí và đưa ra lí do vì sao phải trả tiền để sửa chữa thiết bị đó. Nâng cao năng lực nhân sự bảo dưỡng, Công ty đã xây dựng vector đào tạo, phát triển chuyên gia, thực hiện chính sách thu hút nhân sự với mục đích ổn định nhân sự để được mang đi đào tạo, thực hành.

Từ đó, tạo nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của Công ty. Kết quả đạt được trong thời kì dịch COVID-19, Thực hiện bảo dưỡng 1813 hạng mục. Do quá trình báo dưỡng được tối ưu dẫn đến việc chi phí bảo dưỡng được giảm rõ rệt.

15h:

Ông Nguyễn Hồng Thanh, Phó trưởng ban Công nghiệp Khí và Lọc hóa dầu, Tập đoàn dầu khí Việt Nam phát biểu tham luận: “Lao động sáng tạo, làm chủ công nghệ trong hoạt động bảo dưỡng các công trình dầu khí":

Hầu hết các Nhà máy, công trình dầu khí có đặc thù là có quy mô lớn, công nghệ phức tạp với các hệ thống công nghệ, thiết bị, máy móc hiện đại hàm lượng chứa kỹ thuật cao vì vậy việc duy trì độ tin cậy, khai thác các tài sản đó đòi hỏi phải có trình độ, kinh nghiệm quản lý và hiểu biết về kỹ thuật sâu và rộng. Việc vận hành an toàn ổn định, liên tục ở công suất tối ưu hơn 15 năm qua của các nhà máy thuộc lĩnh vực lọc hóa dầu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có sự đóng góp to lớn công tác bảo dưỡng sửa chữa (BDSC), trong đó đặc biệt yếu tố con người giữ vai trò then chốt, ở đây cụ thể là đội ngũ quản trị, chuyên gia và cán bộ nhân viên kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao.

Định hướng, mục tiêu ban đầu đối với BDSC lĩnh vực lọc hóa dầu của Tập đoàn là làm chủ công tác tổ chức và lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa, đặc biệt các đợt bảo dưỡng sửa chữa tổng thể, sau đó bước tiếp theo là làm chủ, chủ động thực hiện các công việc bảo dưỡng sửa chữa yêu cầu kỹ thuật thông thường và đi tới thực hiện được các BDSC yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp. Việc tổ chức, phối hợp giữa các bộ phận BDSC của các Nhà máy và với một số đơn vị bên ngoài Tập đoàn được chú trọng thực hiện nhằm tận dụng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất trong ngành và tại Việt Nam, đây là một trong những thành công đối với công tác BDSC nhiều năm qua.

Ông Nguyễn Hồng Thanh, Phó trưởng ban Công nghiệp Khí và Lọc hóa dầu, Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Ảnh: Đình Hải
Ông Nguyễn Hồng Thanh, Phó trưởng ban Công nghiệp Khí và Lọc hóa dầu, Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Ảnh: Đình Hải

Kết quả cho đến nay các đơn vị đã hoàn toàn làm chủ được công tác khảo sát và xây dựng kế hoạch BDSC ở các quy mô khác nhau, kể cả đối với nhà máy lọc dầu có quy mô lớn và phức tạp như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Đối với công tác bảo dưỡng tổng thể, tỷ lệ % khối lượng công việc tự thực hiện của các Nhà máy ngày càng tăng và thuê chuyên gia Nhà sản xuất/nhà bản quyền ngày càng giảm như ở nhà máy Lọc dầu Dung Quất năm 2011, đơn vị mới chỉ tự thực hiện được 30% khối lượng công việc, nhưng đến năm 2020, đơn vị đã tự chủ thực hiện được 60% khối lượng công việc; Tỷ trọng nhà thầu nước ngoài đảm nhận công việc từ 80% năm 2011 giảm xuống 30% năm 2020 và thuê chuyên gia nước ngoài từ 87 nhân sự năm 2014 giảm xuống 42 nhân sự năm 2020 (giảm hơn 50%); Nhà máy Đạm Cà Mau từ những năm đầu đi vào vận hành sản xuất (2012) công tác BDSC nhà máy mới chỉ thực hiện được khoảng 40%, các hạng mục công việc bảo dưỡng chính (bơm cao áp, máy nén, thiết bị phản ứng) phải thuê nhà thầu nươc ngoài, từ năm 2018 đến nay, nhà máy đã tự chủ trong công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện bảo dưỡng tổng thể nhà máy, khối lượng công việc tự thực hiện đối với các thiết bị chính, quan trọng đạt 90%.

Ngoài ra, nhờ vào việc làm chủ công tác BDSC mà công suất các Nhà máy đã được nâng cao và duy trì mở mức cao hơn thời điểm bắt đầu đưa Nhà máy vào hoạt động. Những kỷ lục thời gian hoạt động liên tục được phá vỡ, chẳng hạn như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã duy trì hoạt động được 1.800 ngày không có sự cố dừng máy ngoài kế hoạch (không tính thời gian tạm dừng vận hành để bảo dưỡng tổng thể lần 4), Đạm Cà Mau vận hành liên tục 330 ngày thể hiện việc vận hành và BDSC đã được thực hiện rất tốt, một khẳng định đối với đội ngũ nhân sự vận hành và BDSC. Điều này đóng góp ý nghĩa trong việc hạ giá thành sản phẩm, làm tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh thị trường các sản phẩm lọc hóa dầu cạnh tranh khốc liệt, nhiều biến động trong thời gian gần đây.

Mục tiêu trong thời gian tới của Tập đoàn là tận dụng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất BDSC để cung cấp dịch vụ ra bên ngoài.

Như vậy, các thành tựu đạt được nêu trên cho thấy đến nay công tác bảo dưỡng sửa chữa Nhà máy/Công trình dầu khí của Tập đoàn đã được nâng cao về năng lực, kinh nghiệm, tiến tới tự chủ hoàn toàn trong công tác bảo dưỡng sửa chữa các Nhà máy/công trình công nghiệp dầu khí trong nước, giảm thiểu huy động nguồn lực từ nước ngoài, hướng tới cung cấp các dịch vụ ra bên ngoài. Góp phần vào khai thác có hiệu quả tài sản, mang lại lợi ích kinh tế cho Tập đoàn.

14h46: Ông Mai Xuân Ba – Phó Ban kỹ thuật Công nghệ, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) phát biểu:

PVGAS hiện đang quản lý vận hành và BDSC hơn 2000 km đường ống dẫn khí từ ngoài biển, trên bờ và các nhà máy, kho chứa, trạm, trung tâm phân phối khí. Thách thức lớn nhất là thu xếp tối ưu hóa kế hoạch BDSC sao cho thông suốt từ thường nguồn là chủ khí, đến phần trung nguồn (trang thiết bị của PVGas) và hạ nguồn là các hộ tiêu thụ. Trong những năm qua PVGas luôn chủ động phối hợp với tất cả các bên liên quan để tối ưu hóa hoạt động vận hành và BDSC cho toàn bộ các dây chuyền khí nhằm giảm đốt bỏ khí cũng như rút ngắn thời gian dừng nhà máy.

Ông Mai Xuân Ba – Phó Ban kỹ thuật Công nghệ, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas). Ảnh: Đình Hải
Ông Mai Xuân Ba – Phó Ban kỹ thuật Công nghệ, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas). Ảnh: Đình Hải

Điểm thành công thứ 2 là PVGAS đã chuyển sang hình thức bảo dưỡng sửa chữa từ bảo dưỡng sửa chữa theo định kỳ theo thời gian, có nghĩa là ví dụ thực hiện dừng máy bảo dưỡng sửa chữa 01 tháng, 03 tháng, 06 tháng, 01 năm… sang bảo dưỡng sữa chữa dự theo rủi ro trên cơ sở các phần mềm công cụ hỗ trợ chuẩn đoán phòng ngừa, đánh giá rủi ro từ trước. Việc này giúp tối ưu hóa thời gian dừng khí để thực hiện công tác BDSC, tiết giảm chi phí.

Điểm thành công nữa là PVGas đã tiên phong áp dụng các phần mềm quản trị trong toàn bộ hoạt động bảo dưỡng sửa chữa. Bất kỳ ở đâu, ở thời điểm nào, nhân sự PVGas đều có thể theo dõi kiểm soát toàn bộ các hoạt động vận hành, BDSC, kiểm tra tối ưu hóa tồn kho và vật tư dùng chung. Kết quả là đến ngay toàn bộ 04 hệ thống công trình khí PVGas luôn được duy trì độ tin cậy và độ sẵn sàng cao gầm 100%, công trình khí Nam Côn Sơn do PVGas làm nhà điều hành nhiều năm liền đạt độ tin cậy 100% mà ngay cả trong giai đoạn do BP làm nhà điều hành cũng không thể đạt được. Ngoài ra PVGas luôn chú trọng đến các hoạt động sản xuất xanh, sạch, bảo vệ môi trường được các cơ quan địa phương và bộ ngành đánh giá cao và tặng nhiều bằng khen.

14h24:

Ông Phan Tấn Hậu, Phó Giám Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu (KVT) thuộc Tổng Công ty Khí Việt Nam đơn vị quản lý và đã thực hiện bảo dưỡng Nhà máy xử lý Khí Dinh Cố năm 2020 phát biểu:

Nhà máy xử lý khí Dinh Cố trực thuộc công ty chế biến khí Vũng Tàu, trụ sở chính ở 101 Lê Lợi, Thành phố Vũng Tàu là nhà máy xử lý khí đầu tiên của Việt Nam. Ngoài ra, Công ty Chế biến khí Vũng Tàu còn quản lý kho cảng PVGas Vũng Tàu và 2 kho ở Đồng Nai và Quảng Ngãi.

Ông Phan Tấn Hậu, Phó Giám Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu (KTV). Ảnh: Đình Hải
Ông Phan Tấn Hậu, Phó Giám Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu (KVT). Ảnh: Đình Hải

Nhà máy xử lý khí Dinh Cố khởi công xây dựng vào năm 1997, đến 7.1999 đã đi vào hoạt động chính thức, công suất là 4.3 triệu m3 khí/ngày; đến nay nhà máy phải xử lý 5,8 triệu m3 khí/ngày. Nhà máy tiếp nhận và xử lý khí ẩm từ các mỏ bể Cửu Long bao gồm mỏ Bạch Hổ, Sư tử đen, Sư tử vàng, Sư tử trắng…

Ngoài bể khí Cửu Long, năm 2017 nhà máy xử lý khí Dinh Cố đã được đấu nối để nhận được lượng khí từ bể khí Nam Sơn 1. Vào ngày 16.11.2020, nhà máy đã tiếp nhận nguồn khí từ bể khí Nam Sơn 2 giai đoạn 2, dự kiến lượng khí của Nam Sơn 2 sẽ bổ sung khá lớn cho các nhà máy trong thời gian tới. Với tổng chiều dài đường ống là 300km dưới đáy biển trước khi vào nhà máy xử lý khí Dinh Cố.

Năm 2020, khi thực hiện turn around, có sự khác biệt chỉ có khoảng 6 ngày thực hiện trong khi dịch và dịch ảnh hưởng lớn về nhân sự và vật tư phải nhập từ các nước EU và Mỹ. Tại Công ty Chế biến khí Vũng Tàu (KVT) áp dụng phần mềm cấp phép làm việc, giúp giảm bớt khối lượng hồ sơ, quản lý thống kê, các nhà thầu và nhân viên có thể làm việc online để đảm bảo an toàn trong khâu kiểm soát trong thời điểm dịch COVID-19.

14h13:

Ông Nguyễn Anh Minh - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS) phát biểu:

Trong năm 2020 có dịch COVID-19, trên thị trường thế giới có rất nhiều hoạt động tuy nhiên đối với DQS thì DQS tiếp nhận sửa chữa rất nhiều sản phẩm. Đối với sản phẩm của giàn Đại Hùng được chúng tôi đánh giá là quan trọng bậc nhất năm 2020. Sau khi chuyển sang ngành dầu khí, DQS nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của Tập đoàn Dầu khí và các thành viên Tập đoàn. Trong 10 năm qua, phía Công ty đã đóng mới, sửa chữa hàng loạt các tàu, tàu dầu, giàn khoan…

Khi đơn vị rất khó khăn nhưng tập thể cán bộ, công nhân DQS trong vòng 10 năm qua rất nỗ lực, tối ưu hóa quy trình sản xuất. Điều chỉnh các quy trình quản lý để đảm bảo cho việc sản xuất nhịp nhàng, đúng tiến độ, đúng chất lượng mà các chủ đầu tư yêu cầu.

Ông Nguyễn Anh Minh - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS). Ảnh: Đình Hải
Ông Nguyễn Anh Minh - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS). Ảnh: Đình Hải

Trong năm 2019 và năm 2020 đã liên tiếp sữa các giàn khoan cho nhiều đơn vị. Đặc biệt trong đó có giàn Đại Hùng là một trong những giàn khai thác lớn nhất hiện nay. Giàn có chiều rộng 74 mét, chiều cao 37 mét. Đây là một trong những giàn lớn nhất của Việt Nam. Năm 2014 cũng đã sửa giàn này, nhưng năm 2020 thì việc yêu cầu sửa chữa nghiêm ngặt hơn nhiều đặc biệt là vấn đề tiến độ. Trong vòng 75 ngày phải xong mà khối lượng công việc rất lớn.

Để thực hiện đúng tiến độ 75 ngày, Công ty đã chuẩn bị cả năm trời, có nhiều cuộc bàn thảo, đưa ra phương án xử lý, quy trình bước công nghệ nhanh nhất, hợp lý nhất. Năm 2014 không dám kéo giàn thẳng, tuy nhiên sau đó tính toán kỹ lưỡng, chúng tôi đã kéo một cách an toàn.

Đối với quá trình thi công sản xuất, nhờ có quá trình chuẩn bị kỹ nên đã cải tiến một số công nghệ giảm thời gian. Ví dụ như thay các đường ống, trong các đường ống đều có dầu, nếu thay không chuẩn và không có cách sẽ dễ gây cháy, rất nguy hiểm. Quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra nhiều giải pháp để đảm bảo phân tách một cách tốt nhất, giảm thời gian…

Ngoài ra, trong công tác phòng chống COVID-19, chúng tôi kiểm soát rất chủ động, cách ly những trường hợp có nguy cơ… Nhờ vậy, trong quá trình sửa chữa, không bị ảnh hưởng bởi dịch.

Với việc thực hiện giàn Đại Hùng trong một thời gian ngắn, đã nhận được sự đánh giá rất cao của chủ đầu tư. Trong giai đoạn sắp tới sẽ có tiếp nhận các sản phẩm, dịch vụ trong ngành, ngoài ngành chia sẻ để đưa công ty từng bước phát triển.

14h10:

Ông Trần Quang Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Trưởng ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phát biểu:

Chỉ còn 3 ngày nữa ngành Dầu khí Việt Nam sẽ kỷ niệm 39 năm ngày thành lập. Hôm nay chúng ta có mặt ở đây với đại diện của những người lao động ở các công trình dầu khí để nói lên tiếng nói về sự cố gắng nỗ lực của người lao động.

Ông Trần Quang Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Trưởng ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Ảnh: Đình Hải
Ông Trần Quang Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Trưởng ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Ảnh: Đình Hải

Câu chuyện ngành Dầu khí năm 2020 là năm có một biến cố cực kỳ phức tạp, ngành Dầu khí chịu khủng hoảng kép là dịch bệnh và giá dầu suy giảm, tưởng như không thể gượng dậy.

Nhưng trong điều kiện hết sức khó khăn thiếu thốn về trang bị, các chuyên gia nước ngoài không sang được, nhiều đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã sáng tạo, làm chủ công nghệ, hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa, các công trình dầu khí, tiêu biểu như: Sửa chữa Giàn khoan Đại Hùng 01, bảo dưỡng nhà máy xử ký Khi Dinh Cố, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Đạm Cà Mau.

Hôm nay, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phối hợp với Báo Lao Động mời đại diện các đơn vị là chủ các công trình và các đơn vị tham gia bảo dưỡng đến với cuộc tọa đàm đầy ý nghĩa này.

14h05: Ông Nguyễn Đình Chúc - Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động phát biểu:

Báo Lao Động vừa kỉ niệm 91 năm ngày ra số báo đầu tiên, là tờ báo lâu đời nhất của báo chí cách mạng Việt Nam, là tờ báo hàng đầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Chúng tôi luôn theo dõi người lao động cả nước nói chung và người lao động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam nói riêng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.

Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Đình Chúc phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Đình Hải
Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Đình Chúc phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Đình Hải

Chúng ta vui mừng khi biết người lao động ngày dầu khí đã có một quãng thời gian hết sức nỗ lực cố gắng kể từ đầu năm 2020, thời điểm diễn biến dịch COVID-19 phức tạp cộng với giá dầu thế giới giảm sâu. Trong môi trường làm việc bình thường đã cần sự nỗ lực lớn thì trong khủng hoảng kép cần tới sự nỗ lực gấp đôi, gấp ba thậm chí hơn thế nữa.

Người lao động ngành dầu khí đã không ngừng vượt khó, nỗ lực hoàn thành bảo dưỡng một khối lượng công trình đồ sộ, là tấm gương tiêu biểu của giai cấp công nhân và cộng đồng doanh nghiệp. Hôm nay, chúng ta có mặt ở đây cùng nhau chia sẻ những nỗ lực vượt qua khó khăn của ngành dầu khí.

Thay mặt BTC, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các thành viên của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam có mặt tại đây để thực hiện cuộc tọa đàm trực tuyến: "Sáng tạo, làm chủ công nghệ trong hoạt động bảo dưỡng các công trình Dầu khí".

Tôi cũng xin cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp của các cơ quan báo chí đã tham dự, mong mỏi những thông tin bổ ích của cuộc tọa đàm sẽ được lan tỏa đến bạn đọc cả nước.

14h: Buổi tọa đàm bắt đầu

Tới tham dự Chương trình Tọa đàm hôm nay có sự tham gia của các vị đại biểu, khách quý:

Về phía Báo Lao Động:

- Nhà báo Nguyễn Đình Chúc, Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động

- Nhà báo Phạm Huệ, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Truyền thông Báo Lao Động

- Nhà báo Đặng Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện, Báo Lao Động

- Nhà báo Nguyễn Huy Minh, Phụ trách Ban Chuyên đề Báo Lao Động.

Về phía Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam:

- Ông Trần Quang Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Trưởng ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

- Ông Lê Anh Chiến, Phó trưởng ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

- Ông Nguyễn Hồng Thanh, Phó trưởng ban Công nghiệp Khí và Lọc hóa dầu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

- Ông Bùi Ngọc Dương, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR).

- Ông Nguyễn Anh Minh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS)

- Ông Nguyễn Thế Hoành, Phó Giám đốc Chi nhánh Dịch vụ Kỹ thuật Công nghiệp (PVChem - ITS), Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem).

- Ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi (PTSC Quảng Ngãi).

- Ông Đặng Quang Hùng, Phó Giám đốc Nhà máy - Trưởng Ban Quản lý Bảo dưỡng Nhà máy Đạm Cà Mau, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC)

- Ông Mai Xuân Ba, Phó trưởng Ban Kỹ thuật Công nghệ, Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas).

- Ông Phan Tấn Hậu, Phó Giám Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu (KVT).

- Cùng các cán bộ, kỹ sư thuộc các Ban chuyên môn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên.

-------

Hướng tới kỷ niệm 59 năm Ngày Truyền thống ngành Dầu khí (27.11.1961 - 27.11.2020), chiều ngày 24.11 tại trụ sở Tòa soạn (số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội), Báo Lao Động phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến "Sáng tạo, làm chủ công nghệ trong hoạt động bảo dưỡng các công trình Dầu khí".

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp từ đầu năm đến nay, người lao động Dầu khí đã không ngừng vượt khó, tiết giảm chi phí, nỗ lực làm chủ công nghệ và hoàn thành bảo dưỡng một khối lượng công trình đồ sộ.

Buổi tọa đàm trực tuyến có sự tham gia của các Ban chuyên môn của Petrovietnam và các đơn vị thành viên: BSR, PVChem, PTSC Quảng Ngãi, PVGas (KVT), PVCFC, DQS là các đơn vị tham gia quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình Dầu khí: Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Đạm Cà Mau, Nhà máy Xử lý Khí Dinh Cố, Giàn khoan Đại Hùng 01 trong năm 2020.

Trân trọng mời bạn đọc theo buổi tọa đàm này trực tiếp trên trang Laodong.vn, bắt đầu vào lúc 14h hôm nay ngày 24.11

Báo Lao Động
TIN LIÊN QUAN

Hội thao Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí

Hải Anh |

Công đoàn Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) đã tổ chức Hội thao chào mừng 19 năm thành lập PV Drilling (26.11.2001 – 26.11.2020).

Công đoàn Dầu khí Việt Nam hỗ trợ người lao động Dầu khí vùng lũ lụt

Hải Anh |

Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam Nghiêm Thùy Lan cùng đoàn công tác đã đến thăm hỏi, động viên những người lao động tại các đơn vị BSR, DQS, PMS, PTSC Quảng Ngãi, PVOil Vũng Áng, PVcomBank MT, PTSC Quảng Bình, PETROSETCO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 9.

Công đoàn Dầu khí Việt Nam thăm, tặng quà tại Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

Hải Anh |

Nhằm chia sẻ những khó khăn với người dân chịu ảnh hưởng lũ lụt, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch Vũ Anh Tuấn làm Trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà cho người dân bị ngập lụt tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan chung kết AFF Cup 2022

Bảo Bình - Dương Anh |

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan AFF Cup 2022. Với lợi thế sân nhà, có 44,51% lượt bình chọn trên sofascore tin rằng Thái Lan giành chiến thắng, 28,38% dự đoán kết quả hoà và 27,11% nhận định đoàn quân của HLV Park Hang-seo sẽ nâng cao chức vô địch.

Hội thao Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí

Hải Anh |

Công đoàn Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) đã tổ chức Hội thao chào mừng 19 năm thành lập PV Drilling (26.11.2001 – 26.11.2020).

Công đoàn Dầu khí Việt Nam hỗ trợ người lao động Dầu khí vùng lũ lụt

Hải Anh |

Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam Nghiêm Thùy Lan cùng đoàn công tác đã đến thăm hỏi, động viên những người lao động tại các đơn vị BSR, DQS, PMS, PTSC Quảng Ngãi, PVOil Vũng Áng, PVcomBank MT, PTSC Quảng Bình, PETROSETCO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 9.

Công đoàn Dầu khí Việt Nam thăm, tặng quà tại Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

Hải Anh |

Nhằm chia sẻ những khó khăn với người dân chịu ảnh hưởng lũ lụt, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch Vũ Anh Tuấn làm Trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà cho người dân bị ngập lụt tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.