Tọa đàm "Lao động việc làm - Vấn đề hôm nay"

Nhóm PV |

Lĩnh vực việc làm đang là vấn đề được toàn thể xã hội hết sức quan tâm. Với mong muốn mang đến cho độc giả những giải đáp xung quanh vấn đề này, 9h30 ngày 13.12, Báo Lao Động tổ chức Tọa đàm "Lao động việc làm - Vấn đề hôm nay", với sự tham dự của khách mời là ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Tọa đàm được tường thuật trên Báo Lao Động điện tử tại địa chỉ https://laodong.vn.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World Bank), nước ta đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kĩ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong khi đó, một nghịch lý đang hiện hữu là cử nhân, thạc sĩ ra trường không có việc làm lên tới hàng trăm nghìn người.

Như vậy, so với thế giới, Việt Nam thuộc diện có tỉ lệ thất nghiệp thấp, nhưng đối với tình hình lao động việc làm trong nước thì tỉ lệ thất nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa, liên kết, hội nhập sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay... chúng ta có nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đối mặt những thách thức lớn.

Làm thế nào để giải quyết việc làm cho người lao động; đảm bảo phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao mức sống của người dân,... là câu hỏi không dễ trả lời.

Trong chương trình giao lưu trực tuyến, với những phân tích và kiến giải của ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Báo Lao Động hy vọng sẽ mang đến những góc nhìn, cách tiếp cận vấn đề này một cách trực quan, sinh động đến với độc giả.

Độc giả quan tâm và có câu hỏi giao lưu cùng khách mời, xin gửi về hòm thư lehoabld@gmail.com.

9h00: Chương trình giao lưu trực tuyến bắt đầu.

Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Đình Chúc tặng hoa cho khách mời ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Đình Chúc tặng hoa ông Bùi Sỹ Lợi.
Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Đình Chúc tặng hoa ông Bùi Sỹ Lợi -Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, khách mời tham dự buổi giao lưu trực tuyến.

Thị trường lao động Việt Nam đang ở đâu?

Thưa quý vị, trong quá trình hội nhập kinh tế và ảnh hưởng sâu rộng của cách mạng công nghiệp 4.0, thị trường lao động Việt Nam đang phát triển với yêu cầu tăng trưởng nhanh về số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực, cơ cấu nguồn nhân lực cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực. Câu hỏi đầu tiên, thưa ông Bùi Sỹ Lợi, lực lượng lao động Việt Nam hiện nay khoảng 54,56 triệu người, tuy nhiên trong đó chỉ có 11,39 triệu người có trình độ chuyên môn kỹ thuật hoặc qua đào tạo có bằng/chứng chỉ (bao gồm các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học), chiếm 20,92% tổng lực lượng lao động. Ông đánh giá như thế nào về chất lượng thị trường lao động hiện nay?

- Ông Bùi Sỹ Lợi: Chất lượng nguồn nhân lực hiện nay đang đặt ra thách thức quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bản chất lao động qua đào tạo của chúng ta là 60%, nhưng chất lượng nguồn nhân lực phân loại như quốc tế đạt 25%, tổng lượng lao động đào tạo từ 3 tháng trở lên có chứng chỉ bằng cấp. Rõ ràng, chỉ có 1/4 lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật. Đây là thách thức cho Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, chưa kể là cách mạng 4.0. Vấn đề đáng quan tâm nguồn nhân lực không đồng đều giữa các số ngành..., đây được coi thách thức lớn với chúng ta. Do đó, chúng ta sớm đi trước đón đầu chuẩn bị cho nguồn nhân lực chất lượng.

Mỗi năm, Việt Nam có gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta làm thế nào để các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm đạt hiệu quả cao?

- Ông Bùi Sỹ Lợi: Hỗ trợ tạo việc làm là một trong những trụ cột của an sinh xã hội. Đào tạo việc làm và xử lý những vấn đề tạo cơ hội cho người lao động có được việc làm.

Muốn có việc làm phải giải quyết hai bài toán là dạy nghề. Khi dạy nghề rồi phải có vốn để người lao động tự tạo việc làm hoặc tham gia vào thị trường lao động. Điều này vô cùng quan trọng. Đây là trụ cột phòng ngừa để nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, tạo việc làm bền vững tại Việt Nam. Tức có thu nhập cao, đảm bảo an toàn lao động. Quan trọng là người lao động được hưởng các chính sách bảo hiểm như BHYT, BHXH để giải quyết các vấn đề như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động... Quy tụ chung là tạo cho người lao động có nghề nghiệp, có chuyên môn.

Cả nước hiện có gần 600.000 doanh nghiệp, trong đó hơn 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khoảng 96% doanh nghiệp sử dụng dưới 30 lao động, 88% sử dụng dưới 10 lao động. Thưa ông, thị trường lao động, cơ hội việc làm mà chúng ta tạo ra cho người lao động đang ở đâu so với khu vực và thế giới?

- Ông Bùi Sỹ Lợi: Bản chất của việc làm là kinh tế, vì đó là yếu tố quan trọng tạo ra sản phẩm trong xã hội, tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế xã hội cho đất nước. Giải quyết việc làm chính là bài toán kinh tế, nếu anh không có việc làm sẽ dẫn đến các hệ lụy của vấn đề xã hội, tệ nạn xã hội.

Có thể nói 600 nghìn lao động, trong đó chúng ta còn hơn 200 nghìn người chưa tham gia BHXH, nhiều doanh nghiệp chưa tham gia vào chính sách thuế, như vậy chất lượng doanh nghiệp của chúng ta có vấn đề. Phải đến 95% doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp của chúng ta chủ yếu sử dụng dưới 30 lao động. Quy mô cơ cấu, nguồn lực của doanh nghiệp rất thấp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế của chúng ta.

Cuộc cách mạng công nghiệp rõ ràng là một điều kiện để giảm bớt lao động không có chuyên môn kỹ thuật và giảm lao động ở độ tuổi cao. Chúng ta đang khuyến khích các doanh nghiệp không nên chấm dứt hợp đồng LĐ với người lao động từ 35 -40 trở lên. Vì sao bây giờ các doanh nghiệp không muốn sử dụng lao động phổ thông và không nhận, thải hồi, đó là nguyên nhân của năng suất lao động.

Bạn đọc hỏi: "Tôi có 2 đứa con, 1 cháu tốt nghiệp Đại học Giao thông Vận tải đã 2 năm, không xin được việc làm đúng chuyên môn nên đang làm quản lý công trình cho một cai thầu xây dựng tại địa phương. Cháu thứ 2 đang học năm thứ 2 tại Đại học Sư Phạm Hà Nội. Nay tôi nghe thông tin nhà nước sẽ tăng tuổi nghỉ hưu, vậy không hiểu rồi con tôi và những thế hệ sau này có bị cạnh tranh mà mất đi cơ hội việc làm hay không?"

- Ông Bùi Sỹ Lợi: Tôi nghĩ không hề cạnh tranh. Tăng tuổi nghỉ hưu là tăng cho những người làm việc trong điều kiện môi trường làm việc bình thường. Chúng ta không còn câu chuyện của thời kỳ bao cấp là tốt nghiệp đại học thì Nhà nước bố trí việc làm. Bây giờ tốt nghiệp Đại học là Nhà nước trang bị kiến thức. Bằng kiến thức đó, người học phải tự tạo việc làm. Nếu có năng lực thì thi tuyển vào các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp. Người có năng lực chuyên môn và khả năng làm việc thì sẽ được trọng dụng.

Ông Bùi Sỹ Lợi trả lời câu hỏi tại chương trình giao lưu trực tuyến.
Ông Bùi Sỹ Lợi trả lời câu hỏi tại chương trình giao lưu trực tuyến.

Hai người con của chị đã học đại học, song chưa chọn đúng ngành nghề xã hội cần. Hoặc có thể năng lực của con chị chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ quan. Chúng ta đang chấm dứt tình trạng những cơ sở đào tạo có và chuyển sang đào tạo những ngành nghề xã hội cần. Tức cung đào tạo phải phù hợp với cầu sử dụng thì mới đáp ứng được vấn đề việc làm.

Hiện nay, chúng ta đang đi theo xu hướng đào tạo theo đơn đặt hàng, có sự kiểm định chất lượng của các đơn vị doanh nghiệp. Do đó, cần lựa chọn và định hướng như thế nào cho phù hợp với thực tế.

Giải quyết việc làm tại chỗ như thế nào?

Ông có đề xuất gì trước thực tế Quỹ quốc gia về việc làm cho vay hằng năm từ 2.200-2.500 tỉ đồng, hỗ trợ tạo việc làm cho khoảng 100.000 lao động, tỷ lệ nợ quá hạn thấp (khoảng 0,8% tổng dư nợ), tỷ lệ sử dụng vốn cao (hàng năm đạt trên 98% tổng nguồn vốn của Quỹ). Làm thế nào để Quỹ này đến với đông đảo người có nhu cầu trong cả nước?

- Ông Bùi Sỹ Lợi: Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm đã được hình thành cách đây rất nhiều năm. Hàng năm nhà nước bổ sung nguồn vào quỹ. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta đã chuyển quỹ này cho ngân hàng chính sách quản lý. Chính sách của chúng ta là sẽ nhập quỹ giải quyết việc làm cùng quỹ giải giảm nghèo do ngân hàng chính sách quản lý. Điều này sẽ hữu dụng hơn.

Và thực tế hiện nay, quỹ này có nợ quá hạn rất thấp. Điều này là một điều rất đáng khen. Chúng ta cần quản lý chặt chẽ và thay đổi phương thức cho vay sao cho hợp lý; qua đó góp phần cho các hộ gia đình được vay vốn để chuyển từ quy mô hộ gia đình sang quy mô sản xuất kinh doanh.

Có thể nói chưa bao giờ như thời điểm này, việc kết nối thông tin giữa doanh nghiệp và người lao động, doanh nghiệp với đào tạo đã được quan tâm đặc biệt. Đến nay, cả nước có 63 đơn vị, 243 Trung tâm dịch vụ việc làm đang hoạt động nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc chắp nối cung cầu việc làm. Để nâng cao tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động thời gian tới, chúng ta cần làm những gì?

- Ông Bùi Sỹ Lợi: Các trung tâm dịch vụ việc làm cả nước cần tổ chức, sắp xếp tinh gọn, hiệu quả và đẩy mạnh công nghệ thông tin. Thông tin doanh nghiệp tìm người, người lao động tìm việc phải được kết nối linh hoạt. Luật Việc làm có quy định nhiều chức năng, trong đó có chức năng thông tin thị trường lao động và kết nối cung cầu lao động, từ đó, tạo cơ hội cho người lao động tìm được việc làm, doanh nghiệp tìm được người lao động.

Chúng tôi kiến nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sắp xếp lại 63 trung tâm dịch vụ việc làm, thậm chí biến thành trung tâm việc làm của khu vực, tăng cường mở rộng các phiên chợ dịch vụ việc làm. Tại đây, doanh nghiệp đến tuyển lao động, người lao động xin việc làm. Vai trò của trung tâm phải là người chủ trì. Tôi nghĩ trung tâm dịch vụ việc làm trở thanh trung tâm công nghệ thông tin rất phát triển, đáp ứng yêu cầu của người lao động.

Số lượng trung tâm dịch vụ việc làm không nên mở rộng, nhưng chúng ta biến nó thành các chi nhánh, điểm mà các trung tâm ở các địa phương có thể đi các khu vực như miền núi chẳng hạn. Tuy nhiên, phải nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của nó phải thể hiện bằng công nghệ thông tin, tiến bộ của khoa học kỹ thuật điều này rất quan trọng. Không nên nghĩ rằng phát triển nghĩa là chúng ta mở rộng nhiều trung tâm, hay tăng thêm biên chế và tiến tới phải coi các trung tâm này là dịch vụ công của xã hội. Chức năng nào nhà nước giao thì nhà nước trả tiền, còn chức năng kết nối từ người lao động có việc làm và doanh nghiệp tìm được người lao động thì có chức năng là sản xuất kinh doanh.

 

Bước chuyển từ phía người lao động

Thưa quý vị, thời gian tới, Bộ LĐTBXH sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về lao động, việc làm. Đặc biệt, Bộ xác định vấn đề lao động việc làm hiện nay không chỉ là vấn đề xã hội mà còn là vấn đề kinh tế vì lao động là đầu vào của quá trình sản xuất, không có lao động, kinh tế không phát triển được. Từ thực tế triển khai chính sách, từ đó đưa ra giải pháp nhằm phát huy những lợi thế, tháo gỡ những khó khăn để thị trường lao động tiếp tục được phát triển theo hướng hiện đại hóa và định hướng thị trường hoàn thiện về khuân khổ luật pháp, thể chế, các kết quả trên thị trường lao động được cải thiện… nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước.

Với nhiều ưu đãi và sự quan tâm, theo ông, người lao động phải làm gì để đáp ứng được đòi hỏi mới và ngày càng khắt khe hơn của thị trường?

- Ông Bùi Sỹ Lợi: Người lao động trước hết cần có kỹ năng nghề nghiệp trong tay, phù hợp với sức khỏe. Trong những năm vừa qua, tôi thấy có một tín hiệu rất đáng mừng là học sinh đã lựa chọn con đường đi học nghề rất nhiều thay vì thi vào đại học.

Các cơ quan chức năng, ngành, cấp nên tư vấn cho các em học sinh ngay trên ghế nhà trường; định hướng cho học sinh để các em có những sự lựa chọn theo đúng năng lực và sở trường. Đồng thời cũng cần giáo dục cho các em những tác phong, đạo đức, lối sống.

Chúng ta phân luồng học sinh từ phổ thông trung học cơ sở, một bộ phận không học lên nữa mà học nghề, cao đẳng luôn không học trung cấp nữa. Một bộ phận có đủ điều kiện thi đại học, còn bộ phận còn lại chưa đáp ứng đủ chuyên môn thì sẽ học nghề, học cao đẳng, hay thậm chí đi làm luôn để nâng cao năng lực, có thu nhập cao, điều này hết sức quan trọng.

Việc đầu tiên, tôi cho là các cháu không lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp. Nghề nghiệp sở trường mà bản thân mình có thể có, hay nói cách khác là không lựa chọn được cái xã hội đang cần cho ngành nghề nào đó. Tác phong lao động của người lao động, từ nông dân đến đô thị, từ nông dân vào công nghiệp thì đó là cả một quá trình chuyển đổi về nhận thức. Lao động của chúng ta về tư tưởng và cách thức chưa hòa nhập được với quá trình công nghiệp hóa.

Điều này quay trở lại hỏi câu chuyện về tư vấn giáo dục nghề nghiệp cho các cháu học sinh sinh viên từ khi đang học phổ thông cho đến quá trình vào đại học. Chúng ta quá nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành. Trong đào tạo công nhân kỹ thuật và cao đẳng nghề thì các trường công nhân kỹ thuật phải dùng được 70% thời gian dành cho thực hành và 30% thời gian cho lý thuyết. Chúng ta học lý thuyết quá nhiều và tác phong không đạt yêu cầu đó. Chúng ta muốn có thu nhập cao, đời sống tốt hơn nhưng chúng ta chưa nghĩ đến chúng ta cần làm gì để có nó. Nếu chúng ta không đấu tranh sẽ dấn đến con người bị suy thoái. Xã hội chúng ta càng ngày càng phát triển, mối quan hệ này được nhà nước quan tâm.

MC: Thưa Quý vị và các bạn, sau 1 giờ 30 phút trao đổi với rất nhiều ý kiến cởi mở, sâu sát, chúng ta đã cùng ông Bùi Sỹ Lợi có cái nhìn chân thực hơn về thị trường lao động Việt Nam với những thế mạnh và hạn chế; nhìn nhận vị trí và xác định những việc phải làm trong thời gian tới, không chỉ của cơ quan chức năng mà cả người lao động.

Chúng tôi hy vọng nội dung cuộc giao lưu đã cung cấp những thông tin bổ ích cho người lao động và các cơ quan liên quan. Xin trân trọng cảm ơn đại biểu đã tham dự buổi tọa đàm. Cảm ơn khán giả đã quan tâm theo dõi. Chương trình giao lưu trực tuyến của Báo Lao Động xin được dừng tại đây. Xin chào và hẹn gặp lại trong những chương trình lần sau.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để người khuyết tật tham gia thế giới việc làm tương lai?

Quế Chi (dịch từ ILO) |

Báo cáo mới đây của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mang tên: “Kiến tạo một tương lai việc làm bao gồm cả người khuyết tật” đưa ra một kế hoạch để giúp tạo ra một thế giới việc làm, trong đó mọi người, kể cả những người khuyết tật, được đối xử công bằng.

Khảo sát tình hình việc làm, đời sống công nhân lao động năm 2019

LỤC TÙNG |

Ngày 25.10, LĐLĐ Kiên Giang ra quân khảo sát tình hình việc làm, đời sống công nhân lao động (CNLĐ) đang làm việc tại địa bàn huyện Châu Thành - địa phương có nhiều doanh nghiệp tập trung đông CNLĐ.

Mở “cánh cửa” việc làm cho lao động khuyết tật

MAI DUNG |

Làm việc để khẳng định bản thân, hoà nhập xã hội là nguyện vọng của hầu hết người khuyết tật còn khả năng lao động. Thấu hiểu điều này, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hải Phòng ưu tiên tạo việc làm cho lao động khuyết tật với mức lương ổn định từ 5-7 triệu đồng/tháng…

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Làm thế nào để người khuyết tật tham gia thế giới việc làm tương lai?

Quế Chi (dịch từ ILO) |

Báo cáo mới đây của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mang tên: “Kiến tạo một tương lai việc làm bao gồm cả người khuyết tật” đưa ra một kế hoạch để giúp tạo ra một thế giới việc làm, trong đó mọi người, kể cả những người khuyết tật, được đối xử công bằng.

Khảo sát tình hình việc làm, đời sống công nhân lao động năm 2019

LỤC TÙNG |

Ngày 25.10, LĐLĐ Kiên Giang ra quân khảo sát tình hình việc làm, đời sống công nhân lao động (CNLĐ) đang làm việc tại địa bàn huyện Châu Thành - địa phương có nhiều doanh nghiệp tập trung đông CNLĐ.

Mở “cánh cửa” việc làm cho lao động khuyết tật

MAI DUNG |

Làm việc để khẳng định bản thân, hoà nhập xã hội là nguyện vọng của hầu hết người khuyết tật còn khả năng lao động. Thấu hiểu điều này, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hải Phòng ưu tiên tạo việc làm cho lao động khuyết tật với mức lương ổn định từ 5-7 triệu đồng/tháng…