Toạ đàm: "Bộ luật Lao động 2019: Hiểu để đảm bảo quyền lợi cho người lao động"

NHÓM PV |

Chương trình giao lưu trực tuyến: "Bộ luật Lao động 2019: Hiểu để đảm bảo quyền lợi cho người lao động" được Báo Lao Động tổ chức vào hồi 14h, thứ 5, ngày 24.12.2020, tường thuật trên Laodong.vn.

Bộ luật Lao động 2019: Nhiều điểm mới, nhiều quyền lợi hơn cho người lao động

MC: Thưa hai vị khách mời, chỉ trong thời gian rất ngắn - vài tháng cuối năm 2020, lượng thông tin mà báo chí nêu thêm về các vấn đề liên quan đến Bộ luật Lao động 2019 khá đậm đặc, lượng bạn đọc quan tâm đến vấn đề này rất lớn do đối tượng bao phủ của Bộ luật khá cao. Các nội dung liên quan đến tiền lương, bảo hiểm thất nghiệp, giải quyết việc làm,... là những nội dung được chú ý hàng đầu. Quý vị có đánh giá như thế nào về động thái này?

- Ông Lê Quang Trung - nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH): Ngoài 27 triệu đối tượng lao động đang làm việc trong khu vực có quan hệ lao động, còn trên 25 triệu người làm việc khu vực khác nhưng quan tâm nội dung, chính sách, quy định bộ luật này. Đây là chính sách sát với người lao động, cần phải hiểu để làm tốt công việc. Chúng tôi đánh giá rất cao việc trong thời qua, báo chí cũng như cơ quan quản lý nhà nước kịp thời công bố, thông tin nhiều hình thức, đặc biệt thông tin đại chúng, để người lao động hiểu và thực hiện tốt, bảo vệ được quyền lợi của mình.

- Ông Nguyễn Danh Huế - Đoàn Luật sư Hà Nội: Hiện nay là thời đại công nghệ số, cuộc sống thay đổi hàng giờ, hàng ngày và khi có diễn biến mới thì pháp luật phải điều chỉnh.

Đặc biệt trong thời đại Việt Nam tham gia các hiệp ước quốc tế, Bộ luật Lao động sửa đổi phù hợp với các hợp đồng kinh tế, thoả ước kinh tế khi Việt Nam tham gia ký kết. Nhằm đáp ứng tốt hơn quyền con người, đặc biệt khi nền kinh tế phát triển.

MC: Thưa ông Nguyễn Danh Huế, so với Bộ luật Lao động 2012, Bộ luật 2019 đã mở rộng phạm vi và đối tượng điều chỉnh. Cụ thể, Bộ luật Lao động 2012 quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động... trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động thì Bộ luật Lao động 2019 mở rộng thêm đối tượng là người làm việc không có quan hệ lao động cùng một số tiêu chuẩn riêng. Theo đó, Luật điều chỉnh hơn 55 triệu đối tượng, không còn giới hạn ở khu vực có quan hệ lao động như trước kia. Trong bối cảnh mới, lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực đứng trước cơ hội và thách thức gì?

- Ông Nguyễn Danh Huế - Đoàn Luật sư Hà Nội: Trước hết, chúng ta thấy rằng phạm vi của luật lao động năm 2012 so với luật lao động năm không thay đổi, chỉ có đối tượng là có sự thay đổi. Trong Bộ luật Lao động năm 2019 so với mặt bằng chung, so với hệ thống pháp luật đã thể hiện sự tiến bộ. Sự điều chỉnh trong Bộ luật Lao động năm 2019 đã giải quyết các vấn đề phát sinh mới. Phạm vi điều chỉnh không thay đổi, đối tượng áp dụng đã có sự thay đổi giúp tạo điều kiện tốt hơn cho người lao động.

Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động 2019 đã điều chỉnh mối quan hệ lao động. Bộ luật mới thay đổi cơ bản đó là điều chỉnh các việc làm không có quan hệ lao động, mở rộng và đảm bảo người sử dụng lao động phải nghiêm túc hơn trong quá trình sử dụng lao động. Đối tượng lao động dù không kí kết hợp đồng nhưng có thỏa thuận có trả lương và có 1 bên tham gia giám sát điều hành công việc thì đó sẽ vấn được coi là hợp đồng lao động.

- Ông Lê Quang Trung - nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH): Ở đây, chúng ta nhìn dài hơn trước, chúng ta có Bộ luật Lao động đầu tiên năm 1994, liên tục cập nhật phù hợp thực tiễn, đáp ứng quá trình hội nhập, bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Từ bộ luật này, đến nay chúng ta phát triển được 5 bộ luật nữa, để khẳng định hệ thống pháp luật của nước ta ngày càng đầy đủ, toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển tương lai.

Bộ luật Lao động 2019 ban hành có nhiều điểm mới, trong đó về phạm vi, tôi đồng ý LS Huế, phạm vi không thay đổi, nhưng về đối tượng thay đổi. Cho nên, tại khoản 3, điều 4 Bộ luật mới sẽ áp dụng đối tượng không có quan hệ lao động. Với sự tiến bộ này, đối tượng không có quan hệ lao động sẽ được đảm bảo quyền lợi, chế độ.

Ông Lê Quang Trung - nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH):
Ông Lê Quang Trung - nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH):

Như vậy, bộ luật mới tiến bộ hơn rất nhiều so với trước đây. Không chỉ đối với người lao động mà người sử dụng lao động cũng bị chi phối. Chúng ta hiểu rõ về đối tượng để thực hiện bộ luật này.

Ví dụ quy định tại Khoản 1, Điều 3 của bộ luật mới hay bộ luật lao động 2012 quy định về người lao động. Người lao động là người làm việc theo thoả thuận với chủ sử dụng lao động có trả lương và thực hiện nghĩa vụ, quản lý điều hành của chủ sử dụng lao động, là người từ 15 tuổi trở lên. Người lao động bao gồm người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Hơn nữa, không có tiệm cận trên, 60, 70 tuổi vẫn là người lao đông.

Vì vậy, nên quy định, xử lý bảo vệ quyền lợi của người lao động để làm sao khái niệm người lao động áp dụng tất cả người lao động không bị cận chênh. Nên hiểu rõ khái niệm này. Đồng thời, Bộ luật có nhiều điểm mới về hợp đồng lao động, tiền lương, tuổi nghỉ hưu, một loạt các vấn đề tuy nhiên phạm vi cần chú ý quy định có liên quan đến quan hệ lao động. Vấn đề việc làm, thị trường lao động, an toàn lao động… đây là bộ luật có chế định, văn bản hướng dẫn sẽ hướng dẫn cụ thể.

MC: Thưa ông, lĩnh vực lao động, việc làm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, của người lao động. Việc hiểu quy định của luật mới để biết, để bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình có ý nghĩa như thế nào, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới?

- Ông Lê Quang Trung - nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH): Tôi cho rằng, các quy định hiện nay không chỉ nằm trong phạm vi trong nước, nó ảnh hưởng đến phạm vi cả quốc tế. Giả sử, đơn vị nào đó không thực hiện nghiêm chỉnh sẽ là điều hết sức thiệt thòi với vấn đề việc làm của người lao động và đối với cả doanh nghiệp.

Có lẽ cần giải pháp như tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, cầm tay chỉ việc đến từng người. Đặc biệt, cần có biện pháp tuyên tuyền, phổ biến trên các phương tiện truyền thông báo chí. Việc xử lý các vi phạm liên quan đến luật lao động có tính chất răn đe, cả người lao động và sử dụng lao động để hiểu rõ hơn về Bộ luật Lao động sửa đổi.

- Ông Nguyễn Danh Huế - Đoàn Luật sư Hà Nội: Với sửa đổi của luật lao động lần này, theo chúng tôi có 3 chủ thế chịu tác động chính. Thứ nhất, người lao động phải nắm rõ các quy định mới thì sẽ được bảo vệ tốt nhất về quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình.

Tiếp theo, người sử dụng lao động phải nắm rõ các quy định mới bởi xu thế bảo vệ quyền lợi người lao động vẫn là chủ đạo. Nếu người sử dụng lao động không nắm rõ sẽ dễ dàng gặp phải khiếu kiện, thậm chí đối mặt với những sự việc bồi thường thiệt hại rất lớn làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, kinh doanh.

Ông Nguyễn Danh Huế - Đoàn Luật sư Hà Nội.
Ông Nguyễn Danh Huế - Đoàn Luật sư Hà Nội.

Cuối cùng, Nhà nước đã tạo hành lang pháp lý tốt đã giúp cho Việt Nam đáp ứng các yêu cầu khi hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, việc thực thi giữa người lao động và người sử dụng lao động không tốt thì cũng thể giải quyết được vấn đề. Việc thực thi trên thực tế phải được đảm bảo để thu hút được đầu tư tốt bởi Việt Nam có môi trường lao động tốt. Trên hết, người lao động phải tự trang bị kiến thức để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

MC: Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Văn Thanh cho hay, Bộ luật Lao động (sửa đổi) với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng được Quốc hội thông qua là dấu mốc quan trọng trên con đường hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động của Việt Nam theo hướng hiện đại, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Bộ luật đã tích hợp khá đầy đủ những nguyên tắc của các công ước lao động quốc tế, đặc biệt là các công ước cơ bản của ILO. Với các công ước mà Việt Nam đang còn trong giai đoạn nghiên cứu phê chuẩn, nhưng nếu thấy những nội dung nào phù hợp với thực tiễn nước ta, đều được đưa vào Bộ luật Lao động ngay trong lần sửa đổi này. Các ông có quy nghĩ gì về nỗ lực của cơ quan chức năng trong việc hoàn thiện Bộ luật và ý nghĩa của Bộ luật với việc hoàn thiện khung pháp lý chung của Việt Nam?

- Ông Lê Quang Trung - nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH): Thời gian vừa qua, chúng ta chủ động trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng các công ước quốc tế. Chúng ta chủ động tham gia, kí kết công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Chúng ta dù có kí hay không, cá nhân tôi nhận thấy chúng ta vẫn tuân thủ hết công ước, khuyến nghị của ILO. Đây là điều hết sức đặc biệt.

Bên cạnh đó, chúng ta còn thoả thuận với các nước, để chúng ta cũng phải thực hiện. Những vấn đề đặt ra cho bộ luật sửa đổi hết sức cơ bản, cấp bách tiếp cận nhu cầu đòi hỏi trong quá trình hội nhập, phát triển trong nước như tuổi nghỉ hưu, hay vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Đây là góc độ tích cực được quan tâm.

Tuy nhiên, thực tiễn luôn vận hành, tôi cho rằng chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, ví dụ Điều 167 của bộ luật chỉ nói hai bên thoả thuận làm việc ở nhà nhưng không giao Chính phủ hướng dẫn. Trong bối cảnh dịch COVID-19, vấn đề làm việc từ xa rất cấp bách. Vì vậy, cần có văn bản quy định rõ về vấn đề này. Một số thông tin cho thấy nếu như làm việc từ xa sẽ giảm được chi phí từ 15-20%, một tuần có 3 ngày làm việc từ xa, năng suất lao động tăng 25-30%. Đây vấn đề đặt ra để hoàn thiện. Đây là vấn đề thực tiễn cần hướng tới.

MC: Thưa hai vị khách mời, Điều 20 của Bộ luật Lao động sửa đổi đã bỏ nội dung về hợp đồng mùa vụ hoặc theo một công việc có thời hạn dưới 12 tháng. Thay vào đó chỉ còn 2 loại hợp đồng là: HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ xác định thời hạn. Quy định này được đánh giá là tiến bộ lớn của pháp luật lao động nhằm bảo vệ NLĐ, hạn chế tình trạng chủ DN “lách luật”, không đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ bằng cách ký các loại hợp đồng mùa vụ, dịch vụ… Việc được mở rộng thêm đối tượng là người làm việc không có quan hệ lao động sẽ giúp NLĐ an tâm hơn về việc làm của mình. Trong điều kiện hiện nay, các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp rất có ý nghĩa với người lao động do khó khăn về kinh tế, tỷ lệ mất việc làm tăng cao. Tuy nhiên, trên thực tế, đâu đó chủ sử dụng lao động vẫn có những "chiêu trò" để trốn tránh nghĩa vụ, kéo dài thời gian thử việc, dây dưa,... gây khó cho người lao động. Các ông có đánh giá như thế nào về thực trạng này?

- Ông Nguyễn Danh Huế - Đoàn Luật sư Hà Nội: Tôi cho rằng, nội dung về hợp đồng lao động trong Bộ luật Lao động 2019 lần này rất tiến bộ. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp vi phạm quyền lợi của người lao động rất phổ biến. Lý do bởi việc thực thi pháp luật chưa nghiêm. Do vậy, theo tôi phải xử lý thật nghiêm những trường hợp vi phạm về luật lao động. Mỗi cá nhân, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp cần đặt việc thượng tôn pháp luật lên hàng đầu.

- Ông Lê Quang Trung - Nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH): Tôi thấy rằng sửa luật lần này từ nhiều loại hợp đồng lao động về chỉ còn 2 loại hợp đồng lao động. Tôi đánh giá việc tiếp cận lần này theo cơ chế thị trường nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý của nhà nước, vẫn bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Nếu nói “lách luật” hay quy định chưa chặt thì tôi xin khẳng định là không bởi bản thân người kí hợp đồng dưới 1 tháng và hệ thống pháp luật quy định rất chặt chẽ. Quay lại vấn đề về nhận thức do người lao động không nhận thức đúng về vấn đề và không thực hiện đúng luật lao động. Trong bối cảnh hiện nay, người lao động trong các đơn vị là vật báu không có gì thay thế được. Do đó, cần dùng các biện pháp để người lao động an tâm ở lại và cống hiến cho người sử dụng lao động. Nếu người sử dụng lao động né tránh, thực hiện không đúng vấn đề này thì người lao động không an tâm sản xuất, bên cạnh đó còn bị xử phạt.

Hiểu để được bảo vệ

MC: Thưa hai vị khách mời, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập từ việc áp dụng các trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ, Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 cho phép NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do mà chỉ cần báo trước 30 ngày với HĐLĐ xác định thời hạn và 45 ngày với HĐLĐ không xác định thời hạn. Đây là điểm mới thay vì phải có lý do và tuân thủ nghiêm ngặt việc thông báo trước khi chấm dứt HĐLĐ như trước đây. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho NLĐ có được cơ hội việc làm tốt hơn, phù hợp với bản thân cũng như giúp DN có thời gian bố trí, sắp xếp nhân sự thay thế. Nếu có khó khăn phát sinh, phía người lao động nên làm gì?

- Ông Lê Quang Trung - nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH): Đây là điểm lớn trong sửa luật lần này. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có số lượng lao động lớn, có kế hoạch sản xuất kinh doanh ổn định, lâu dài, nếu như mà cứ báo trước thì cũng khó khăn cho doanh nghiệp không thực hiện được hợp đồng đã kí kết.

Để điểm này hiệu quả, giữa người lao động và chủ sử dụng lao động có mối quan hệ chặt chẽ, chia sẻ lẫn nhau, đặc biệt trong lúc khó khăn như thời gian COVID-19 vừa qua. Đúng là quyền, nhưng người lao động cứ áp dụng quyền đó cũng không ổn. Nên sự chia sẻ, trao đổi, chung tay cùng sản xuất, đảm bảo việc làm là cực kì quan trọng.

- Ông Nguyễn Danh Huế - Đoàn Luật sư Hà Nội: Đây là quy định tiến bộ và phù hợp với Hiến pháp 2013. Bộ luật đã cụ thể hoá quyền con người, tuy nhiên trên thực tế, để người lao động ổn định lâu dài, bản thân người lao động phải có ý thức trách nhiệm về việc làm của mình cũng như hiểu rõ về pháp luật.

MC: Có thể nói, trong hệ thống pháp luật lao động của Việt Nam, sau Hiến pháp, Bộ luật Lao động giữ vị trí rất quan trọng, tác động đến toàn bộ hoạt động của xã hội. Dưới góc nhìn của ông Trung, ông đánh giá những tác động to lớn của Bộ luật này như thế nào?

- Ông Lê Quang Trung - nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH): Tôi cho rằng Bộ luật Lao động 2019 đây là bộ luật kế thừa được những gì đã triển khai, đã quy định, kế thừa ổn định tiếp cận được cơ chế thị trường nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý của nhà nước. Quy định hết sức thực tiễn đó là trong quan hệ lao động cởi bỏ các cấp quản lý lao động.

Về vấn đề phát triển nguồn nhân lực, ở tất cả các văn bản, vấn đề đào tạo, quy định pháp luật khác hướng về việc đào tạo, vấn đề sử dụng, bố trí, đãi ngộ thì trong bộ luật mới đã thể hiện được. Vấn đề tận dụng các nguồn nhân lực thì trong luật mới có sự ưu ái, có sự quan tâm đặc biệt tới một số nhóm lao động trong quá trình sử dụng như lao động tuổi vị thành niên, người tàn tật, người cao tuổi cũng đã được đề cập.

Đây hướng tới mục đích là toàn dụng lao động, bên cạnh đó, việc sử dụng người lao động cao tuổi là một tài nguyên hết sức quý, đem lại lợi ích thiết thực. Bởi họ là những người có kinh nghiệm, kĩ năng làm việc, ý thức thái độ và am hiểu pháp luật. Theo thống kê của tôi thì đây là nhóm người ít xảy ra tai nạn lao động nhất vì vậy nhóm lao động này cũng được luật đề cập tới trong bộ luật lần này, quy định các điều cấm là cực kì quan trọng, góp phần điều chỉnh hành vi. Theo tôi, bộ luật này cùng với các luật trước đây trở thành hệ thống pháp luật đáp ứng tốt cho thực tiễn, hướng tới tương lai trong điều kiện hiện nay.

MC: Thưa ông, mục đích sửa đổi toàn diện Bộ luật Lao động 2012 là nhằm giải quyết căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn trong thời gian qua. Dưới góc độ của một chuyên gia, ông đánh giá thế nào về phạm vi và mức độ sửa đổi trong dự thảo so với yêu cầu thực tiễn?

- Ông Nguyễn Danh Huế - Đoàn Luật sư Hà Nội: Góc độ tích cực: Về trong nước, anh Trung đã phân tích rất kĩ. Trong lĩnh vực hội nhập quốc tế, rõ ràng, chúng ta điều biết các nước mua hàng Việt Nam, không chỉ quan tâm hàng tốt, giá rẻ mà họ còn quan tâm đến doanh nghiệp sản xuất hàng hoá đó có bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi của người lao động hay không. Đây là điểm tích cực để chúng ta hội nhập sâu rộng quốc tế, tăng cường giao lưu kinh tế, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tễ xã hội.

Đây cũng là hành lang pháp lý quan trọng để người lao động, người chủ sử dụng lao động ý thức hơn trách nhiệm của mình. Tới đây, sẽ có thể có nhiều vụ tranh chấp, vụ kiện xảy ra, nhưng ý thức thượng tốn pháp luật càng được nâng cao. Tôi đánh giá Bộ luật Lao động 2019 tiến bộ, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.

MC: Thưa Quý vị và các bạn, sau 1 giờ 30 phút giờ trao đổi, chúng ta đã được lắng nghe rất nhiều ý kiến của hai vị khách mời về Bộ luật Lao động 2019. Chúng tôi hy vọng nội dung cuộc giao lưu đã cung cấp những thông tin bổ ích cho NLD, người sử dụng lao động, đồng thời đã phần nào trả lời các câu hỏi, thắc mắc của NLĐ liên quan đến rất nhiều vấn đề của Bộ luật mới. Xin trân trọng cảm ơn đại biểu đã tham dự buổi tọa đàm. Cảm ơn khán giả đã quan tâm theo dõi.

Chương trình giao lưu trực tuyến của báo Lao Động xin được dừng tại đây. Xin chào và hẹn gặp lại trong những chương trình lần sau.

Ông Hoàng Lâm - Tổng Thư kí toà soạn Báo Lao Động tặng hoa khách mời.
Ông Hoàng Lâm - Tổng Thư kí toà soạn Báo Lao Động tặng hoa khách mời tham dự tọa đàm.

Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2021 đang tạo sự quan tâm, chú ý rất lớn trong dư luận với các nội dung liên quan đến tuổi hưu, việc làm, tuyển dụng, quản lý lao động, bảo hiểm thất nghiệp,...

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội đang chịu tác động sâu sắc từ dịch COVID-19, Bộ luật Lao động 2019 với rất nhiều nội dung liên quan đến an sinh, quyền lợi người lao động lại càng thu hút sự chú ý lớn của đông đảo các tầng lớp xã hội.

Chương trình giao lưu trực tuyến: "Bộ luật Lao động 2019: Hiểu để đảm bảo quyền lợi cho người lao động" được Báo Lao Động tổ chức vào hồi 14h, thứ 5, ngày 24.12.2020, tường thuật trên Laodong.vn.

Chuyên gia khách mời tham gia chương trình giao lưu trực tuyến là: Ông Lê Quang Trung - nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH); ông Nguyễn Danh Huế - Đoàn Luật sư Hà Nội.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Mời bạn đọc gửi câu hỏi về điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2019

NHÓM PV |

Kính mời bạn đọc gửi câu hỏi, thắc mắc về lĩnh vực lao động, việc làm để được chuyên gia giải đáp.

LĐLĐ tỉnh Bình Định phổ biến Luật Lao động 2019 đến các cấp Công đoàn

NGUYỄN TRI |

Ngày 27.11, LĐLĐ tỉnh Bình Định đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác chính sách pháp luật năm 2020.

Trao giải cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Bộ luật Lao động năm 2019

Bảo Hân |

Trong khuôn khổ chương trình tập huấn “Nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ công đoàn năm 2020”, ông Trần Thanh Hải – Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – đã trao giải cho các thí sinh đạt giải trong cuộc thi tìm hiểu Bộ luật Lao động năm 2019.

Cuộc đấu giá mua lại Man United: Thời hạn chót đã cận kề

VIỆT HÙNG |

Dự kiến trong sáng 23.3 (giờ Việt Nam), thương vụ nhượng lại Man United của gia đình Glazer sẽ có kết quả chính thức với mức giá có thể gây sốc, khác với dự đoán.

Các nhà mạng công bố số điện thoại khi yêu cầu chuẩn hóa SIM

HỮU CHÁNH |

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu khách hàng chỉ làm theo hướng dẫn khi được liên hệ bởi các đầu số chính thức của nhà mạng để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

Góc nhìn pháp lý việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không

Việt Dũng |

Chuyên gia luật nói về việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không trong vụ phát hiện hơn 11kg ma tuý.

Học sinh cuối cấp căng thẳng vì áp lực thi cử

Trang Hà |

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, những lịch học và ôn thi dày đặc để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi chuyển cấp khiến học sinh căng thẳng và áp lực. Theo các chuyên gia, để hóa giải áp lực thi cử cho con, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi về điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2019

NHÓM PV |

Kính mời bạn đọc gửi câu hỏi, thắc mắc về lĩnh vực lao động, việc làm để được chuyên gia giải đáp.

LĐLĐ tỉnh Bình Định phổ biến Luật Lao động 2019 đến các cấp Công đoàn

NGUYỄN TRI |

Ngày 27.11, LĐLĐ tỉnh Bình Định đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác chính sách pháp luật năm 2020.

Trao giải cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Bộ luật Lao động năm 2019

Bảo Hân |

Trong khuôn khổ chương trình tập huấn “Nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ công đoàn năm 2020”, ông Trần Thanh Hải – Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – đã trao giải cho các thí sinh đạt giải trong cuộc thi tìm hiểu Bộ luật Lao động năm 2019.