Tính trung bình cứ 1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại

Chung Nguyên Vương |

Theo Đoàn giám sát của Quốc hội, số trẻ em bị xâm hại trong thời gian gần đây tăng đột biến. Tính trung bình cứ 1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại.

Số trẻ em bị xâm hại ngày càng tăng

Ngày 27.5, Quốc hội dành cả ngày để nghe báo cáo giám sát và thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Phiên làm việc được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.

Trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, tính đến ngày 30.6.2019, cả nước có 24.776.733 trẻ em, chiếm 25,75% tổng dân số cả nước.

Những năm qua, cùng với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em.

Tuy nhiên, vẫn xảy ra các vụ xâm hại trẻ em, trong đó nhiều vụ xâm hại nghiêm trọng. Theo Báo cáo của Chính phủ, giai đoạn này có 8.442 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Ngoài ra, còn số lượng khá lớn trẻ em lao động không đúng quy định của pháp luật về lao động, trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc và trẻ em tảo hôn.

Hiện có khoảng 33.000 trẻ không sống trong môi trường gia đình. Số trẻ em có cha mẹ ly hôn những năm gần đây đều rất lớn, trung bình mỗi năm có khoảng 70.000 trẻ em có cha mẹ ly hôn…

Đoàn giám sát của Quốc hội cũng nhận thấy, số trẻ em bị xâm hại được phát hiện ngày càng tăng, số trẻ em bị xâm hại trong giai đoạn 2015-2018 là 7.309 trẻ em, tăng 98 trẻ em bị xâm hại. Đáng lưu ý, trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, với 1.400 trẻ, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả năm 2018 (1.779 trẻ), tính trung bình cứ 1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại.

Số vụ trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm số lượng lớn

Theo Đoàn giám sát, sự gia tăng đột biến này một phần phản ánh thực tế các vụ xâm hại trẻ em tăng, một phần do người dân, trẻ em có ý thức hơn trong việc tố giác, tố cáo hành vi xâm hại trẻ em, đồng thời công tác phát hiện, xử lý hành vi xâm hại trẻ em cũng được tăng cường hơn giai đoạn trước.

Trong các hình thức xâm hại trẻ em nổi lên gây bức xúc nhất trong giai đoạn này là xâm hại tình dục với 6.364 vụ và 6.432 trẻ em là nạn nhân, chiếm tới 75,38% tổng số vụ xâm hại trẻ em được công an các cấp tiếp nhận, xử lý.

Cá biệt, có nhiều địa phương, số vụ trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm trên 90% tổng số vụ trẻ em bị xâm hại. Bạo lực trẻ em cũng xảy ra nhiều, hậu quả nghiêm trọng.

Qua giám sát cho thấy, còn nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện kịp thời, đầy đủ để xử lý, nhất là các hành vi bạo lực gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho trẻ em. Nhiều vụ xâm hại trẻ em xảy ra nơi kín đáo, biệt lập; nhiều vụ xảy ra tại gia đình, tại trường học - nơi vốn được coi là an toàn với trẻ em.

Chung Nguyên Vương
TIN LIÊN QUAN

Bị phê bình vì đi học sớm: Đừng tạo thành cuộc chiến nhà trường-phụ huynh

Đặng Chung - Cao Nguyên - Trần Vương |

Theo đại biểu Quốc hội, đối tượng trẻ em rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ. Vì vậy, trong vụ việc học sinh bị phê bình vì đi học sớm ở Hải Phòng, những người liên quan cần ứng xử khéo léo, cần sự phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường, chứ đừng biến thành cuộc chiến hơn thua.

17 cơ quan làm công tác bảo vệ trẻ em vẫn mạnh ai, nấy làm

ĐẶNG CHUNG - TRẦN VƯƠNG - CAO NGUYÊN |

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp 9, Quốc hội khoá XIV , ngày 27.5 Quốc hội sẽ thảo luận trực tuyến về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Trao đổi với Lao Động, nhiều đại biểu Quốc hội cho hay, qua thực tế giám sát tại các địa phương cho thấy những số liệu về tình trạng xâm hại trẻ em rất đáng báo động, gây bức xúc dư luận nhất là xâm hại tình dục, chiếm 75,4% tổng số vụ xâm hại trẻ em.

Vụ học sinh lớp 1 đứng ngoài trời nắng: Thiếu hiểu biết về quyền trẻ em

ANH THƯ |

Một học sinh lớp 1 bị cô giáo phê bình vì đi học sớm không chỉ là thiếu sự cảm thông với học sinh mà còn thiếu hiểu biết về quyền trẻ em.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Bị phê bình vì đi học sớm: Đừng tạo thành cuộc chiến nhà trường-phụ huynh

Đặng Chung - Cao Nguyên - Trần Vương |

Theo đại biểu Quốc hội, đối tượng trẻ em rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ. Vì vậy, trong vụ việc học sinh bị phê bình vì đi học sớm ở Hải Phòng, những người liên quan cần ứng xử khéo léo, cần sự phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường, chứ đừng biến thành cuộc chiến hơn thua.

17 cơ quan làm công tác bảo vệ trẻ em vẫn mạnh ai, nấy làm

ĐẶNG CHUNG - TRẦN VƯƠNG - CAO NGUYÊN |

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp 9, Quốc hội khoá XIV , ngày 27.5 Quốc hội sẽ thảo luận trực tuyến về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Trao đổi với Lao Động, nhiều đại biểu Quốc hội cho hay, qua thực tế giám sát tại các địa phương cho thấy những số liệu về tình trạng xâm hại trẻ em rất đáng báo động, gây bức xúc dư luận nhất là xâm hại tình dục, chiếm 75,4% tổng số vụ xâm hại trẻ em.

Vụ học sinh lớp 1 đứng ngoài trời nắng: Thiếu hiểu biết về quyền trẻ em

ANH THƯ |

Một học sinh lớp 1 bị cô giáo phê bình vì đi học sớm không chỉ là thiếu sự cảm thông với học sinh mà còn thiếu hiểu biết về quyền trẻ em.