Tiêu điều hệ thống bơm tiêu ngàn tỉ ở Phú Thọ

Long Nguyễn |

Nhiều trạm bơm trong hệ thống tưới tiêu trị giá hàng ngàn tỉ đồng tại tỉnh Phú Thọ gặp chung cảnh ngộ là không phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, hoặc chậm tiến độ, gây bức xúc trong dư luận.

Dân thấy không cần, vẫn cho xây

Như Báo Lao Động đã thông tin, tháng 8.2015, Trạm bơm tiêu Bình Bộ (xã Bình Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) được khởi công với mức đầu tư 258 tỉ đồng từ nguồn vốn vay nước ngoài. Mục đích để chủ động tiêu úng cho 12 xã, thị trấn trong khu vực.

Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, trạm bơm kể trên mới chỉ vận hành được vỏn vẹn 72 giờ, và vận hành theo quy trình chạy thử thiết bị chứ chưa bơm tiêu thực sự.

[Clip] Người dân địa phương nói về sự thiếu thực tế của Trạm bơm tiêu Bình Bộ.

Không những vậy, hiệu quả dài lâu của dự án còn bị nghi ngờ bởi theo phản ánh của nhiều người dân, nơi đặt trạm có địa thế cao, nhiều chục năm không xảy ra ngập úng nặng. Đã thế, vì khô ráo lâu ngày, nên muốn có nước để chạy thử máy bơm, người ta buộc phải đóng chiếc cống cũ lại rồi chờ nước trong đồng dồn lên…

Mặc dù gây bức xúc nhưng những sự việc trớ trêu như ở trạm Bình Bộ lại không hề cá biệt trong hệ thống tươi tiêu trị giá hàng ngàn tỉ đồng của tỉnh trung du này.

Có mặt tại Trạm bơm tiêu Dậu Dương (khu 4, xã Dân Quyền, huyện Tam Nông) một ngày tháng 3.2020, theo quan sát của PV, dù được đầu tư từ những năm 2014 với nguồn vốn khoảng hơn 120 tỉ đồng, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, dù đã “cơ bản hoàn thành”, công trình vẫn chưa thể bàn giao.

Trạm bơm tiêu Dậu Dương được đầu tư hơn 120 tỉ đồng từ năm 2014 và hiện vẫn chưa được bàn giao.
Trạm bơm tiêu Dậu Dương được đầu tư hơn 120 tỉ đồng từ năm 2014 và hiện vẫn chưa được bàn giao.
Niêm phong của nhà thầu Tự Lập vẫn bịt kín các ổ khóa.
Niêm phong của nhà thầu Tự Lập vẫn bịt kín các ổ khóa.

Cả dự án đồ sộ gồm nhà điều hành, trạm bơm, trạm biến áp và hệ thống cống thoát khô khốc nằm im ỉm sát cạnh trục đường 32C, nhiều chi tiết bằng kim loại đã hoen gỉ, bụi phủ mờ, dấu niêm phong của nhà thầu Tự Lập vẫn bịt kín khắp các ổ khóa… Sát cạnh đó, chiếc cống cũ mở hé, nước ri rỉ chảy ra sông.

Trò chuyện với PV, nhiều người dân địa phương cùng chung thắc mắc: Tại sao Nhà nước lại đầu tư một công trình tốn kém đến như vậy, để làm gì?

Bà Phan Thị Dần, một người dân sống sát trạm bơm, kể: “Tôi sinh ra tại đây, đã hơn 70 tuổi, chỉ có 2 đợt vỡ đê năm 1971 và 1986 là ngập lụt, còn lại chưa thấy có vụ nào nghiêm trọng cả. Nếu có ngập thì cái cống cũ vẫn đáp ứng tốt lắm. Mở cống là nước tự chảy ra sông. Nói chung là Nhà nước lãng phí. Không cần thiết”.

Người dân cùng chung thắc mắc về sự cần thiết của trạm bơm tiêu Dậu Dương.
Người dân cùng chung thắc mắc về sự cần thiết của Trạm bơm tiêu Dậu Dương.

Còn ông Ngô Mạnh Lâm thì bật lên tiếng xót xa: "Giờ thủy điện khắp nơi. Nước đâu nữa mà ngập lụt. Lãng phí quá các chú ạ. Còn bao thứ khác cần thiết hơn, cấp bách hơn thì không làm".

Thậm chí nhiều người còn khẳng định, sở dĩ công trình chưa thể bàn giao vì không có nước để vận hành thử máy. Việc thiếu nước, theo phản ánh, trực quan nhất là câu chuyện của một bộ phận cư dân sống bằng nghề đánh cá buộc phải chuyển hoạt động sang khu vực khác.

Trước mắt không hiệu quả

Trò chuyện với PV, một cán bộ xã Dân Quyền chia sẻ: "Kể từ đợt vỡ đê cũng không ngập úng lắm. Ở đây bình thường không thấy ngập úng. Mùa mưa lũ hàng năm, nước từ trên cao theo hệ thống ngòi đổ về khu vực cống cũ, lại có một số công nhân đến mở cống ra, rất hiệu quả".

Nữ cán bộ này cũng cho biết thêm, ngày trước, do ngập úng nên người dân chỉ có thể trồng được một vụ lúa trong năm. Nhưng từ nhiều năm nay, người dân đã tính toán, kết hợp thêm một vụ nuôi cá vào mùa mưa. Việc nhiều hộ dân đắp bờ ngăn nước nuôi cá vụ cũng khiến cho tình trạng ngập úng chung giảm hẳn. Thực tế, nhu cầu thực tế của nhiều người dân là cần giữ nước lại.

Ông Đoàn Văn Lực - Phó Chủ tịch UBND xã Dân Quyền.
Ông Đoàn Văn Lực - Phó Chủ tịch UBND xã Dân Quyền.

Trao đổi với PV, ông Đoàn Văn Lực, Phó Chủ tịch UBND xã Dân Quyền nghi ngại: "Không biết về lâu dài hay khi có sự cố bất ngờ thì như thế nào, chứ trước mắt, chúng tôi chưa thấy sự khả thi vì nơi này ít nước".

Cách Trạm bơm tiêu Dậu Dương chừng 15km, tọa lạc tại khu 4, xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy, dự án Trạm bơm tiêu Đoan Hạ với tổng mức đầu tư 134 tỉ đồng đang rầm rộ thi công những hạng mục cuối. Cả công trường ngổn ngang vật liệu, người ra kẻ vào nườm nượp.

Trạm bơm tiêu Đoan Hạ đang xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2020.
Trạm bơm tiêu Đoan Hạ đang xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2020.
Trạm bơm tiêu Đoan Hạ đang xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2020.

Đây cũng là công trình gặp phải nghi ngại về tính hiệu quả bởi theo tâm sự của ông Lương Trung Tuyền - Giám đốc HTX nông nghiệp xã Bảo Yên - thì kể từ khi có đập thủy điện sông Đà, hiện tượng lũ lụt đã không còn là mối lo ngại của người dân nữa.

“Tương lai, có thể Trạm bơm tiêu Đoan Hạ sẽ hiệu quả khi không may xảy ra sự cố bất thường. Chứ giờ thì chưa cần lắm" - ông Tuyền thẳng thắn nói.

Bên cạnh những công trình trị giá hàng trăm tỉ đã và đang hoàn thiện nhưng bị chính người dân nghi ngờ về tính khả thi thì mạng lưới tưới tiêu của Phú Thọ hiện cũng có những dự án khác đang ì ạch triển khai như: Trạm bơm tiêu Sơn Tình; Trạm bơm tiêu cho các xã Sai Nga, Thanh Nga, Sơn Nga, Xương Thịnh và thị trấn Sông Thao (cùng thuộc huyện Cẩm Khê)...

Trao đổi với PV, ông Trần Danh Ca - Chủ tịch UBND thị trấn Cẩm Khê - nhận định: "Trước mắt, trạm bơm tiêu trên địa bàn là chưa cần thiết. Tuy nhiên, có thể dự án này được triển khai xây dựng là để phòng trừ những tình huống bất ngờ, cũng như phục vụ cho Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp Cẩm Khê".

Long Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Cận cảnh trạm bơm tiêu 258 tỉ đồng đặt ở nơi quanh năm không úng ngập

Long Nguyễn |

Trạm bơm tiêu Bình Bộ (xã Bình Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) được đầu tư từ khoản tiền đi vay nước ngoài với mục đích giúp tiêu nước từ đồng ruộng ra sông. Tuy nhiên, hiệu quả của công trình này bị nghi ngờ vì đặt tại nơi có địa thế cao, nhiều chục năm không xảy ra ngập úng nặng.

Vay 258 tỉ đồng xây trạm tiêu nước rồi đặt ở chỗ quanh năm không ngập úng

Bài, Ảnh: Long Nguyễn |

Kể từ khi "cơ bản hoàn thành", trạm bơm tiêu Bình Bộ (Phú Thọ) mới chỉ hoạt động được vỏn vẹn 72 giờ. Trớ trêu ở chỗ, theo phản ánh, để có nước cho trạm bơm... trình diễn, người ta phải tìm cách ngăn nước lại, nếu không muốn nước theo chiếc cống cũ (đã có từ trước) chảy tuột ra sông hết.

Thanh tra phát hiện hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai tại Phú Thọ

Vương Trần |

Thanh tra Chính phủ vừa Thông báo Kết luận Thanh tra về việc thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng và khai thác tài nguyên khoáng sản của tỉnh Phú Thọ (giai đoạn 2006 - 2017).

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cận cảnh trạm bơm tiêu 258 tỉ đồng đặt ở nơi quanh năm không úng ngập

Long Nguyễn |

Trạm bơm tiêu Bình Bộ (xã Bình Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) được đầu tư từ khoản tiền đi vay nước ngoài với mục đích giúp tiêu nước từ đồng ruộng ra sông. Tuy nhiên, hiệu quả của công trình này bị nghi ngờ vì đặt tại nơi có địa thế cao, nhiều chục năm không xảy ra ngập úng nặng.

Vay 258 tỉ đồng xây trạm tiêu nước rồi đặt ở chỗ quanh năm không ngập úng

Bài, Ảnh: Long Nguyễn |

Kể từ khi "cơ bản hoàn thành", trạm bơm tiêu Bình Bộ (Phú Thọ) mới chỉ hoạt động được vỏn vẹn 72 giờ. Trớ trêu ở chỗ, theo phản ánh, để có nước cho trạm bơm... trình diễn, người ta phải tìm cách ngăn nước lại, nếu không muốn nước theo chiếc cống cũ (đã có từ trước) chảy tuột ra sông hết.

Thanh tra phát hiện hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai tại Phú Thọ

Vương Trần |

Thanh tra Chính phủ vừa Thông báo Kết luận Thanh tra về việc thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng và khai thác tài nguyên khoáng sản của tỉnh Phú Thọ (giai đoạn 2006 - 2017).