Tiếp sức cho người chấp hành xong án phạt tù phát triển kinh tế

BẢO LÂM |

Đắk Nông - Bên cạnh các đối tượng chính sách như hộ nghèo, cận nghèo... thì hiện nhiều người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn huyện Đắk R'lấp khi trở về địa phương đã nhanh chóng được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Anh Nguyễn Khắc Thúy, trú tại xã Quảng Tín là 1 trong 3 người vừa chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, làm lại cuộc đời. Tuy nhiên, ngày trở về, nhìn 1 hecta cà phê, hồ tiêu của gia đình đã trở nên còi cọc, anh Thúy hết sức trăn trở, buồn bã.

Trong lúc đang loay hoay không biết tìm đâu nguồn vốn để đầu tư khôi phục lại vườn rẫy thì anh Thúy được các tổ chức hội, đoàn thể của xã Quảng Tín giới thiệu vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội.

"Với thủ tục đơn giản, tôi đã được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đắk R'lấp giải ngân cho vay số tiền 100 triệu đồng về đầu tư khôi phục, cải tạo lại 1 hecta cà phê, hồ tiêu của gia đình. Số tiền này đã tạo động lực và niềm tin rất lớn để tôi từng bước phát triển kinh tế của bản thân và gia đình” - anh Thúy cho biết.

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đắk R'lấp, chỉ tính riêng trong năm 2023, đơn vị đã cho 3.386 lượt khách hàng vay vốn các chương trình tín dụng ưu đãi với số tiền trên 151 tỉ đồng.

Ngoài ra, ngân hàng còn hỗ trợ lãi suất theo Nghị định (số 36/NĐ-CP) của Chính phủ cho 5.199 khách hàng, với 6.728 món vay với tổng số lãi được hỗ trợ 5.273 triệu đồng.

Qua đánh giá, nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần cho 506 hộ nghèo, 860 hộ cận nghèo, 1.753 hộ thoát nghèo; 2.753 lao động được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; 2.340 hộ gia đình sản xuất kinh doanh; 1.359 hộ đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn...

Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp 5.586 hộ dân cư trú tại khu vực nông thôn xây dựng/cải tạo, nâng cấp 11.172 công trình nước sạch vệ sinh môi trường; 1.685 học sinh sinh viên vay vốn học tập; 400 học sinh sinh viên được vay vốn mua máy vi tính và thiết bị học trực tuyến...

Cũng trong năm 2023, nguồn vốn tín dụng chính sách trực tiếp góp phần giúp cho 1.381 người là thành viên của 242 hộ gia đình nghèo, cận nghèo ở huyện Đắk R'lấp vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

BẢO LÂM
TIN LIÊN QUAN

Đừng để các đề án phát triển kinh tế đêm "ngủ yên" trong ngăn kéo

Lê Thanh Phong |

Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đêm, vì là một quốc gia an toàn thuộc loại số 1 châu Á, điều này đã được chuyên trang du lịch Travel Off Path của Mỹ đánh giá và công bố cuối năm 2023.

Doanh nghiệp Hà Nội cần dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để hồi phục

Phạm Đông |

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội cho rằng, doanh nghiệp cần được hỗ trợ để dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn. Các cơ quan cũng cần nghiên cứu để hạ các điều kiện tiếp cận vốn, cho vay linh hoạt hơn, đặc biệt là yêu cầu về tài sản thế chấp.

Thủ tướng Chính phủ nói về xu thế tất yếu của phát triển kinh tế tập thể

Phạm Đông |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động lấy lợi ích kinh tế là chính, đồng thời coi trọng lợi ích về chính trị, văn hoá, xã hội trên địa bàn.

Vốn ưu đãi giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững

ANH HUY |

Nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp cho đồng bào, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số tại tỉnh Yên Bái, Hòa Bình có điều kiện phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình kinh tế phù hợp, giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững, tự chủ với cuộc sống.

Ngày mai diễn ra Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường

Nguyễn Hà |

Vào lúc 14h chiều mai (29.3.2024), Báo Lao Động tổ chức Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường 2023. Đây là cơ hội để các quản lý, các doanh nghiệp, đông đảo người lao động gặp gỡ để cùng bàn luận và đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường.

Bắt tạm giam Phó Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc liên quan vụ Hậu "Pháo"

Việt Dũng |

Ông Phạm Hoàng Anh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc - bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi Nhận hối lộ, liên quan đến vụ án Hậu "Pháo".

Phong trào thi đua là động lực xây dựng các tỉnh miền Đông Nam Bộ giàu đẹp

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 28.3, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương đã dự hội nghị tổng kết thực hiện giao ước thi đua năm 2023, ký kết giao ước thi đua năm 2024 của cụm thi đua các tỉnh miền Đông Nam Bộ diễn ra tại Bình Phước. Dự hội nghị còn có ông Nguyễn Mạnh Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước và đại diện lãnh đạo 7 tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Dự báo về đợt không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc gây mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, sắp xuất hiện không khí lạnh gây mưa ở miền Bắc.

Đừng để các đề án phát triển kinh tế đêm "ngủ yên" trong ngăn kéo

Lê Thanh Phong |

Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đêm, vì là một quốc gia an toàn thuộc loại số 1 châu Á, điều này đã được chuyên trang du lịch Travel Off Path của Mỹ đánh giá và công bố cuối năm 2023.

Doanh nghiệp Hà Nội cần dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để hồi phục

Phạm Đông |

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội cho rằng, doanh nghiệp cần được hỗ trợ để dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn. Các cơ quan cũng cần nghiên cứu để hạ các điều kiện tiếp cận vốn, cho vay linh hoạt hơn, đặc biệt là yêu cầu về tài sản thế chấp.

Thủ tướng Chính phủ nói về xu thế tất yếu của phát triển kinh tế tập thể

Phạm Đông |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động lấy lợi ích kinh tế là chính, đồng thời coi trọng lợi ích về chính trị, văn hoá, xã hội trên địa bàn.

Vốn ưu đãi giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững

ANH HUY |

Nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp cho đồng bào, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số tại tỉnh Yên Bái, Hòa Bình có điều kiện phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình kinh tế phù hợp, giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững, tự chủ với cuộc sống.