Tích cực thay đổi lối sống hậu đại dịch

Nguyễn Hà - Hoài Anh |

Đại dịch COVID-19 tạo ra môi trường “lửa thử vàng” cho rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực, cá nhân. Với mỗi người trẻ, dịch COVID-19 dù tác động nhưng cũng đã khiến họ có những thay đổi tích cực về suy nghĩ, lối sống.

Kinh nghiệm làm việc từ những ngày không đến trường

Kể từ khi theo học ngành Sư phạm, Lê Thị Loan (sinh viên năm 2, Đại học Thủ đô Hà Nội) đã lên một lộ trình cụ thể cho bản thân: Học trên trường - thực tập - đi dạy. Thế nhưng, khi dịch bệnh COVID-19 ập đến, mọi thứ đã bị đảo lộn.

Bản thân Loan trong khoảng thời gian đầu phải đối mặt với việc học online kéo dài, nữ sinh cũng stress, mệt mỏi và chán nản. Sau khoảng thời gian dài mất phương hướng, Lê Thị Loan đã tự nhắc nhở bản thân rằng, cần phải thích nghi và sống chung với đại dịch, không coi đây là một thách thức mà phải tận dụng để biến nó thành cơ hội cho bản thân.

Lê Thị Loan tự nhủ rằng, cần phải tận dụng ngoài việc học online để làm thêm nhiều việc có ích khác. Cũng chính bởi vậy, Lê Thị Loan đã có một “kỳ thực tập” ngoài dự kiến và đầy ý nghĩa.

Lê Thị Loan - sinh viên năm thứ 2, Đại học Thủ đô Hà Nội. Ảnh: NVCC
Lê Thị Loan - sinh viên năm thứ 2, Đại học Thủ đô Hà Nội. Ảnh: NVCC

Tháng 9.2021, khi đọc được thông tin về chương trình “Học cùng chiến binh nhí” - một chương trình hỗ trợ dạy học cho con em của lực lượng tuyến đầu chống dịch, nữ sinh đã ngay lập tức đăng ký tham gia. Lê Thị Loan nhận kèm học cho con của một bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong 16 buổi (2 buổi/tuần, mỗi buổi 90 phút). Ngoài dạy Toán, Lê Thị Loan cũng dành nhiều thời gian để tâm sự cùng học sinh để bé có thể hiểu và thông cảm cho công việc của mẹ trong thời điểm dịch bệnh.

“Bản thân tôi có 2 bố mẹ đều là bộ đội, luân phiên trực tại đơn vị nên tôi rất thấu hiểu những em nhỏ sẽ nhớ bố mẹ nhường nào khi bố mẹ đi chống dịch. Phụ huynh đi chống dịch, còn mình thì là hậu phương lo cho con em họ một cách tốt nhất có thể. Sau khi hoàn thành dự án, tôi cảm thấy rất vui và tự hào về bản thân khi vừa giúp được mọi người, vừa tích lũy thêm được kinh nghiệm dạy học, kỹ năng dạy online, cách xử lý các tình huống... Tôi tin rằng “kỳ thực tập” ngoài dự kiến này đã đem đến cho tôi nhiều bài học mà tôi khó có thể nhận được nếu chỉ đi theo lộ trình ban đầu đã vạch sẵn” - Lê Thị Loan nói.

Ngoài ra, Lê Thị Loan còn tham gia làm giám thị của một số cuộc thi Tiếng Anh trong nước của các hệ thống giáo dục hàng đầu Việt Nam. Lê Thị Loan cũng tận dụng khoảng thời gian quý này để học hỏi kinh nghiệm từ nhiều lĩnh vực khác nhau.

“Có thể nói, bất kỳ trong hoàn cảnh nào, dù khó khăn đến đâu, chỉ cần chúng ta biết cách phân bổ sắp xếp thời gian, luôn chủ động tích cực học hỏi những kiến thức mới, thì sẽ sớm gặt hái được thành công” - Lê Thị Loan chia sẻ.

Thương mẹ nhiều hơn

Kể từ khi lên đại học, Thiều Thị Hải Phương - sinh viên thứ năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - ít có thời gian nói chuyện với mẹ hơn. Buổi sáng đi học, buổi chiều đi làm thêm, còn tối về ôn bài tập nên cuộc hội thoại giữa 2 mẹ con đều rất ngắn và hầu hết đều là mẹ gọi cho Phương trước.

“Bố mất sớm, tôi lại là con một trong nhà nên khi chuyển ra Hà Nội thuê trọ thì mẹ tôi sống một mình. Vẫn biết mẹ buồn và cô đơn nhưng việc học và công việc cứ cuốn tôi vào vòng xoáy mãi không dứt ra được” - Hải Phương tâm sự.

Thiều Thị Hải Phương - sinh viên năm thứ 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh: NVCC
Thiều Thị Hải Phương - sinh viên năm thứ 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh: NVCC

Tháng 5.2021, khi dịch bệnh lần thứ 4 bùng phát tại Việt Nam, Hải Phương học online và làm bài tập môn cuối tại nhà. Và từ đó đến nay, Hải Phương có nhiều thời gian bên mẹ và trò chuyện cùng mẹ nhiều hơn.

Mẹ mở cửa hàng tạp hoá tại nhà, nên cứ khi nào không có ca học, Hải Phương lại ra phụ giúp mẹ. Có bán hàng mới biết một ngày mẹ phải chạy đi chạy lại bao nhiêu lần, mới biết mẹ đã một mình tự bê vác các thùng hàng nặng, để rồi mỗi khi trái gió trở trời, cái lưng lại “làm khổ” mẹ.

“Lâu lắm rồi tôi mới có nhiều thời gian bên mẹ đến vậy. Tôi hiểu rằng, mẹ đã luôn muốn được chia sẻ và luôn muốn được lắng nghe” - Hải Phương nói.

Ngoài việc có thêm nhiều thời gian bên mẹ, Hải Phương cũng đã tận dụng khoảng thời gian này để tham gia các khoá học trực tuyến về marketing, Tiếng Anh để giúp bản thân có thêm những kiến thức bổ ích. Bên cạnh đó, Hải Phương còn thử sức kinh doanh online một số món đồ lưu niệm nhỏ, giúp nữ sinh có thêm một kỹ năng mới.

Bất cứ hoàn cảnh nào, nếu có kỹ năng sẽ vượt qua

Còn với Trần Việt An - giảng viên trẻ trường Đại học Kinh tế Quốc dân, giáo dục có lẽ là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng COVID-19 nhiều. Suốt thời gian qua, việc học trực tiếp được chuyển toàn bộ sang trực tuyến, kể cả các bài kiểm tra, thi cử. Bên cạnh đó, các hoạt động sinh viên, hoạt động xã hội cũng bị tạm dừng hoặc chuyển sang trực tuyến. Bởi vậy, công việc của Việt An cũng đã thay đổi nhiều.

Làm việc trực tuyến, giảng viên trẻ sinh năm 1995 đã nhanh chóng thích nghi. Việt An nhận ra rằng, làm việc trực tuyến có thể giúp mình sắp xếp nhiều công việc hơn do không cần phải đi lại, tiết kiệm được thời gian hơn. Đồng thời, công tác chuẩn bị cho các sự kiện cũng đơn giản hơn, có những hoạt động không cần thiết có thể loại bỏ. “Tôi cho rằng sự thích ứng này cũng khiến chúng ta nhận thức được rõ hơn về các công việc cần ưu tiên, từ đó gia tăng hiệu quả công việc” - Trần Việt An cho hay.

Cũng chính vì nhiều công việc, hoạt động bị tạm hoãn hoặc tổ chức trực tuyến, nên nhịp độ sống của Việt An cũng chậm hơn. Từ đó, Việt An có thời gian để gọi điện, nói chuyện với gia đình ở quê nhiều hơn, và một số bạn bè ở nước ngoài.

Trần Việt An - Giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ảnh: NVCC
Trần Việt An - Giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ảnh: NVCC

“Điều quan trọng nhất mà tôi rút ra được, đó là kỹ năng thích nghi với cuộc sống. Không chỉ là COVID-19, mà trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta có kỹ năng này thì sẽ luôn vượt qua được nghịch cảnh và vươn lên, thậm chí phát triển hơn nữa. Trong một xã hội luôn biến động và thay đổi nhanh chóng như ngày nay, đó thực sự là kỹ năng “sinh tồn” - Trần Việt An chia sẻ.

Dẻo dai và linh hoạt để đón nhận tương lai

Nguyễn Hoàng Trâm Anh, năm nay 22 tuổi, là Thạc sĩ Truyền thông và đang là trợ lý về Biến đổi Khí hậu và Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP26) tại Đại sứ quán Anh ở Hà Nội cũng có một năm 2021 đáng nhớ. Chưa bao giờ Trâm Anh nghe thấy câu nói “tìm kiếm cơ hội trong những thách thức” nhiều như vậy.

Trước đây, Trâm Anh đã có hơn 3 năm du học tại Pháp và Vương quốc Anh. Dịch bệnh khiến Trâm Anh trở lại Việt Nam và phải hoàn thành khoá học thạc sĩ với hình thức trực tuyến. Khi trở về Việt Nam, Trâm Anh đã xin vào làm việc tại Đại sứ quán Anh ở Hà Nội. Vừa đi học, vừa đi làm, để thực hiện được những mục tiêu, cô gái 22 tuổi đã gặp ít nhiều khó khăn, trong đó có sự khác biệt múi giờ giữa Việt Nam và Vương quốc Anh.

Là trợ lý về Biến đổi Khí hậu và Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP26) tại Đại sứ quán Anh, Trâm Anh hiểu rằng, chính đại dịch COVID-19 đã làm tệ hơn những vấn đề về môi trường. Là một người hiện tại làm truyền thông trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, Trâm Anh thấy được tầm quan trọng của việc tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng vẫn phải nâng cao tính bền vững và gìn giữ môi trường. Đây là một thời điểm khó khăn, Trâm Anh mong muốn những người trẻ sẽ thật vững vàng, sẽ thật tích cực, “dẻo dai và linh hoạt” để có thể đón nhận tương lai phía trước.

Nguyễn Hà - Hoài Anh
TIN LIÊN QUAN

Lối sống tích cực, "độc lạ" giúp nhiều gia đình vượt qua dịch COVID-19

Đình Trường - Lan Nhi |

Cắm trại trong nhà, làm vườn trên mây, tạo chợ "mini"… đó là những câu chuyện thú vị mà nhiều gia đình tại TP. Hà Nội đang áp dụng để vượt qua dịch COVID-19 một cách tích cực nhất.

Giáo dục đạo đức, lối sống trước hết phải để thầy thích dạy, trò thích học

Bích Hà |

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, việc giáo dục lý tưởng, cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng là việc hệ trọng và lâu dài, cần sự phối hợp, chung tay của tất cả mọi người. Với ngành giáo dục, trước hết phải làm thế nào để thầy thích dạy và trò phải thích học.

Những thói quen tích cực vô cùng đơn giản để có một lối sống lành mạnh

Hữu Thi (Theo WebMD) |

Tạp chí sức khoẻ WebMD của Mỹ đã đưa ra những dữ liệu chứng minh việc duy trì một sức khỏe tốt bằng cách ăn uống và tập thể dục đều đặn là cần thiết. Tuy nhiên, vẫn cần những thói quen bổ trợ như duy trì thái độ sống tích cực, tạo tiếng cười mỗi ngày để xây dựng một lối sống lành mạnh.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Lối sống tích cực, "độc lạ" giúp nhiều gia đình vượt qua dịch COVID-19

Đình Trường - Lan Nhi |

Cắm trại trong nhà, làm vườn trên mây, tạo chợ "mini"… đó là những câu chuyện thú vị mà nhiều gia đình tại TP. Hà Nội đang áp dụng để vượt qua dịch COVID-19 một cách tích cực nhất.

Giáo dục đạo đức, lối sống trước hết phải để thầy thích dạy, trò thích học

Bích Hà |

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, việc giáo dục lý tưởng, cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng là việc hệ trọng và lâu dài, cần sự phối hợp, chung tay của tất cả mọi người. Với ngành giáo dục, trước hết phải làm thế nào để thầy thích dạy và trò phải thích học.

Những thói quen tích cực vô cùng đơn giản để có một lối sống lành mạnh

Hữu Thi (Theo WebMD) |

Tạp chí sức khoẻ WebMD của Mỹ đã đưa ra những dữ liệu chứng minh việc duy trì một sức khỏe tốt bằng cách ăn uống và tập thể dục đều đặn là cần thiết. Tuy nhiên, vẫn cần những thói quen bổ trợ như duy trì thái độ sống tích cực, tạo tiếng cười mỗi ngày để xây dựng một lối sống lành mạnh.