Tỉ lệ người thiếu việc làm quý III chạm mức cao nhất 10 năm

NHÓM PV |

Chương trình giao lưu trực tuyến: "Ổn định thị trường lao động trong đại dịch: Cần nỗ lực từ nhiều phía" do Báo Lao Động tổ chức diễn ra lúc 14h ngày 25.11.


Khách mời giao lưu hôm nay là ông Lê Quang Trung - Nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội.

Chương trình do Báo Lao Động tổ chức, được tường thuật trên Báo Lao Động điện tử laodong.vn.

Nhiều khó khăn

- MC: Thưa hai vị khách mời, đại dịch khiến không chỉ các địa phương, doanh nghiệp mà chính người lao động cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thu nhập giảm, giãn việc, mất việc... là thực tế đe dọa người lao động. Doanh nghiệp cũng khốn đốn vì giãn cách, lao động không thể đến công ty làm việc, đơn hàng bị đình trệ... Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1.7.2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24.9.2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Ông có đánh giá như thế nào về các chính sách hỗ trợ này?

- Ông Lê Quang Trung: Có thể nói, dịch COVID-19 đã tác động đến thị trường lao động, việc làm của Việt Nam cũng như trên thế giới, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của từng người lao động, từng doanh nghiệp. Đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 vừa qua hết sức nghiêm trọng. Lần đầu tiên dịch “tấn công” vào doanh nghiệp, khu công nghiệp, để lại hậu quả hết sức khó lường, cần nhiều thời gian, biện pháp để khôi phục.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ cũng như các cấp chính quyền đã rất quyết liệt, nhanh chóng, kịp thời ban hành các chính sách, nghị quyết như vừa nêu để hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, doanh nghiệp, để làm sao hạn chế thấp nhất việc sa thải, giúp doanh nghiệp giữ người lao động.

Về cá nhân, tôi đánh giá rất cao các chính sách được ban hành thời gian vừa qua, thiết thực, bổ ích, sát với người lao động. Các chính sách được ban hành trúng về đối tượng, mức chính sách phù hợp, đồng thời chúng ta cũng làm tốt công tác tuyên truyền, thông qua hệ thống các cơ quan báo chí, tổ chức chính trị xã hội, công đoàn.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện còn hạn chế về cơ sở dữ liệu quốc gia. Nếu như có cơ sở dữ liệu quốc gia tốt, thông tin thật tốt từ người lao động, kể cả lao động tự do thì tôi nghĩ vấn đề việc làm không đến mức khó như vậy. Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có hệ hệ thống dữ liệu rất tốt, nên đã triển khai rất tốt gói hỗ trợ từ Bảo hiểm thất nghiệp.

Cùng với đó, chính quyền địa phương các cấp cũng có nhiều chính sách hỗ trợ thêm; các doanh nghiệp cũng có sự thích ứng để giữ chân người lao động, đồng thời vẫn tổ chức sản xuất. Cùng với đó, tổ chức công đoàn, các tổ chức xã hội đã có nhiều sáng kiến giữ chân người lao động. Các trung tâm giới thiệu việc làm đã có nhiều giải pháp để cung ứng nguồn nhân lực đến các đơn vị; nhanh chóng cung cấp thông tin cho người lao động; nhanh chóng giải quyết trợ cấp thất nghiệp nếu có yêu cầu.

- MC: Chưa bao giờ chúng ta chứng kiến nhiều khó khăn đến thế đối với thị trường lao động. Nhà máy đóng cửa, lao động hoặc phải ở nhà phòng, chống dịch; hoặc trong khu cách ly, phong tỏa; hoặc về quê... Trong quý III, người lao động bị tác động nhiều nhất với 4,7 triệu lao động bị mất việc làm, 14,7 triệu lao động tạm nghỉ hoặc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh; trên 10 triệu lao động giảm giờ làm, tạm dừng việc làm. Đặc biệt, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng rất nặng nề với 4,59% lao động vùng Đông Nam bộ có và 44,7% lao động vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng do ngừng việc, giãn việc, nghỉ việc.

- Ông Vũ Quang Thành: Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng rất sâu và gây tác động tiêu cực đến mọi mặt, đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Thu nhập của người lao động giảm sâu, một số bộ phận bị mất việc, giãn việc, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng bị ngưng trệ. Mức độ lây lan của dịch trên toàn quốc rất rộng, con số lao động mất việc làm tại các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long khá cao.

Tại Hà Nội, thành phố có phần kiểm soát dịch bệnh tích cực, hiệu quả nên chưa ảnh hưởng trực tiếp sâu đến các doanh nghiệp, sự ảnh hưởng chủ yếu tập trung ở doanh nghiệp, hộ kinh doanh, buôn bán trên địa bàn thành phố. Con số này thông qua người lao động nhận hồ sơ thất nghiệp qua các trung tâm giao dịch việc làm.

11 tháng năm 2021, số lượng nhận hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp khoảng 60.000 người, so với năm 2020 tỉ lệ đã giảm. Chúng ta thực hiện mục tiêu kép, làm sao vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh vừa phòng chống dịch, từ đó các doanh nghiệp đã có phương pháp hết sức kịp thời.

- Ông Lê Quang Trung: Tôi cho rằng chúng ta phải đối diện thực tế để có giải pháp giữ chân, nâng cao năng suất lao động để tăng thu nhập cho người lao động. Số người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp năm nay thấp hơn năm ngoái cho thấy tín hiệu tốt. Người lao động được tư vấn việc làm tốt hơn, số người tìm được việc làm mới tăng cao. Số người có hợp đồng lao động sang khu vực phi chính thức khá nhiều. Như vậy, người lao động xác định được trong bối cảnh hiện nay khó khăn chung của doanh nghiệp. Đây là sự cùng chia sẻ của người lao động với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tìm, thích ứng sản xuất trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch. Nhiều doanh nghiệp chủ động tìm giải pháp tăng độ phủ vaccine, ngăn ngừa phòng chống dịch. Năm 2021, chứng kiến nhiều mô hình của từng doanh nghiệp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, giữ chân người lao động.

Dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến hết quý  III, cả nước có 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm.

 
Ông Vũ Quang Thành và Lê Quang Trung tại cuộc toạ đàm của Báo Lao Động ngày 25.11. Ảnh: LĐO

- MC: Chúng ta thấy được sự tiếp sức rất kịp thời của Nghị quyết 68 và Nghị định 116 khi hàng nghìn doanh nghiệp, hàng chục triệu người lao động thụ hưởng giá trị của sự hỗ trợ đó. Ông có cho rằng, khi chúng ta vượt qua đại dịch COVID-19, sự thẩm thấu của chính sách, sự thụ hưởng của doanh nghiệp, người lao động đối với các chính sách có tỉ lệ thuận với đã phục hồi kinh tế hay không?

- Ông Lê Quang Trung: Tôi cho rằng, để cân đo đong đếm thì rất khó, nhưng các chính sách có ý nghĩa hết sức thiết thực: Doanh nghiệp giảm được chi phí để đầu tư, khôi phục, phát triển, xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh mới, giảm chi phí sản xuất kinh doanh.

Đối với người lao động thì hết sức thiết thực, quý giá, khi khả năng tài chính của từng người rất khó khăn: Trong khi thu nhập từ công việc khó khăn, tài chính dự trữ cũng khó khăn, thì khi nhận được hỗ trợ, người lao động không chỉ ấm về vật chất mà còn ấm về tinh thần; nguồn động viên, cổ vũ ở đây là không đo đếm được.

Các chính sách này một lần nữa khẳng định chế độ ưu việt của nhà nước riêng trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp. Sau 12 năm triển khai thực hiện, ngày càng chứng minh rõ nét nhất vai trò vị trí của bảo hiểm thất nghiệp trong thị trường lao động.

Đợt dịch COVID-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp, lây lan nhanh và kéo dài đã làm tăng tỉ lệ và số người thiếu việc làm trong độ tuổi ở quý III lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Tìm cơ hội trong gian khó

- MC: Chúng tôi đã thấy những phiên giao dịch việc làm đã sôi động trở lại; các phiên online cũng thu hút đông đảo ứng viên tham gia. Đặc biệt, phiên cấp vùng, liên kết nhiều địa phương cũng vô cùng sôi động. Ông có dự báo gì về kết nối tuyển dụng trong thời gian tới? Và ngành nghề nào sẽ được tuyển dụng nhiều trong thời gian tới?

- Ông Vũ Quang Thành: Hoạt động tuyển dụng tại Trung tâm dịch vụ việc Hà Nội và các tỉnh phía Bắc cũng như toàn quốc đang được tiến hành khá sôi nổi. Thời gian qua, nhiều nơi thực hiện giãn cách xã hội khiến chúng tôi không thể tư vấn trực tiếp.

Trước đây, khi chưa có dịch, chúng tôi phải trao đổi trực tiếp để nắm bắt nguyện vọng của người lao động cũng như nhà tuyển dụng. Khi dịch bệnh bùng phát, việc tư vấn trực tiếp rất hạn chế, chúng tôi phải ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện các hoạt động tư vấn. Có thể qua các trang mạng xã hội, qua Zalo, email, để làm sao người ứng tuyển tiếp cận nhanh nhất với các vị trí việc làm; doanh nghiệp cũng tìm được nhân sự cần tuyển dụng.

Tổ chức giao dịch việc làm trên phạm vi Hà Nội có trên 15 điểm, chúng tôi đã thường xuyên tổ chức, trao đổi chia sẻ, kết nối dữ liệu giữa các tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, thanh hoá. Trên địa bàn Hà Nội, nhóm lao động sản xuất, công nghệ thông tin truyền thông, tài chính ngân hàng, điện tử, tài chính quay trở lại tuyển dụng đông và dự báo sẽ hot trong thời gian tới.

- Ông Lê Quang Trung: Các doanh nghiệp có sự hợp tác trung tâm dịch vụ việc làm để chia sẻ thông tin. Nếu các doanh nghiệp phối hợp được điều này thì rất có lợi với doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ thông tin, làm việc từ xa rất quan trọng. Ứng dụng công nghệ thông tin, cần tạo điều kiện hết cỡ cho doanh nghiệp khai báo thông tin về thị trường lao động với thủ tục hết sức đơn giản. Vấn đề làm việc từ xa là vấn đề đại sự.

Ông Lê Quang Trung. Ảnh: LĐO
Ông Lê Quang Trung. Ảnh: LĐO

- MC: Thị trường lao động còn rất khó khăn. Sau thời gian ảnh hưởng dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp cạn kiệt cho phải căng mình phòng chống dịch và sản xuất với chi phí tăng cao. Các ông có thể chia sẻ giải pháp nào giải quyết những tồn tại về khát nhân lực, thị trường lao động?

- Ông Lê Quang Trung: Đáp ứng nhu cầu nhân lực cho từng doanh nghiệp cần phải xem xét các khía cạnh các bên. Với doanh nghiệp, họ phải xác định phương án khôi phục, phát triển sản xuất. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho 1 đơn vị phát triển. Phải hỗ trợ giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp. Doanh nghiệp tồn tại người lao động mới có việc làm. Doanh nghiệp khoẻ mới có việc làm tốt. Để thu hút người lao động quay trở lại phải chứng minh doanh nghiệp tốt, có biện pháp đảm bảo an toàn, có chính sách về an sinh xã hội, y tế… Doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh cam kết quy định pháp luật, công khai minh bạch. Cần có thỏa ước lao động hết sức tốt để cam kết với người lao động, có sức hút với người lao động. Doanh nghiệp có phương án đào tạo, sử dụng để người lao động có sự thăng tiến trong công việc.

Đối với nhà nước, chính quyền các địa phương cần có đề án giao rõ hoạt động, trách nhiệm từng cơ quan để liên kết có đề án tổng thể thu hút lao động, đầu tư. Nhà nước cần có gói khôi phục cho doanh nghiệp, thị trường lao động sau đại dịch. Có nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, tư vấn cho hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm. Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo nâng cao cho người lao động. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong sử dụng lao động. Cần có dự án lớn về khôi phục phát triển sản xuất, thu hút nhân lực. Bên cạnh đó, cần có các dự án nhỏ cho từng đối tượng như người trở về địa phương, người trở lại làm việc, sinh viên ra trường trong bối cảnh COVID-19…

MC: Thưa ông Thành, thành phố Hà Nội và các ban ngành liên quan đã có những đặt hàng gì với Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội hay chưa? Trung tâm cũng đã nhận đặt hàng từ người lao động hay chưa?

- Ông Vũ Quang Thành: Trên địa bàn thành phố Hà Nội có những chính sách rất đặc thù. Tháng 7 vừa rồi, thành phố Hà Nội đã ký quyết định 362 ban hành đề án nâng cao hiệu quả của hệ thống sàn giao dục việc làm. Việc ban hành quyết định này là tiền đề để thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động. Giải pháp phát triển thị trường lao động trong đề án đó là nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống sàn giao dịch việc làm theo hướng hiện đại hoá – điều này rất phù hợp với bối cảnh COVID-19, công nghiệp 4.0 cũng như hội nhập quốc tế…

Thông qua đề án này, chúng tôi sẽ tổ chức triển khai đồng bộ nhiều dự án khác để phát triển thị trường lao động, trong đó đẩy mạnh hoạt động cung ứng lao động, cung ứng các dịch vụ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; hướng tới cung ứng tối đa các nguồn lao động đáp ứng nhu cầu tối đa của doanh nghiệp; cung cấp thông tin thị trường cho người lao động…

Việc triển khai đề án này là phù hợp, nâng cao hiệu quả của 15 đầu việc tại 15 địa bàn thuộc thành phố; giảm thiểu các chi phí của doanh nghiệp. Việc triển khai đề án cũng đặt ra mục tiêu cụ thể, ví dụ chỉ tiêu giải quyết việc làm; công tác thu thập xây dựng cơ sở dữ liệu như nào để đảm bảo tư vấn, giới thiệu, kết nối việc làm hay phân tích dự báo thị trường lao động, từ đó có định hướng phù hợp… Thông qua đề án để thực hiện các giải pháp phát triển thị trường trên địa bàn thành phố - đây là các hoạt động mà Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đang triển khai.

- MC: Qua đợt dịch COVID-19 lần thứ tư cho thấy hiện hữu nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nhân lực của thị trường lao động nước ta. Việc người lao động từ các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam về quê tránh dịch rất được quan tâm. Các ông có cho rằng có tình trạng thiếu hụt lao động sau khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát? Làm sao để có thể tránh được tình trạng này? Chính sách nào để giữ chân được người lao động sau đại dịch?

- Ông Lê Quang Trung: Tôi cho rằng các doanh nghiệp phải sẵn sàng và chuẩn bị rất kỹ nguy cơ thiếu hụt lao động. Để giữ chân lao động, doanh nghiệp cần: Thứ nhất, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm sao phải liên tục phát triển theo chiều hướng tốt… Thứ hai, doanh nghiệp phải quan tâm đến người lao động, từ đãi ngộ đến đào tạo, bồi dưỡng, chuyện tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã hội và các mặt khác. Thứ ba, doanh nghiệp phải có môi trường làm việc tốt.

Thứ tư, cần phải có chính sách khi có sự cố, thậm chí có cả phương án dự phòng, để người lao động an tâm làm việc, sản xuất. Thứ 5, doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến người lao động trong việc về an toàn lao động, an toàn dịch bệnh. Đây sẽ là những yếu tố giữ chân người lao động.

Theo Bộ luật Lao động mới, tiền thưởng Tết sẽ có cả thưởng hiện vật, từ việc này, Công đoàn công ty có thể lấy ý kiến của từng đoàn viên về chuyện thưởng Tết. Không nhất thiết phải tặng hiện vật vì nhiều người lao động thích tiền mặt hơn là hiện vật. Việc này giúp người lao động cảm nhận được sự quan trọng trong doanh nghiệp, đặt người lao động vào vị trí trung tâm, then chốt của doanh nghiệp.

MC: Tình trạng dịch chuyển trên của người lao động nguyên nhân chính là do đâu? Dịch COVID-19 cũng tạo nên nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng lao động thì chúng ta cần làm gì để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới?

- Ông Vũ Quang Thành: Hình ảnh người lao động di chuyển từ các tỉnh phía Nam về quê thấy được ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến thị trường lao động như thế nào. Ngoài việc bị mất việc, người lao động lo lắng cho sức khỏe của bản thân mình. Khi dịch COVID-19 bùng phát, các địa phương đưa ra chính sách phòng chống dịch. Từ đó ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ông
Ông Vũ Quang Thành. Ảnh: LĐO

Ngay cả doanh nghiệp, người lao động bản chất không mong muốn điều đó. Bản thân họ không mong muốn việc dịch chuyển, nhưng không còn cách nào khác. Phải chẳng có giải pháp, đặt ra kịch bản, và sự hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động để trợ lực doanh nghiệp, giữ chân người lao động, tiền đề cho phục hồi kinh tế.

- Ông Lê Quang Trung: Phần lớn người lao động bần cùng mới phải di chuyển về quê. Có lẽ, chúng ta cần phân tích xem làm sao mình tổ chức chuyến xe, chuyến tàu đưa người lao động về quê, phản ứng phải nhanh, hỗ trợ kịp thời.

MC: Xin hỏi ông Lê Quang Trung, những chính sách hỗ trợ trong chương trình hỗ trợ phục hồi thị trường lao động, cần chú trọng nhất tới những giải pháp gì để hỗ trợ tốt nhất cho người lao động và doanh nghiệp?

- Ông Lê Quang Trung: Theo tôi, phải có đánh giá rất kỹ sức khoẻ của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế để xem họ yếu gì, cần gì để hỗ trợ.. Cùng với đó, cần có cách nhìn toàn diện về mỗi đơn vị, từ khâu đầu vào đến đầu ra, trên cơ sở đó mới có lộ trình, những bước đi thích hợp. Điều quan trọng là cần phải “bắt bệnh” chuẩn cho doanh nghiệp. Trong hỗ trợ, thì cần phải có chương trình, dự án hỗ trợ cho doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh: Kỹ thuật, công nghệ, quản trị, đầu ra của sản phẩm.

Đối với thị trường lao động còn sự hỗ trợ phải bao trùm hơn: Kể từ khâu nguồn cung ứng, đào tạo, phương án ra sao. Mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải có phương án sử dụng lao động, từ đó mới có phương án sử dụng lao động của cả một địa phương. Ở từng đơn vị cần có phương án tuyển dụng đào tạo, tuyển dụng và sử dụng lao động. Đối với các đơn vị khó khăn cần phải xây dựng thêm một số chính sách đặc thù.

Ví dụ, các đơn vị sản xuất các mặt hàng mang tính thời vụ thì phải có hỗ trợ khi không phải thời vụ; hay đơn vị phát triển theo hướng đa ngành đa nghề… Cần hỗ trợ cho doanh nghiệp về định hướng sản xuất kinh doanh, kỹ thuật, quản trị, thị trường, sau đó mới hỗ trợ về vốn, chứ không phải vốn là số 1 trong hỗ trợ doanh nghiệp.

Đại dịch COVID-19 đã và đang khiến thị trường lao động nước ta phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng khi tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên mức rất cao, cung - cầu lao động mất cân bằng ở hầu hết địa bàn, ngành nghề; đồng thời thu nhập bình quân tháng của người lao động sụt giảm mạnh so với trước đại dịch...

Rất nhiều khó khăn cho cả cơ quan quản lý Nhà nước và chính người lao động. Vậy, chúng ta sẽ phải làm gì để ổn định thị trường lao động trong đại dịch. Chúng tôi hy vọng những nội dung sẽ trao đổi tại tọa đàm hôm nay sẽ làm sáng tỏ phần nào vấn đề này và góp phần giúp cơ quan liên quan, người lao động tìm được hướng đi phù hợp.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Hơn 2,5 triệu lao động nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ đồng

nhóm PV |

BHXH Việt Nam đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho 806 đơn vị với 152.467 lao động tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền hơn 1.067,9 tỉ đồng tại 57 tỉnh, thành.

Yên Bái hỗ trợ gần 60 tỉ cho 50.000 lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Văn Đức |

Yên Bái – Hơn 50.000 người lao động đã được hỗ trợ kịp thời do ảnh hưởng của dịch COVID-19 để khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

Mức lương hưu hàng tháng của người lao động từ năm 2022

ANH THƯ |

Cơ quan bảo hiểm xã hội thông tin bạn đọc về tuổi nghỉ hưu, mức hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động từ năm 2022.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Hơn 2,5 triệu lao động nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ đồng

nhóm PV |

BHXH Việt Nam đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho 806 đơn vị với 152.467 lao động tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền hơn 1.067,9 tỉ đồng tại 57 tỉnh, thành.

Yên Bái hỗ trợ gần 60 tỉ cho 50.000 lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Văn Đức |

Yên Bái – Hơn 50.000 người lao động đã được hỗ trợ kịp thời do ảnh hưởng của dịch COVID-19 để khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

Mức lương hưu hàng tháng của người lao động từ năm 2022

ANH THƯ |

Cơ quan bảo hiểm xã hội thông tin bạn đọc về tuổi nghỉ hưu, mức hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động từ năm 2022.