"Thuê" con làm việc nhà, cho "thuê" Ipad: Đừng để con trẻ "tiền đâu" là đầu tiên!

Thảo Anh |

"Hãy thay tiền bằng đồng xu hoặc sao thưởng. Về sau đứa trẻ được toàn quyền sử dụng những đồng xu đó để quy đổi lấy những phần thưởng mong muốn. Như thế, đồng xu vạn năng hơn hẳn đồng tiền.

Đừng để trẻ lấy tiền làm thước đo mọi giá trị, tiền đâu là đầu tiên!"- chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam kiến giải.

Thay tiền bằng đồng xu "vạn năng"

Mới đây, mạng xã hội lan truyền câu chuyện nuôi dạy con của ông bố Hà Nội. "Bảng báo giá việc nhà" đề ra làm việc giúp bố mẹ sẽ được nhận tiền lương tương ứng, ngược lại bắt con phải bỏ tiền thuê Ipad mới được xem.

Tất nhiên có những việc thuộc về nghĩa vụ của con thì bắt buộc phải làm, ví dụ như dọn đồ chơi, tắm rửa, học bài. Phương pháp dạy con theo hình thức này tạo nhiều luồng ý kiến trái chiều. 

Chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam
Chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia tâm lý, Tiến sĩ Trần Thành Nam - giảng viên chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội - cho rằng phương pháp xây dựng hệ thống thưởng quy đổi được các nước trên thế giới khuyến khích sử dụng.

Việc thưởng quy đổi không những tạo động lực cho đứa trẻ thực hiện những công việc mà bình thường rất khó thuyết phục sự tự giác như làm việc nhà. Chính việc thưởng hệ thống hình thành cho trẻ thói quen tích cực.

Về việc sử dụng tiền để quy đổi công việc, chuyên gia Thành Nam phân tích: Tư duy giáo dục đó nên được ủng hộ, tuy nhiên không khuyến khích sử dụng tiền. 

Trước hết hãy ghi nhận bằng lời khen, sau đó thay bằng hình thức thưởng sao hoặc đồng xu. Về sau, đứa trẻ được toàn quyền sử dụng những đồng xu đó để quy đổi lấy những phần thưởng mong muốn. Như thế, đồng xu vạn năng hơn hẳn đồng tiền bởi trẻ có thể dùng đồng xu để quy đổi ra những phần thưởng khác bao gồm phần thưởng vật chất, phần thưởng xã hội, phần thưởng hoạt động.

Chuyên gia Nam mách nước biến những phần thưởng thành bền vững đơn giản như đi du lịch, về thăm quê, đi ăn nhà hàng... Như thế, bố mẹ vẫn dạy được con kỹ năng quản lý tài chính cá nhân vì cơ bản tiền cũng là một dạng số, quy đổi. 

Tránh để trẻ "tiền đâu" là đầu tiên

TS Thành Nam cho biết, bằng chứng nghiên cứu khoa học đã chỉ ra được rằng những phần thưởng bằng tiền chỉ có tác dụng lúc đầu, làm cá nhân có động lực rất lớn để thực hiện hành động đó tức thời. Tuy nhiên, về lâu dài, phần thưởng bằng tiền chỉ gây ra điểm sáng ở một số vùng trên não. Các phần thưởng xã hội, tinh thần sẽ khiến nhiều vùng não của trẻ sáng lên hơn.

Chuyên gia Nam lo ngại tiền thưởng sẽ gây ra những hệ lụy. Về sau, bất cứ những hoạt động nào mà đứa trẻ làm cũng sẽ có xu hướng mong đợi, chờ đợi có tiền. Đừng để trẻ lấy tiền làm thước đo mọi giá trị, tiền đâu là đầu tiên.

Suy cho cùng, tiền cũng chỉ thúc đẩy những động cơ bên ngoài.  Thưởng tiền khiến những giá trị kết nối trong gia đình bị mờ đi. Việc này càng hạn chế khi đứa trẻ ra ngoài xã hội. Bỗng dưng việc cống hiến cho những tổ chức nơi trẻ thuộc về nên là việc tình nguyện thì lại cần "có điều kiện".

Phần thưởng mang tính chất xã hội, tình cảm mới khiến trẻ tự ý thức được rằng con là một thành viên trong gia đình, làm việc nhà là trách nhiệm của con và con làm vì con hạnh phúc.

Thảo Anh
TIN LIÊN QUAN

Bí kíp dạy con thông minh của gia đình cậu bé sở hữu 15 HCV

Văn Thắng - Hà Phương |

Cậu bé Trịnh Anh Minh đã hoàn thành mục tiêu giành vàng ở mọi giải Toán mà em từng tham gia, hiện tại em đang sở hữu 15 HCV. Báo Lao động đã có cuộc gặp gỡ bố của Anh Minh để lắng nghe những chia sẻ, quan điểm của anh trong cách dạy dỗ và định hướng con trẻ.

Kỷ lục gia Trần Quốc Phúc: “Cha mẹ hiện đại có nhiều quan niệm dạy con sai lầm”

NHẬT LỆ (Thực hiện) |

Điều gì khiến trẻ con phát triển trí lực mạnh mẽ, trở thành những thiên tài hay những nhân cách để người đời nể trọng? Ngược lại, điều gì khiến những đứa trẻ bị tổn thương, thui chột khả năng nhạy bén của mình, trở thành cái cây cong queo không lớn nổi? Câu trả lời là hầu hết đều do giáo dục và tính cách mà nên. Nhận ra điều này, nhà tâm lý giáo dục Trần Quốc Phúc đã thực hiện sách nói và tổ hợp tranh vẽ “Vườn tâm hồn”, ươm những hạt giống tươi đẹp trong việc vun trồng nhân cách và phá triển cảm xúc EQ cho trẻ. 

Các nhà giáo dục vĩ đại đã dạy con như thế nào?

BÍCH NGỌC |

Các bậc cha mẹ luôn mong muốn con mình được nuôi dạy và phát triển trong một môi trường giáo dục tốt. Nhưng làm được điều đó thì không phải ai cũng biết.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Bí kíp dạy con thông minh của gia đình cậu bé sở hữu 15 HCV

Văn Thắng - Hà Phương |

Cậu bé Trịnh Anh Minh đã hoàn thành mục tiêu giành vàng ở mọi giải Toán mà em từng tham gia, hiện tại em đang sở hữu 15 HCV. Báo Lao động đã có cuộc gặp gỡ bố của Anh Minh để lắng nghe những chia sẻ, quan điểm của anh trong cách dạy dỗ và định hướng con trẻ.

Kỷ lục gia Trần Quốc Phúc: “Cha mẹ hiện đại có nhiều quan niệm dạy con sai lầm”

NHẬT LỆ (Thực hiện) |

Điều gì khiến trẻ con phát triển trí lực mạnh mẽ, trở thành những thiên tài hay những nhân cách để người đời nể trọng? Ngược lại, điều gì khiến những đứa trẻ bị tổn thương, thui chột khả năng nhạy bén của mình, trở thành cái cây cong queo không lớn nổi? Câu trả lời là hầu hết đều do giáo dục và tính cách mà nên. Nhận ra điều này, nhà tâm lý giáo dục Trần Quốc Phúc đã thực hiện sách nói và tổ hợp tranh vẽ “Vườn tâm hồn”, ươm những hạt giống tươi đẹp trong việc vun trồng nhân cách và phá triển cảm xúc EQ cho trẻ. 

Các nhà giáo dục vĩ đại đã dạy con như thế nào?

BÍCH NGỌC |

Các bậc cha mẹ luôn mong muốn con mình được nuôi dạy và phát triển trong một môi trường giáo dục tốt. Nhưng làm được điều đó thì không phải ai cũng biết.