Thực trạng nghiên cứu khoa học công nghệ: Tiền chi nhiều, công trình ít

X.Hùng - M.Quang |

Câu chuyện ở Thanh Hóa trong năm 2019 chỉ có 19 công trình khoa học và 1 công trình công bố quốc tế (thực chất là tài liệu cho hội thảo), trong khi được đầu tư tới 141 tỉ đồng cho thấy việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học là đúng chủ trương, đúng xu thế nhưng hiệu quả thu lại, nhất là ở cấp địa phương còn quá thấp, chưa đáp ứng yêu cầu và mức đầu tư.

Chi tiền tỉ mà lãnh đạo sở không biết tên công trình

Năm 2019, Thanh Hoá chi gần 141 tỉ đồng cho sự nghiệp khoa học với 3.116 cán bộ tham gia, trong đó có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ. Thế nhưng, cả năm 2019, tỉnh Thanh Hóa chỉ có 19 công trình trong nước và 1 công trình khoa học quốc tế được công bố mà Chánh Văn phòng Sở KHCN cũng không biết đó là công trình nào.

Báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hoá cho thấy trong năm 2019, tỉnh Thanh Hóa đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cho KHCN gần 141 tỉ đồng. Trong đó, chi sự nghiệp khoa học hơn 115 tỉ đồng (cao gấp 2,3 lần Trung ương phân bổ), chi đầu tư phát triển KH-CN hơn 23 tỉ đồng, Trung ương hỗ trợ, bổ sung 1,9 tỉ đồng, đạt tỉ lệ 0,47% trong tổng chi ngân sách tỉnh Thanh Hóa năm 2019.

Đáng chú ý, theo báo cáo này, hiện toàn tỉnh Thanh Hóa có 3.116 cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ...), quy đổi sẽ là 1.229 cán bộ nghiên cứu toàn thời gian tương đương (tăng 8% so với năm 2015 là 1.131 cán bộ), đạt tỉ lệ 3,5 người/1 vạn dân.

Năm 2019, số lượng công trình khoa học công bố trong nước là 19 công trình gồm: Sách, 15 bài viết đăng tạp chí, 3 bài viết tham dự hội thảo; 1 bài giảng và có 1 công trình khoa học (bài viết hội thảo) công bố quốc tế.

Báo cáo này cũng đánh giá, phân tích một số tồn tại khó khăn như thời gian thực hiện một số nhiệm vụ KH-CN còn dài, làm chậm ứng dụng kết quả vào sản xuất và đời sống.

Đến nay, số cán bộ nghiên cứu khoa học ở Thanh Hóa chỉ đạt 3,5 người/1 vạn dân, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước (7,05 người/1 vạn dân), thiếu các chuyên gia đầu ngành và nhân lực trình độ cao trong một số lĩnh vực. Năng lực và hiệu quả hoạt động KH-CN của đa số các tổ chức KH-CN còn thấp, thiếu những tổ chức KH-CN mạnh có đủ khả năng giải quyết những vấn đề KH-CN lớn...

Trả lời câu hỏi của Lao Động về công trình khoa học được công bố quốc tế là công trình nào, ông Lê Sỹ Chung - Chánh Văn phòng Sở KHCN Thanh Hoá cho hay, chính bản thân ông cũng chưa biết công trình duy nhất trong năm nay là công trình nào, cụ thể là báo cáo khoa học nào, của ai.

Liên quan đến con số chi sự nghiệp KHCN năm 2019 hơn 140 tỉ đồng, ông Chung cho hay, con số đó là tổng chi cho nhiều lĩnh vực của KHCN chứ không phải chỉ chi cho các công trình nghiên cứu. Ông Chung từ chối bình luận về việc sử dụng nguồn ngân sách này có hiệu quả hay không vì cho rằng, đó là trách nhiệm trả lời của Giám đốc Sở KHCN và hẹn báo cáo giám đốc rồi sẽ đặt lịch làm việc.

Điều đáng nói là tại Thanh Hóa hiện có 42 tổ chức KHCN, trong đó có 22 tổ chức công lập và 20 tổ chức ngoài công lập, giảm 9 đơn vị so với năm 2018 (có 9 tổ chức nghiên cứu và phát triển, 28 tổ chức dịch vụ KH-CN) và có 5 cơ sở giáo dục đại học.

Đã có tiến bộ, nhưng…

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Khoa học - Công nghệ thì tiềm lực KH&CN quốc gia ngày càng phát triển. Trong thập niên 60, cả miền bắc chỉ có 8 Viện nghiên cứu, 6 trường đại học thì đến nay, cả nước đã có hơn 4.000 tổ chức KH&CN, 3 khu công nghệ cao quốc gia, 13 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tám khu công nghệ thông tin tập trung và gần 67.000 cán bộ nghiên cứu. Hạ tầng nghiên cứu trong một số lĩnh vực trọng điểm như công nghệ sinh học, hóa dầu, vật liệu, năng lượng, tự động hóa, na-nô, công nghệ tính toán, y học được tăng cường.

Theo đánh giá của bộ, trình độ KH&CN của Việt Nam được cải thiện rõ rệt. Khoa học xã hội và nhân văn đã cung cấp các luận cứ sâu sắc cho việc hoạch định đường lối, chủ trương phát triển đất nước của Ðảng và Nhà nước, khẳng định lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, bảo tồn các giá trị và bản sắc văn hóa Việt Nam. Khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng lực nghiên cứu trong nước, thúc đẩy năng suất, chất lượng và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần tạo nên thế và lực mới cho đất nước.

Năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam liên tục tăng cao, năm 2019 đạt thứ hạng tốt nhất từ trước tới nay, xếp thứ 42 trên 129 quốc gia, dẫn đầu nhóm quốc gia thu nhập trung bình thấp. Số lượng công bố quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam tăng trung bình 26%/năm, lĩnh vực toán học và vật lý luôn đứng ở tốp đầu các nước ASEAN.

Đó là những con số đáng mừng, tuy nhiên, theo Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm - người vừa trở thành 1 trong 2 nhà khoa học của Việt Nam lọt vào danh sách 100 nhà khoa học tiêu biểu của Châu Á năm 2019 (Asian Scientist 2019) do Tạp chí Khoa học Châu Á (Singapore) bình chọn thì: “Chỉ khoa học mới đem lại sự đột phá vì có thể mang lại thay đổi cuộc sống cho cả triệu người. Vì thế rất nhiều trường đại học ở nước ngoài coi nghiên cứu khoa học là một tiêu chí bắt buộc để đánh giá. Mỗi tiến sĩ phải có 1 công trình nghiên cứu. 2 năm mà giáo sư không có bài báo khoa học thì phải đi chỗ khác”.

Đầu năm 2019, tại Hội thảo “Công bố quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn tại Việt Nam” do ĐHQG TPHCM vừa tổ chức, con số đưa ra là: Theo thống kê, trong 5 năm từ 2013 - 2018, số lượng công bố ISI (Institute of Scientific Information) thuộc danh mục khoa học xã hội của Việt Nam đã dịch chuyển từ hạng 66 lên hạng 49 của thế giới. Tuy nhiên vẫn đứng sau ba nước trong khu vực là Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Tại hội thảo này, PGS-TS Huỳnh Thành Đạt - Giám đốc ĐHQG TPHCM - cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên xuất phát từ một số hạn chế như trình độ ngoại ngữ, kỹ thuật trình bày bài học thuật quốc tế, do nhận thức chủ quan của nhà nghiên cứu, chưa có điều kiện giao lưu học thuật quốc tế, do chi phí thực hiện nghiên cứu còn thấp… Nghịch lý này tồn tại ngay cả ở những đơn vị nghiên cứu và giảng dạy hàng đầu như ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TPHCM, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

Còn GS-TS Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội - đã thẳng thắn: Nhiều cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội vẫn xa lạ với công bố quốc tế. Thống kê cho thấy, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ lực trong nghiên cứu, từ 7 công bố quốc tế năm 2010 đã tăng lên 79 bài viết năm 2018. Nên nhớ, trong năm 2019, tổng chi sự nghiệp cho KHCN đạt 12.825 tỉ đồng, tăng khoảng 22% so với năm 2016. Con số gần 13.000 tỉ đồng là rất lớn đòi hỏi mỗi đề tài khoa học phải hiệu quả, phải sát với nhu cầu cuộc sống và phải được giám sát chặt chẽ. Như vậy mới tránh được tình trạng ngân sách bỏ ra cả trăm tỉ đồng nhưng đổi lại, chỉ có 1… nghiên cứu khoa học được công bố quốc tế.

X.Hùng - M.Quang
TIN LIÊN QUAN

Hơn 3 ngàn nhà nghiên cứu, 141 tỉ đồng và... 1 công trình khoa học quốc tế

Anh Đào |

Những con số ấy xuất hiện ở tỉnh chưa giàu là Thanh Hóa, trong một báo cáo về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ. Và đó là kết quả cả một năm 365 ngày của hùng hậu 3.116 cán bộ nghiên cứu, trong đó có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ.

Trao thưởng cho 279 công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên năm 2019

Đặng Chung |

Từ 419 đề tài nghiên cứu khoa học tham gia, Hội đồng giám khảo đã lựa chọn được 279 đề tài của sinh viên/nhóm sinh viên xuất sắc nhất để trao giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2019.

Tiến sĩ nghiên cứu ung thư mách 3 bí quyết tránh nhiễm độc thuỷ ngân

Thảo Anh |

Tiến sĩ nghiên cứu về ung thư đã chia sẻ 3  chìa khoá cực kỳ quan trọng về nhiễm độc thuỷ ngân sau khi thủy ngân bị phát tán ra môi trường do vụ cháy Rạng Đông.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Hơn 3 ngàn nhà nghiên cứu, 141 tỉ đồng và... 1 công trình khoa học quốc tế

Anh Đào |

Những con số ấy xuất hiện ở tỉnh chưa giàu là Thanh Hóa, trong một báo cáo về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ. Và đó là kết quả cả một năm 365 ngày của hùng hậu 3.116 cán bộ nghiên cứu, trong đó có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ.

Trao thưởng cho 279 công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên năm 2019

Đặng Chung |

Từ 419 đề tài nghiên cứu khoa học tham gia, Hội đồng giám khảo đã lựa chọn được 279 đề tài của sinh viên/nhóm sinh viên xuất sắc nhất để trao giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2019.

Tiến sĩ nghiên cứu ung thư mách 3 bí quyết tránh nhiễm độc thuỷ ngân

Thảo Anh |

Tiến sĩ nghiên cứu về ung thư đã chia sẻ 3  chìa khoá cực kỳ quan trọng về nhiễm độc thuỷ ngân sau khi thủy ngân bị phát tán ra môi trường do vụ cháy Rạng Đông.