Thực phẩm chức năng gắn mác điều trị COVID-19 tung hoành

Lệ Hà |

Ngay từ đợt dịch đầu tiên cho đến đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ 4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã liên tục có các cảnh báo không có loại thực phẩm chức năng nào (gồm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm dinh dưỡng y học) có tác dụng chữa bệnh, điều trị bệnh, đặc biệt là điều trị COVID-19 và đã xử lý nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm về quảng cáo sai quy định. Tuy nhiên, những vi phạm này vẫn không giảm...

Tự quảng cáo sản phẩm điều trị COVID-19

Bộ Y tế đã cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống Xuyên tâm liên CV19 có logo Toàn Lộc (vỏ hộp màu đỏ) và sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống Xuyên tâm liên CV19 có logo Nhất Lộc (vỏ hộp màu xanh) đều ghi có công dụng: Kháng virus, kháng COVID-19, kháng viêm, điều trị đau họng cảm cúm và nhiễm trùng đường hô hấp, phòng chống COVID-19… là không chính xác, vi phạm pháp luật về quảng cáo. 2 sản phẩm có đặc điểm và công dụng nêu trên chưa đăng ký bản công bố tại Cục. Như vậy, 2 sản phẩm thực phẩm chức năng như trên là giả mạo.

Hình ảnh loại thực phẩm chức năng Xuyên tâm liên giả đã được Bộ Y tế cảnh báo.  Nguồn: Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế
Hình ảnh loại thực phẩm chức năng Xuyên tâm liên giả đã được Bộ Y tế cảnh báo. Nguồn: Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế

Trong quá trình các cơ quan chức năng xác minh, xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên các trang nêu trên để quyết định mua, sử dụng sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.

Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài thuốc đông tây y kết hợp điều trị mắc COVID-19 như Paracetamol và xông trong 7 ngày liên tục. Hay lợi dụng tâm lý lo lắng của người dân về các tác dụng phụ có thể có của vaccine, trên mạng xã hội cũng xuất hiện một bản hướng dẫn tiêm vaccine và thuốc tự điều trị COVID-19, trong đó cổ vũ dùng một số loại thuốc như Telfast (một thuốc chống dị ứng) trước tiêm.

Đáng chú ý, trên một số tài khoản mạng xã hội còn nhận định, việc điều trị COVID-19 tương tự với bệnh hen hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đưa ra những hướng dẫn về bài thuốc trị COVID-19... Hay những gia vị trong cuộc sống hằng ngày như gừng, sả, chanh, tỏi... trở thành “thần dược” chỉ qua vài dòng đăng tải, không có cơ sở khoa học.

Trở thành từ khoá “hot” nhất trên cộng đồng mạng, nhiều nhóm, hội bán xuyên tâm liên và các chế phẩm từ xuyên tâm liên xuất hiện: Chợ mua bán xuyên tâm liên thời COVID-19; Xuyên tâm liên điều trị bệnh nhân COVID-19; Hội những người săn tìm xuyên tâm liên; Xuyên Tâm Liên - Thảo dược chống CoVy...

Phạt, ngăn lưu hành sản phẩm “tự tuyên bố” hỗ trợ điều trị COVID-19

Để tiếp tục chấn chỉnh các hành vi vi phạm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng COVID-19 để trục lợi, tránh thiệt hại về sức khỏe và kinh tế của người dân, góp phần phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Quản lý An toàn thực phẩm: TPHCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh rà soát toàn bộ việc tự công bố sản phẩm có thành phần Xuyên Tâm Liên và các sản phẩm ghi công dụng, đối tượng sử dụng liên quan đến phòng, điều trị hoặc chữa được bệnh do COVID-19 (bao gồm cả các sản phẩm có tác dụng kháng virus, kháng COVID-19, kháng viêm phòng chống được COVID-19); yêu cầu thu hồi bản tự công bố sản phẩm, thu hồi sản phẩm vi phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; công bố công khai cơ sở và sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

Phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan tại địa phương (Công an, Quản lý thị trường, Thông tin và Truyền thông…) để tăng cường các hoạt động  kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh, ghi nhãn và quảng cáo các sản phẩm nêu trên; kịp thời ngăn chặn sản phẩm vi phạm lưu hành trên thị trường, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm và công bố công khai để người dân biết.

Cục An toàn thực phẩm cũng khẳng định: Không có bất kỳ loại thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào chữa được COVID-19 hay kháng COVID-19; Không có bất kỳ thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào được phép ghi công dụng “điều trị bệnh”; Khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở cần liên hệ ngay với cơ quan Y tế để được hướng dẫn khám, điều trị kịp thời.

Hiện tại, việc điều trị COVID-19 tại Việt Nam đã có hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế. Việc áp dụng các phác đồ điều trị bệnh nói chung, và COVID-19 nói riêng cần có sự tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia y tế. Việc người dân tự tìm hiểu các thông tin, kiến thức liên quan đến dịch bệnh là đáng khuyến khích, tuy nhiên không nên tùy tiện áp dụng. Đặc biệt không nên thu gom, tích trữ thuốc tại nhà dẫn đến thiếu hụt thuốc tại các cơ sở y tế để điều trị cho các bệnh khác.

Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

Vì sao thuốc thử nghiệm điều trị COVID-19 giống tên 1 thực phẩm chức năng?

Thùy Linh |

Chiều 12.8, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thông báo về một số thông tin liên quan tới sản phẩm thuốc thử nghiệm VIPDERVIR điều trị COVID-19.

Không thể mua vaccine COVID-19 như thực phẩm chức năng

Lê Thanh Phong |

“Tổng số vaccine Việt Nam đặt hàng là khoảng 170 triệu liều nhưng chúng ta cũng lường trước việc giao hàng không đúng tiến độ, không đầy đủ vì đó là cam kết chúng ta đã ký với các nhà sản xuất”, đó là thông tin Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 5.2021.

Những lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng

NGUYỄN QUYỀN (THEO HEALTHPLUS) |

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, nhiều người lựa chọn sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị bệnh. Để có lựa chọn phù hợp, bạn cần lưu ý một số vấn đề khi chọn thực phẩm chức năng.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Vì sao thuốc thử nghiệm điều trị COVID-19 giống tên 1 thực phẩm chức năng?

Thùy Linh |

Chiều 12.8, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thông báo về một số thông tin liên quan tới sản phẩm thuốc thử nghiệm VIPDERVIR điều trị COVID-19.

Không thể mua vaccine COVID-19 như thực phẩm chức năng

Lê Thanh Phong |

“Tổng số vaccine Việt Nam đặt hàng là khoảng 170 triệu liều nhưng chúng ta cũng lường trước việc giao hàng không đúng tiến độ, không đầy đủ vì đó là cam kết chúng ta đã ký với các nhà sản xuất”, đó là thông tin Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 5.2021.

Những lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng

NGUYỄN QUYỀN (THEO HEALTHPLUS) |

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, nhiều người lựa chọn sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị bệnh. Để có lựa chọn phù hợp, bạn cần lưu ý một số vấn đề khi chọn thực phẩm chức năng.