Thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục trẻ em gái dân tộc thiểu số

Trang Thiều |

Ngày 16.6 tại Hà Nội, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) và Tạp chí Ngày Nay đồng tổ chức tọa đàm “Báo chí vì bức tranh tương lai có trẻ em gái: Thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số”.

Chương trình nhằm thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số, đặc biệt trong bối cảnh hậu COVID-19. Hơn 50 nhà báo, chuyên gia truyền thông và nhà hoạt động xã hội vì cộng đồng dân tộc thiểu số đã tham dự tọa đàm.

 
Khách mời và diễn giả tham dự tọa đàm. Ảnh: Quang  Linh

Trên toàn cầu, đại dịch COVID-19 đã khiến các trường học phải đóng cửa trên diện rộng lớn nhất trong lịch sử. Chỉ riêng tại Việt Nam, đại dịch đã khiến khoảng 21 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập. Trong đó, UNESCO nhấn mạnh rằng trẻ em gái, đặc biệt là trẻ em gái dân tộc thiểu số, phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức khi việc học là chìa khóa mở cánh cửa tương lai tốt đẹp hơn cho các em.

Nhấn mạnh vai trò của báo chí trong công cuộc thúc đẩy giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số, ông Christian Manhart - Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam ghi nhận sức mạnh không thể chối từ của báo chí trong việc tạo ra ảnh hưởng tới công chúng và kêu gọi hành động cần thiết.

Tại chương trình, các diễn giả đã cùng thảo luận về những hình ảnh khắc họa thường thấy ở báo chí khi đưa tin về người dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái. Đồng thời, đưa ra cách tiếp cận tích cực để xây dựng lối hành văn thể hiện sức mạnh của họ.

Chia sẻ tại tọa đàm, đạo diễn - nhà báo Nguyễn Bông Mai hiện đang công tác tại Tạp chí Ngày Nay cho biết, bản thân vừa hoàn thành chuyến đi lái xe một mình trong "99 ngày xuyên Việt cùng Mai". Trong 99 ngày này, chị đã đi khắp các bản làng, buôn xóm để gặp gỡ, ghi lại hình ảnh và các câu chuyện về phụ nữ, trẻ em tại nơi đây.

Nhà báo Nguyễn Bông Mai chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Thu Hương
Nhà báo Nguyễn Bông Mai chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Thu Hương

"Tôi nhận ra việc góp phần vào thay đổi nhận thức của đồng bào nói chung hay trẻ em nói riêng về cuộc sống mới không chỉ đến từ những bài báo. Thực sự cái ảnh hưởng đầu tiên là những người đến từ vùng đồng bằng, vùng phát triển kinh tế như tôi, như rất nhiều người, như chúng ta đã và đang có cuộc sống may mắn đủ đầy hơn đã gặp họ. Điều thứ hai chính là social - công cụ báo chí thời hiện đại.

Tôi mong muốn thấy những bài viết, tác phẩm báo chí social truyền đi thông điệp tích cực vào nỗ lực xây dựng cuộc sống tương lai cho các em nhỏ ngay từ lúc này" - nhà báo Bông Mai chia sẻ.

Tọa đàm thuộc dự án “Chúng tôi có thể - Hướng tới mức sống và giáo dục tốt hơn”, thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái ở các vùng dân tộc thiểu số.

Tọa đàm diễn ra hướng tới kỉ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6 như một lời khẳng định sức mạnh của báo chí trong việc tạo ra những thay đổi tích cực trong xã hội, trong đó có việc thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số.

Trang Thiều
TIN LIÊN QUAN

20 suất học bổng trao cho các em học sinh dân tộc thiểu số ở Bình Thuận

PHẠM DUY |

Bình Thuận - 20 suất học bổng vừa được trao cho các học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tại Bình Thuận.

Hộ nghèo dân tộc thiểu số được vay hỗ trợ nhà ở đến 15 năm

Minh Hương |

Hộ nghèo dân tộc thiểu số được vay hỗ trợ nhà ở đến 15 năm là nội dung tại Nghị định 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chuyện "ông thầy khùng" hơn 30 năm "gieo chữ" cho học trò dân tộc thiểu số

Tường Vân |

Với lòng nhiệt huyết, yêu nghề, thầy Mai Văn Quyết (quê gốc Hà Tây cũ, nay là Hà Nội) đã gắn bó hơn 30 năm với mái trường THCS Nguyễn Huệ (thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) "gieo con chữ", tiên phong phong trào đoàn đội cho học trò dân tộc thiểu số.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

20 suất học bổng trao cho các em học sinh dân tộc thiểu số ở Bình Thuận

PHẠM DUY |

Bình Thuận - 20 suất học bổng vừa được trao cho các học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tại Bình Thuận.

Hộ nghèo dân tộc thiểu số được vay hỗ trợ nhà ở đến 15 năm

Minh Hương |

Hộ nghèo dân tộc thiểu số được vay hỗ trợ nhà ở đến 15 năm là nội dung tại Nghị định 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chuyện "ông thầy khùng" hơn 30 năm "gieo chữ" cho học trò dân tộc thiểu số

Tường Vân |

Với lòng nhiệt huyết, yêu nghề, thầy Mai Văn Quyết (quê gốc Hà Tây cũ, nay là Hà Nội) đã gắn bó hơn 30 năm với mái trường THCS Nguyễn Huệ (thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) "gieo con chữ", tiên phong phong trào đoàn đội cho học trò dân tộc thiểu số.