Thuận thiên, thích nghi có kiểm soát trong phòng, chống hạn mặn ở ĐBSCL

HOÀNG LỘC |

Ngày 30.11, Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh mùa khô năm 2023 - 2024 vùng ĐBSCL, tại tỉnh Trà Vinh.

Theo tính toán của các cơ quan khoa học thuộc Bộ NNPTNT, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023-2024 ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN). Có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh, nhưng ở mức ít nghiêm trọng hơn so với mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020.

Trước thực trạng này, các địa phương ở ĐBSCL đã chủ động thực hiện phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 – 2024, như: Đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng cống nội đồng, trạm bơm điện, nạo vét kênh thủy lợi đảm bảo tích trữ, điều tiết, cung cấp nước. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư mới, nâng cấp, mở rộng các công trình cấp nước đã được phê duyệt.

Các đại biểu tập trung tham luận, thảo luận và đề xuất một số giải pháp công tác chỉ đạo điều hành ứng phó xâm nhập mặn mùa khô; những thách thức đến nguồn nước vùng ĐBSCL; tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô; dự báo, cảnh báo hạn mặn, xâm nhập mặn,…

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hoàng Lộc
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hoàng Lộc

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu, các địa phương cần nhận thức rõ tính chất của đợt hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra ở từng thời điểm.

Theo ông Hiệp, để chủ động đối phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, các địa phương cần “Thuận thiên, thích nghi có kiểm soát”. Khi các địa phương xảy ra thiếu nước, bị xâm nhập mặn, phải kiểm soát tình sản xuất nông nghiệp, dân sinh phù hợp. Thích nghi với điều chỉnh các giống cây trồng phù hợp, áp dụng các biện pháp canh tác hiệu quả, phù hợp với diễn biến nguồn nước.

Các địa phương chủ động triển khai các giải pháp cấp bách phòng chống hạn, xâm nhập mặn. Đồng thời, tính đến các phương án ứng phó lâu dài, hiệu quả, phù hợp với quy hoạch phát triển chung toàn vùng. Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn đang được đầu tư, xây dựng, để đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả trong mùa khô 2023 – 2024.

“Quán triệt ý kiến của Bộ NNPTNT về thời vụ gieo trồng, sử dụng giống phù hợp, áp dụng các biện pháp canh tác hiệu quả, phù hợp với diễn biến nguồn nước; chủ động dự báo, thông tin kịp thời về diễn biến của hạn hán và xâm nhập mặn để người dân chủ động trong việc lấy nước, tích trữ nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt”, ông Hiệp nhấn mạnh.

Nguồn nước về ĐBSCL trong mùa khô 2023-2024 có khả năng thiếu hụt từ 10-15% so với TBNN. Tổng lượng mưa trung bình tháng 12.2023 và 5.2024 ở mức xấp xỉ so với TBNN. Những tháng 01, 02, 03, 04.2024, phổ biến ít mưa, tỉ lệ mưa khoảng từ 5-100mm (thấp hơn từ 15-30mm so với TBNN).

HOÀNG LỘC
TIN LIÊN QUAN

Cấp bách phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Hà Tĩnh vừa có công văn chỉ đạo cấp bách phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn.

Xâm nhập mặn tấn công, nông dân Bến Tre chủ động ứng phó

Thành Nhân |

Đã có kinh nghiệm để ứng phó hạn mặn lịch sử mùa khô 2019-2020 nên năm nay xảy ra xâm nhập mặn, những nông dân ở tỉnh Bến Tre đã chủ động lên phương án để đối phó hạn mặn, dự phòng nước để tưới cho cây ăn trái nên thiệt hại ít.

Liên kết để ứng phó xâm nhập mặn

PHƯƠNG ANH |

Hạn mặn tại ĐBSCL đang diễn biến phức tạp, độ mặn tiếp tục lấn sâu hơn vào nội đồng. Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ứng phó nhằm hạn chế tác động của xâm nhập mặn đến thành quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Công nhân Thái Bình mong có sân chơi để thư giãn sau giờ làm việc

Lương Hà |

Thái Bình - Nhiều đoàn viên, người lao động (NLĐ) làm việc trên địa bàn tỉnh Thái Bình mong muốn được đầu tư thiết chế văn hóa, để có sân chơi thư giãn sau giờ làm việc.

Công nhân thêm kỳ vọng về chỗ an cư với chính sách nhà ở mới

Nguyễn Tùng |

Nhiều công nhân tại các khu công nghiệp thêm niềm tin, kỳ vọng sẽ có được nơi an cư, lạc nghiệp khi Luật Nhà ở (sửa đổi) cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn.

Nhiều hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Minh Hạnh |

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra từ ngày 1 - 3.12.2023, với sự tham dự của 1.100 đại biểu. Đoàn Hà Nam có 12 đại biểu, đại diện cho hơn 113.000 đoàn viên, công nhân viên chức, lao động toàn tỉnh tham dự đại hội.

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải đồng hành cùng công đoàn cơ sở

Nghĩa Thanh |

Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động là một trong 3 khâu đột phá sẽ được Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam cho ý kiến thảo luận. Trên thực tế, nhiệm vụ này đã được các cấp Công đoàn chú trọng triển khai, thực hiện trong nhiệm kỳ 2018 - 2023. Kết quả của hoạt động này là cơ sở để tổ chức Công đoàn tiếp tục phát huy trong nhiệm kỳ tới nhằm thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

Bồi dưỡng nữ cán bộ Công đoàn tâm huyết, đáp ứng nhiệm vụ được giao

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Lãnh đạo Công đoàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk kỳ vọng trong giai đoạn tới, nữ cán bộ Công đoàn cấp cơ sở sẽ có tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm, chịu thương, chịu khó, có tâm huyết với công việc được giao.

Cấp bách phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Hà Tĩnh vừa có công văn chỉ đạo cấp bách phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn.

Xâm nhập mặn tấn công, nông dân Bến Tre chủ động ứng phó

Thành Nhân |

Đã có kinh nghiệm để ứng phó hạn mặn lịch sử mùa khô 2019-2020 nên năm nay xảy ra xâm nhập mặn, những nông dân ở tỉnh Bến Tre đã chủ động lên phương án để đối phó hạn mặn, dự phòng nước để tưới cho cây ăn trái nên thiệt hại ít.

Liên kết để ứng phó xâm nhập mặn

PHƯƠNG ANH |

Hạn mặn tại ĐBSCL đang diễn biến phức tạp, độ mặn tiếp tục lấn sâu hơn vào nội đồng. Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ứng phó nhằm hạn chế tác động của xâm nhập mặn đến thành quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.