Thông tin tốt, tích cực về đời sống xã hội phải là dòng chảy chính

Đinh Thành Quang |

Chỉ thị 12/CT-TTg được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 12.5.2021 tiếp tục giao nhiệm vụ cho lực lượng báo chí hiện nay: “Bảo đảm lượng thông tin tốt, tích cực về đời sống xã hội là dòng chảy chính”.

Chuyện của Mạnh và sức lan toả của những điều tốt đẹp

Câu chuyện xảy ra vào tháng 3.2021 ở chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng (Thanh Xuân, Hà Nội) diễn ra như một thước phim viễn tưởng, đề cao hành động của những anh hùng siêu nhân. Nhưng đó là một câu chuyện rất thật.

“Tôi đang ngồi trên xe, khoảng 4 rưỡi chiều. Tôi nghe thấy tiếng cháu bé khóc, còn nghĩ rằng đó là tiếng trẻ con khóc đòi quà, hay bị gia đình mắng. Thế nhưng khi nghe thấy tiếng mọi người hô hét, tôi mới nhìn ra và thấy cháu bé đang lơ lửng” - anh Mạnh hồi tưởng lại với phóng viên Báo Lao Động.

Anh kể: “Mọi người đứng dưới hô hét rất nhiều, chưa ai phán đoán được cháu bé sẽ rơi hướng nào. Khi đó, tôi nhìn cháu bé đang cheo leo ở lan can kia cũng như con gái mình, vì vậy mà không suy nghĩ gì nhiều, chỉ nhanh chóng muốn tìm cách đỡ được cháu bé”.

Trong khoảnh khắc sinh tử ấy, cháu bé N.P.H (3 tuổi, ở tầng 12A của tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng) đã bất ngờ bò từ trong nhà và ra lan can. Sau đó, bé H trèo qua lan can và treo mình lơ lửng ở bên ngoài.

Nhiều người nhìn thấy, nhưng bất lực thì Nguyễn Ngọc Mạnh đi ngang qua. Anh nhanh chóng bật nhảy lên tường trắng ngăn cách giữa hai toà chung cư, sau đó trèo lên khung sắt và phi lên được mái tôn với hy vọng rất nhỏ đón được em bé. Chỉ đứng đó được vài giây thì em bé rơi xuống. Cố gắng đứng vững nhất có thể, anh Mạnh vừa ngẩng lên đã đón được ngay bé gái. Anh nói rất chân thật là “Chẳng suy nghĩ được gì nhiều, tôi chỉ nghĩ người đang cheo leo trên ban công kia cũng như con gái mình”.

Nguyễn Ngọc Mạnh không mưu cầu báo đáp và điều anh mong muốn nhất đó chính là em bé được anh cứu khỏi bàn tay tử thần không bị thương quá nặng. Điều thần kỳ đã xảy ra, em bé tuy có bị thương nhưng không ảnh hưởng tới tính mạng.

Trong thư khen, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ (lúc đó) nhận định: “Đây là hành động rất nhân văn và dũng cảm của anh khi đã không nghĩ đến nguy hiểm của bản thân vì sự an nguy của cháu bé, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta, của Thủ đô Hà Nội và quê hương Đông Anh văn hiến, anh hùng”.

Câu chuyện lan toả trên báo chí và cộng đồng mạng như một con gió mát lành. Hàng nghìn bình luận gửi về khẳng định rằng, họ đang chờ và thật sự thích đọc những thông tin tích cực, những bài báo nói về những điều tốt đẹp. Điển hình là bạn đọc Phạm Tú của Báo Lao Động nhắn gửi: “Sau hành động của những anh hùng, tôi rất thích những bài báo như thế này. Nó có sức lan tỏa động viên rất lớn khiến chúng ta sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn với cộng đồng”.

Cây viết bình luận Lê Thanh Phong của Báo Lao Động bình luận: “Khi mà xã hội còn tồn tại nhiều điều xấu, nhiều kẻ ác, lừa đảo, cướp bóc, tham nhũng, thì chân dung của Nguyễn Ngọc Mạnh làm sáng lên niềm tin về cái đẹp, về tinh thần nghĩa hiệp và lòng tốt trong cộng đồng”.

Mạnh chỉ là một trong số những con người bình dị nhưng có những hành động anh hùng, quên mình cứu người. Còn rất nhiều những tấm gương khác nữa.

Mỗi người đều có thể học ở những anh hùng giữa đời thường ấy từ những việc nhỏ và thực tế thì lòng tốt, điều thiện vẫn luôn hiển hiện: Đó là câu chuyện giải cứu nông sản, đó là những câu chuyện vượt qua mưa lũ cứu người cứu tài sản, hoặc những câu chuyện gần gũi hơn là những tấm lòng, sự hảo tâm của những “người Việt tử tế” cùng nắm tay chống dịch COVID-19.

Xin cảm ơn những anh hùng, những hành động hiệp nghĩa. Đó cũng chính là biểu hiện, minh chứng rõ ràng nhất cho phẩm chất của người Việt: Luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và đầy lòng dũng cảm quên mình cứu người mà luôn khiêm tốn.

Trách nhiệm của báo chí là lan truyền năng lượng tích cực

Đã có những thời điểm, phải thừa nhận rằng, thông tin tiêu cực tràn lan trên mặt báo: Đó là những vụ án mạng, đó là những thông tin tiêu cực, đó là phản ánh hành vi sai trái... chiếm 70-80% lượng thông tin trên báo chính thống.

Việc phản ánh cái xấu, cái tiêu cực cũng có tác dụng cảnh báo, ngăn ngừa nhưng nếu là dòng chảy chính của thông tin thì rõ ràng nó chỉ mang lại những năng lượng tiêu cực cho bạn đọc.

Hai năm trước, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925-21.6.2019), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao nhiệm vụ cho báo chí: Báo chí phải tìm lại giá trị cốt lõi của mình, phải có tính cách mạng, đồng thời nhận một sứ mệnh mới là chống các tin giả, tin xấu, độc hại... Dòng chảy chính mà báo chí đang mang đến cho đất nước, đó là sự đồng thuận và tạo niềm tin mãnh liệt hơn của xã hội, của người dân vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, của một Việt Nam thay đổi từng ngày, là thành quả gần 35 năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Đó là một nước Việt Nam từ nghèo nàn, thiếu đói, chậm phát triển trở thành một nước có thu nhập trung bình, vị thế quốc tế không ngừng được nâng cao.

Tại Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, lúc đó giữ vai trò Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đã đặt vấn đề: “Báo chí là công việc đòi hỏi người làm báo phải có tư duy nhạy bén, có sự nhạy cảm và bản lĩnh chính trị vững vàng; có năng lực phân tích, đánh giá đúng và trúng những vấn đề đang diễn ra và dự báo xu hướng vận động trong đời sống xã hội; người làm báo phải nhận thức được vai trò, trách nhiệm, sứ mệnh nghề nghiệp, có khả năng thích ứng với thời cuộc, nắm bắt và làm chủ công nghệ làm báo hiện đại, tiệm cận với báo chí, truyền thông quốc tế, nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của người làm báo cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chúng ta cần đội ngũ những người làm báo có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, có ý thức đạo đức nghề nghiệp, ý thức phục vụ Đảng, phục vụ đất nước và nhân dân; có dũng khí đấu tranh với cái sai, bảo vệ cái đúng; biết vượt qua cám dỗ, loại bỏ được sự vô cảm, tính vị kỷ, thói hưởng thụ, lòng tham và sự giả dối, thực sự tâm huyết, công tâm, khách quan trong thực thi nhiệm vụ, đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân và danh dự của cá nhân trên từng trang viết”.

Với sứ mệnh của mình, báo chí không chỉ phản ánh khách quan, trung thực đời sống xã hội mà còn phải chủ động tìm kiếm, phản ánh và lan toả những thông tin tích cực, những điều tốt đẹp.

Tại Chỉ thị 12/CT-TTg, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan báo chí, truyền thông: Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng, hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc; Phối hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo, định hướng, cung cấp thông tin: Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, thông suốt; kịp thời nắm bắt thông tin dư luận, chủ động cung cấp tài liệu, thông tin chính thống cho các cơ quan báo chí và các phương tiện truyền thông bằng nhiều hình thức.

Các cơ quan báo chí chủ động thích ứng với các phương tiện truyền thông mới, đa dạng hóa phương thức và nội dung thông tin, tuyên truyền, bảo đảm phục vụ hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa thông tin đối nội và thông tin đối ngoại trên báo chí và các phương tiện truyền thông phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân; bảo đảm lượng thông tin tốt, tích cực về đời sống xã hội là dòng chảy chính.

Đó vừa là yêu cầu, vừa là nhiệm vụ của báo chí cách mạng trong vai trò dẫn dắt và định hướng xã hội, hướng người dân tiếp cận nhiều hơn những điều “chân, thiện, mỹ”.

Đinh Thành Quang
TIN LIÊN QUAN

Tuyển thủ Việt Nam lan toả "Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo"

ĐĂNG HUỲNH |

Xuân Trường và các cầu thủ đội tuyển Việt Nam cùng chia sẻ, ủng hộ chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” do Báo Lao Động phát động.

“Vì em xứng đáng”: Lan toả tình yêu thương tới cộng đồng trẻ tự kỷ

Diệu Quỳnh |

Mới đây, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện “Vì em xứng đáng” nhằm lan tỏa thông điệp ý nghĩa “trẻ tự kỷ cũng xứng đáng được yêu thương”. Sự kiện đến với đông đảo công chúng nhằm nâng cao nhận thức, hành động tích cực của mọi người đối với trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.

Lan toả sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước

Phương Hà |

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa long trọng tổ chức Đại hội Thi đua lần thứ nhất, nhằm tôn vinh những tấm gương tiêu biểu là Anh hùng Lao động, Chiến sỹ thi đua, tập thể điển hình tiên tiến và cá nhân xuất sắc giai đoạn 2015 - 2020.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tuyển thủ Việt Nam lan toả "Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo"

ĐĂNG HUỲNH |

Xuân Trường và các cầu thủ đội tuyển Việt Nam cùng chia sẻ, ủng hộ chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” do Báo Lao Động phát động.

“Vì em xứng đáng”: Lan toả tình yêu thương tới cộng đồng trẻ tự kỷ

Diệu Quỳnh |

Mới đây, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện “Vì em xứng đáng” nhằm lan tỏa thông điệp ý nghĩa “trẻ tự kỷ cũng xứng đáng được yêu thương”. Sự kiện đến với đông đảo công chúng nhằm nâng cao nhận thức, hành động tích cực của mọi người đối với trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.

Lan toả sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước

Phương Hà |

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa long trọng tổ chức Đại hội Thi đua lần thứ nhất, nhằm tôn vinh những tấm gương tiêu biểu là Anh hùng Lao động, Chiến sỹ thi đua, tập thể điển hình tiên tiến và cá nhân xuất sắc giai đoạn 2015 - 2020.