Thống nhất các phần mềm khai báo y tế: Giảm phiền hà - tránh rủi ro

TRÍ MINH |

Hàng loạt các ứng dụng, website có chức năng tương tự nhau để khai báo y tế, truy vết COVID-19 được lập ra trong thời gian qua gây nên nhiều rắc rối, phiền hà không đáng có. Thực tế đòi hỏi cần có giải pháp để đồng bộ, thống nhất những hệ thống trên để thuận tiện hơn cho người dân và cho cả cơ quan chức năng

Quá nhiều ứng dụng, website khai báo

Để hoạt động phòng chống COVID-19 đạt hiệu quả, các cơ quan chức năng chủ trương ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ vào truy vết, quản lý. Tuy nhiên, sự thiếu thống nhất ngay từ ban đầu đang dẫn tới việc hàng loạt các ứng dụng, website có chức năng tương tự nhau được lập ra. Thực trạng này gây rắc rối, lúng túng cho người dân và cả sự khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát của các ban, ngành.

Hiện tại, theo Bộ Y tế và Bộ Thông tin Truyền thông có 3 ứng dụng dùng để khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần, gồm ứng dụng VHD (VietNam Health Decleration) và tokhaiyte.vn; ứng dụng Bluezone; ứng dụng NCOVI.

Trong đó, ứng dụng VHD và tokhaiyte.vn cho phép khai báo y tế (bắt buộc), khai báo y tế toàn dân, cập nhật tình trạng sức khỏe hằng ngày với người dân trong khu vực cách ly (bắt buộc), ghi nhận người đến, người đi tại các địa điểm công cộng. Tokhaiyte.vn là nơi cung cấp và tạo ra mã QR cho các điểm kiểm dịch, cơ quan, trụ sở làm việc, khu công nghiệp, chung cư, trường học…

Ứng dụng Bluezone cho phép ghi nhận các tiếp xúc gần giữa các điện thoại thông minh (smartphone) cùng cài đặt và sử dụng Bluezone. Ứng dụng này cũng cho phép người dân khai báo y tế toàn dân, ghi nhận người đến, người đi tại các địa điểm công cộng, gửi bản tin thông báo đến người dân.

Ứng dụng NCOVI cho phép người dân khai báo y tế toàn dân, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày (tự nguyện) và ghi nhận người đến, người đi tại các địa điểm công cộng.

Từ cuối tháng 7, Bộ Y tế và Sở Y tế các địa phương đẩy mạnh triển khai ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử" nhằm hỗ trợ người dân đăng ký tiêm chủng, quản lý sức khỏe toàn dân. Trong ứng dụng này cũng có cả phần khai báo y tế. Ngoài ra, để đăng ký tiêm chủng, một website nữa cũng được lập nên là Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 tại địa chỉ tiemchungcovid19.gov.vn/.

Chưa hết, tại nhiều địa phương như: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng... có triển khai cách thức khai báo y tế tích hợp vào cổng thông tin của chính quyền hay mạng xã hội Zalo. Đó là chưa kể, nhiều công sở, bệnh viện cũng có những mẫu tờ khai y tế riêng của mình.

Gần đây nhất, tại các chốt kiểm tra ở TPHCM đồng loạt triển khai phần mềm “di biến động dân cư" để quản lý công dân vùng dịch. Theo đó, người dân cần truy cập website https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn để thực hiện khai báo. Hoặc quét mã QR Code tại ứng dụng Zalo hoặc ứng dụng quét mẽ QR Code bằng camera để vào biểu mẫu khai báo y tế. Đáng chú ý, người dân được khuyến cáo không dùng ứng dụng Bluezone để quét mã QR của phần mềm này.

Như vậy, chỉ tính sơ qua, đã có đến cả chục ứng dụng, website với cùng chức năng khai báo y tế, quản lý công dân được triển khai trong thời gian qua.

Thống nhất để hiệu quả, tránh rủi ro

Ngay trong sáng đầu tiên triển khai phần mềm “di biến động dân cư", nhiều địa điểm tại TPHCM đã rơi vào tình trạng ùn tắc cục bộ. Lý do là bởi người dân phải dừng lại để thực hiện khai báo di chuyển nội địa trên phần mềm mới.

"Nhiều ngày qua tôi ở nhà, hôm nay có việc cần thiết mới ra ngoài nên chưa nắm rõ thông tin, giờ ra đây nghe cán bộ trực chốt thông báo nên phải mất hơn 10 phút mới thực hiện xong khai báo để qua chốt". Ông Nguyễn Minh Khang (35 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) nói với PV Lao Động.

Tình trạng trở nên phức tạp dẫn đến chiều 15.8, Công an TPHCM đã phải tạm dừng việc khai báo di chuyển nội địa bằng mã QR tại các chốt kiểm soát trong nội thành.

Điều đáng nói, thông tin từ cơ quan chức năng cho thấy, sau khi phần mềm “di biến động dân cư” của Bộ Công an được triển khai, nó vẫn chưa được liên kết với hệ thống thông tin của Bộ Y tế. Cả một lượng thông tin lớn mà người dân đã khai báo trước đó cho cơ quan chức năng cũng chưa được tích hợp nhưng một hệ thống mới vẫn ra đời. Theo Trung tá Nguyễn Thành Vĩnh - Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (C06, Bộ Công an) - nói với báo chí, Bộ Công an và Bộ Y tế đã thống nhất về mặt kỹ thuật để liên kết các phần mềm với nhau nhưng cần thêm thời gian để hoàn thiện.

Một vấn đề nữa cần được quan tâm đó là bảo mật thông tin của người dân với các ứng dụng khai báo hiện nay. Trong đó các đơn vị sản xuất những hệ thống trên có cả doanh nghiệp tư nhân. Đơn cử như trường hợp của BKAV với Bluezone. Hay như mới đây, sự việc hồ sơ của hơn 300.000 sinh viên từ 10 trường đại học Việt Nam bị một hacker rao bán trên mạng cũng tiếp tục gây ra những ồn ào.

Theo TS Lương Hoài Nam, chúng ta đang có rất nhiều ứng dụng thực hiện chức năng khai báo truy vết COVID-19 nhưng chưa có ứng dụng nào thực sự ổn về nội dung, tính năng. Ông Nam lấy câu chuyện của Singapore với chỉ một ứng dụng mà thực hiện được toàn bộ các tính năng từ truy vết cho đến triển khai các mức độ phòng chống dịch, tiêm vaccine, hộ chiếu vaccine...

Rõ ràng, các cơ quan quản lý cần có giải pháp để thống nhất, đồng bộ các ứng dụng, website, phần mềm khai báo y tế đang tồn tại hiện nay. Điều này vừa để tránh những rủi ro không đáng có, vừa thuận tiện, tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân và cả cho cơ quan chức năng.

TRÍ MINH
TIN LIÊN QUAN

Hải Phòng xử phạt xe ôm chở khách trốn khai báo y tế để vào thành phố

Đặng Luân |

Ngày 18.8, thông tin tại Cổng thông tin điện tử TP.Hải Phòng, lực lượng chức năng xã Đại Bản (huyện An Dương) vừa xử lý nghiêm vụ lái xe ôm chở khách trốn khai báo y tế.

Bộ Công an quản lý chung về khai báo y tế

Việt Dũng |

Có nhiều phần mềm khai báo y tế như Bluezone, NCOVI và của Bộ Công an, song người dân dùng mẫu tờ khai y tế do Bộ Công an quản lý.

Khai báo y tế: Cần tích hợp chung một phần mềm cho dân đỡ khổ

Linh Anh |

Không thể diễn ra tình trạng vào bệnh viện dùng một phần mềm, đi siêu thị lại phải quét một phần mềm khác và đi ra đường lại phải áp dụng thêm một phần mềm khai báo y tế.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hải Phòng xử phạt xe ôm chở khách trốn khai báo y tế để vào thành phố

Đặng Luân |

Ngày 18.8, thông tin tại Cổng thông tin điện tử TP.Hải Phòng, lực lượng chức năng xã Đại Bản (huyện An Dương) vừa xử lý nghiêm vụ lái xe ôm chở khách trốn khai báo y tế.

Bộ Công an quản lý chung về khai báo y tế

Việt Dũng |

Có nhiều phần mềm khai báo y tế như Bluezone, NCOVI và của Bộ Công an, song người dân dùng mẫu tờ khai y tế do Bộ Công an quản lý.

Khai báo y tế: Cần tích hợp chung một phần mềm cho dân đỡ khổ

Linh Anh |

Không thể diễn ra tình trạng vào bệnh viện dùng một phần mềm, đi siêu thị lại phải quét một phần mềm khác và đi ra đường lại phải áp dụng thêm một phần mềm khai báo y tế.