Thọ Linh: Làng có nhiều chuyện dân gian hấp dẫn

Đinh Xuân Trường |

Làng Thọ Linh (xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) có sông núi hữu tình và nhiều đền, miếu linh thiêng. Nơi đây, người dân từ thế hệ này sang thế hệ khác vẫn truyền miệng nhau nhiều chuyện dân gian vô cùng hấp dẫn.

Chuyện thờ thần tiên, bà mụ, bà cô

Không rõ có từ bao giờ trong làng Thọ Linh có lễ thờ thần tiên. Nhiều cụ cao niên trong làng còn nhớ, trước kia, lúc sinh thời, cụ Mai Xuân Thỏ (dân làng quen gọi là thầy Phó) có thờ một vị tiên. Theo các vị cao niên này, để thờ thần tiên, người ta tạc thần tiên bằng một khúc gỗ sơn son, cao chừng 30cm, chân đế có then ngang để cầm. Thần tiên được trùm một vuông vải đỏ và được thờ nơi có bàn thờ gia thần ở trên cao gần mái nhà thuộc  gian bên phải (gọi là tran). Ông Mai Duy Tường - tác giả cuốn sách “Địa chí làng Thọ Linh” - cho biết: Thời đó, mỗi khi bà con trong làng có người nhà đau ốm hoặc có việc hệ trọng thường hay đến nhờ thầy Phó cầu khấn thần tiên. Khi cầu, thầy Phó một tay cầm then tượng thần tiên, tay kia cầm 3 que nhang, đọc một bài luyện (có khi đọc 2 - 3 lần). Khi thần tiên ứng (lên) thì thần nhập vào thầy Phó làm cho người thầy Phó giật mạnh (rùng mình). Lúc đó, nếu cầm không chặt, để sẩy tay có khi thần tiên sẽ bay vút lên cao. Khi ngài lên, người bên cạnh cầu gì thì thầy Phó nói, ngài ứng và dùng cái “vòi” như cây bút viết trả lời bằng chữ Hán trên khay gạo. Theo đó, thầy Phó đọc và nói cho chủ nhân biết về nguyên nhân sự việc hoặc cho thuốc uống đối với người ốm. Thật kỳ lạ, khi thần tiên viết nhanh, chữ Hán trên khay gạo không rõ nét, nhưng thầy Phó đều đọc được để truyền lại cho người cầu. Có lần, ông Trần Đình Khuyến trong làng có người con trai bị tai nạn tưởng khó qua khỏi liền đến nhờ thầy Phó cầu thần tiên cho thuốc. Thần tiên ứng hiện cho một bài thơ củng cố niềm tin, nói rằng tai nạn sẽ qua. Bài thơ như sau: “Đêm khuya phảng phất gió lay rèm/ Lác đác màn sương nhạn khéo đem/ Cảnh thú thêm xuân ngày một lạ/ Hoa thơm rực rỡ rạng bên thềm/ Phong trần chi lắm chuyện chơi leo/ Hứng chí cho nên muốn đập đèo/ Thế sự nhìn xem như cỏ rác/ Phong trần nghĩ lại giống rùa meo/ Khi ngâm huyên tuyết lời thơ thẩn/ Đàn gẩy lầu hoa điệu lộn phèo/ Từ nay tâm sự trăng với nước/ Trăng thanh đợi tỏ nước trong veo”.

Nhiều bậc cao niên trong làng cho rằng, thần tiên rất linh thiêng, ai có việc, người nhà có bệnh đến cầu đều được thần tiên giúp cho được việc, cho thuốc uống khỏi  bệnh. Tuy nhiên, ông Mai Duy Tường cho hay: “Sau khi thầy Phó mất, việc cầu thần tiên cũng chấm dứt”.

Trước đây nhiều người cao niên ở làng Thọ Linh cũng thường kể cho con cháu mình nghe về sự tích bà Mụ, bà Cô. Sự tích hấp dẫn nên nhiều người trong làng đến nay còn nhớ. Rằng thuở xưa có một người phụ nữ phẩm hạnh ở nhà chờ chồng đi sơn tràng lâu không thấy về, bất chấp hiểm nguy, bà liền một mình lên núi tìm chồng. Đến bên một con suối, bà dừng lại rửa mặt, uống nước thì bị một con hổ vồ chết. Con hổ không ăn thịt bà, để mặc xác bà bên bờ suối. Dân làng phát hiện, thương xót và chôn cất bà rồi đặt một bát hương trên tảng đá phẳng như mặt bàn bên một gốc cây ven đường để thờ bà, gọi đó là bàn thờ bà Mụ. Những người sơn tràng theo nghề chặt kéo gỗ, người buôn trâu bò từ Cao Mại hay người có việc khác khi đi ngang qua đều thắp một nén nhang cầu khấn bà phù hộ cho đi lại an toàn, mua may bán đắt, công việc thuận lợi. Ai cũng nói rằng, bà Mụ rất linh thiêng.

Về chuyện bà Cô, tác giả “Địa chí làng Thọ Linh” Mai Duy Tường cho hay, theo truyền thuyết dân gian kể lại, vào khoảng cuối thế kỷ XV khi thế tử của tướng Trần Phủ Diễn hầu là Trần Minh Nghĩa (sau trở thành Thành hoàng làng) huy động sức dân đắp kiệt 5 thôn để đưa đồ lễ đến nhà người yêu ở Biểu Lệ trước thì được kết duyên với nàng theo giao ước của gia đình nàng. Là người mang đồ lễ đến trước, song trong lúc vui vẻ không để ý đã bị Trùng Lang đến sau rút gươm chém đứt đầu. Rất nhanh, ngài Trần Minh Nghĩa đã vung gươm giết Trùng Lang rồi phi ngựa về nhà. Vì bị chém gần đứt đầu nên ngài cũng không qua khỏi. Ngài mất nhưng kiệt 5 thôn vẫn còn. Sau đó, không rõ vào thời gian nào đã xảy ra cuộc tranh giành địa giới đường kiệt giữa Thọ Linh và 4 thôn khác. Bà Cô (không rõ tên, không có gia đình riêng) đã cầm cờ đi đầu trong cuộc bảo vệ ranh giới, phần đất của làng và đã bị đối phương giết chết. Sự tranh giành giữa 5 thôn không thành, có đơn kiện tụng quan huyện về xử, đã lấy nơi bà ngã xuống làm mốc ranh giới 5 thôn. Từ đó, Kiệt 5 thôn được bảo vệ coi là đất thuộc quyền của làng Thọ Linh. Dân làng Thọ Linh nhớ công ơn bà đã đặt bát hương thờ bà trong hậu đình, gọi là bát hương thờ bà Cô. Vậy nên, ở làng Thọ Linh mới có câu: Đầu làng thờ bà Mụ, cuối làng thờ bà Cô.

Chuyện “Vũng trắn trôốc chó”

Trên địa phận làng Thọ Linh có Khe Vàng (còn gọi là Khe Xai hay “Vũng trắn trôốc chó” (tiếng địa phương trôốc là đầu). Từ trong núi, nước khe này chảy ra đồng Tổng, hợp lưu với rào Nan. Xa xưa “Vũng trắn trôốc chó” là một vũng nước sâu có diện tích khoảng 15m2, nằm dưới một thác nước cao 5m, chảy thẳng xuống thành vũng nước xoáy trắng xóa quanh năm. Đây là vũng nước không bao giờ cạn; người dân trong làng nghe đồn thổi có hà bá, thuồng luồng, trăn... nên những ai đi qua có khát nước cũng chỉ dùng nón, bụm tay múc nước uống, chứ không dám lội xuống vũng.

Theo ông Mai Duy Tường, người xưa truyền nhau rằng, vào một ngày nọ, có một người đàn ông đi rừng qua đây bị hổ vồ. Ông đã chiến đấu tới hơi thở cuối cùng rồi lăn xuống vũng nước này chết. Sau một thời gian, xác ông nổi và được người đi rừng vớt lên đào hố chôn. Mỗi lần đi qua ngôi mộ vô danh này, mọi người lại lấy đá đắp, lâu ngày cao thành nấm mộ lớn bên cạnh vũng nước. Không chỉ lấy đá đắp mộ, họ còn thắp hương khấn cầu ông phù hộ cho an toàn, làm ăn may mắn. Những ai cầu khấn đều thấy linh nghiệm, ngôi mộ vì thế ngày càng trở nên linh thiêng hơn và ông trở thành một vị thần. Một số cao niên nghe đồn, vũng nước này thỉnh thoảng có tiên xuống tắm nên cần phải giữ trong sạch; muốn trong sạch vũng thì chỉ có những trận mưa to mới tẩy rửa được những thứ gây uế tạp cho vũng. Ông Mai Duy Tường cho rằng, sở dĩ người dân gọi vũng nước bên cạnh mộ ông này là “vũng trắn trôốc chó” là bởi vào những lúc hạn hán nặng xảy ra trong năm, dân làng lại đưa trôốc chó vào đây ném xuống vũng cho uế tạp. Cứ sau mỗi lần như thế, thần lại xui trời mưa lớn tầm tã để đẩy trôốc chó ra khỏi vũng. Nhờ vậy, ruộng đồng mới có nước để dân làng cày cấy, sản xuất.

Có phúc mới lấy được con gái Thọ Linh

Người làng Thọ Linh trước đây thường hãnh diện về sự hấp dẫn của con gái trong làng bởi không chỉ nhan sắc đẹp mà còn ở nét khỏe mạnh, chất phác, thật thà, nết na, chịu thương chịu khó, thủy chung. Bởi vậy, trong làng mới có câu: “Ai có phúc mới lấy được con gái Thọ Linh/ Đố đi mô tìm được gái đẹp như o Xinh, o Hàu” (dân địa phương gọi cô là o).

Nói đến o Xinh, o Hàu, dân làng ai cũng tấm tắc khen đẹp, còn những chàng trai trong vùng thời đó đều không khỏi nhòm ngó. Cách đây gần 70 năm, o Hàu mơn mởn tuổi xuân, là người đẹp nổi tiếng. Trong ký sự làng quê “Một thuở vui buồn”, cố nhà thơ Phan Văn Khuyến đã viết: “O Hàu, con gái thứ ba của ông Trần Đình Tương, thường gọi là ông Am. O có đôi mắt bồ câu, da trắng, mặt trái xoan, tóc dài chấm gót, đen mượt; tính dịu dàng, nói năng nhỏ nhẹ, không có anh nào trong làng lọt vào được mắt xanh và có gia đình môn đăng hộ đối nên o đã phải xuất giá lên Lệ Sơn lấy ông Đề Bảng”. O Xinh, o Sang con ông Đinh Xuân Đồng (tức ông Tiêu) và nhiều o khác không chỉ đẹp người, đẹp nết mà còn thuộc rất nhiều truyện, các loại thơ ca dân gian (Truyện Kiều, Tống Trân - Cúc Hoa, Trương Chi, Mị Châu - Trọng Thủy...); các bài hát, câu hò rất vui và tinh nghịch, như: “Có về tắm nước rào Nan/ Thấy cá thờn bơn nó lội đừng có tham mà lầm”; hay: “Anh không leo Động Trửa thì sang Động Ngùi/ Vội vàng chi cho mệt, chờ tối trời em cho biết động nào thấp hơn”...

Dân làng Thọ Linh từ bao giờ nhiều người đã thuộc những câu thơ mộc mạc nói về vẻ đẹp của con gái trong làng: “Nước rào Nan vừa trong vừa mát/ Đường Thọ Linh nhỏ cát dễ đi/ Gái Thọ Linh như bông hoa lý/ Trai các làng đẹp ý chạy theo”...

Chuyện xưa là thế, bây giờ dẫu trong làng chưa thấy o nào đi thi hoa hậu cấp quốc gia, cấp tỉnh, nhưng dân gian trong vùng thì nhiều người vẫn cho rằng con gái Thọ Linh hấp dẫn. Cố nhà thơ Phan Văn Khuyến lúc sinh thời cùng một số cao niên cũng đã nhiều lần tự hỏi: Có phải vì uống nước giếng Mã ngọt ngào, có rào Nan dịu dàng xanh mát, có rừng thông vi vút ngày đêm, có chè thơm, bưởi ngọt, có Động Ngùi che chắn bớt gió Lào... không mà con gái Thọ Linh mới lắm người trắng da, dài tóc, xinh đẹp và nết na như vậy?

Đinh Xuân Trường
TIN LIÊN QUAN

Vòng quanh ngôi làng 500 tuổi cất giấu những giá trị hoài cổ của Hà thành

KIM ANH - HÀ YẾN |

Dọc theo dòng sông Nhuệ Giang, Làng Cựu (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên) được biết đến là một trong những ngôi làng cổ hiếm còn sót lại của Hà Nội. Cùng với những vết ố vàng của thời gian, Làng Cựu bao năm qua vẫn lưu giữ cho mình một nét đẹp hoài cổ và xưa cũ riêng biệt.

Một ngôi làng ở Việt Nam được báo nước ngoài ca ngợi vẻ đẹp

VY VY |

Theo trang SCMP của Trung Quốc, bản Cát Cát (Lào Cai, Việt Nam) là một trong những nơi đẹp nhất nên đến sau khi dịch COVID-19 qua đi.

Kỳ lạ ngôi làng: Phụ nữ phụ hồ, đàn ông may vá

Nhật Vũ - Phạm Ngọc |

Làng Trạch Xá (Hòa Lâm, Ứng Hòa, Hà Nội) cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km từ lâu đã nổi tiếng với nghề may áo dài truyền thống. Tuy nhiên, ít ai biết rằng người thiết kế, chuyên tâm tạo mẫu áo dài ở đây lại chủ yếu là đấng mày râu.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Vòng quanh ngôi làng 500 tuổi cất giấu những giá trị hoài cổ của Hà thành

KIM ANH - HÀ YẾN |

Dọc theo dòng sông Nhuệ Giang, Làng Cựu (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên) được biết đến là một trong những ngôi làng cổ hiếm còn sót lại của Hà Nội. Cùng với những vết ố vàng của thời gian, Làng Cựu bao năm qua vẫn lưu giữ cho mình một nét đẹp hoài cổ và xưa cũ riêng biệt.

Một ngôi làng ở Việt Nam được báo nước ngoài ca ngợi vẻ đẹp

VY VY |

Theo trang SCMP của Trung Quốc, bản Cát Cát (Lào Cai, Việt Nam) là một trong những nơi đẹp nhất nên đến sau khi dịch COVID-19 qua đi.

Kỳ lạ ngôi làng: Phụ nữ phụ hồ, đàn ông may vá

Nhật Vũ - Phạm Ngọc |

Làng Trạch Xá (Hòa Lâm, Ứng Hòa, Hà Nội) cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km từ lâu đã nổi tiếng với nghề may áo dài truyền thống. Tuy nhiên, ít ai biết rằng người thiết kế, chuyên tâm tạo mẫu áo dài ở đây lại chủ yếu là đấng mày râu.