Thiếu hồ thủy lợi chống hạn tại Đắk Lắk: Hạn hán khốc liệt, cả triệu hécta đất thiếu nước

Hữu Long |

Đắk Lắk vốn là vùng đất bazan màu mỡ, cỏ cây hoang dại cũng tốt tươi quanh năm. Nhưng bây giờ đã khác. Hạn hán bủa vây nhiều hơn những ngày mưa. Cả triệu hécta đất nông nghiệp  cằn cỗi vì thiếu nước. Chưa bao giờ, Đắk Lắk lại đối diện với đợt hạn hán khốc liệt như hiện nay.

Dọc vùng hạn Ea Súp chỉ thấy một màu héo úa của cây cỏ, ruộng vườn… Để ứng phó hạn, huyện Ea Súp đưa ra nhiều giải pháp, nhưng nếu không sớm có hồ thủy lợi thì ngành Nông nghiệp địa phương sẽ điêu tàn.

Mỏi mắt tìm nước

Giữa cái nắng chang chang của trời Ea Súp, 2 vợ chồng chị Hoàng Thị Si (SN 1988, xã Cư K’bang, huyện Ea Súp) vẫn nhẫn nại phát quanh cỏ dại chuẩn bị cho vụ mới. Từ nhà đến rẫy gần 10km nên từ sáng sớm, vợ chồng chị đã cơm đùm gạo gói vào rẫy. Trưa tròn bóng, trong cái nắng như nung, họ ngồi dưới tán cây, mở đùm cơm trộn muối đậu ăn để lấy sức cho công việc buổi chiều.

Ở huyện vùng biên như Ea Súp, chuyện đi lên nương rẫy cách nhà hàng chục cây số như gia đình chị Si là bình thường. Hơn nữa, con người Ea Súp cũng vốn quen với thời tiết oi bức, nóng ẩm. Thế nhưng, điều người nông dân nơi đây sợ nhất vẫn là mùa hạn. Nông dân phải “đỏ mắt” tìm nguồn nước tưới cho cây trồng. “Xung quanh rẫy nương nhà tôi không ao hồ, sông suối hay kênh mương thủy lợi. Chuyện trồng trọt hoàn toàn phụ thuộc vào ông trời. Biết là việc canh tác trông vào thời tiết luôn gặp nhiều rủi ro, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, chúng tôi đành nhắm mắt làm liều...” - chị Si tâm sự.

Nhà anh Giàng Mí Quang (SN 1981, thôn 8, xã Cư K’bang) chục năm qua trồng 4ha điều nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Nghe thì lạ nhưng đến nơi lại là chuyện thường ở huyện. Lý do là thiếu nước… Trong sản xuất, 4ha điều của gia đình Giàng Mí Quang không có nguồn nước tưới nên cây cối còi cọc, năng suất thấp. Về nhà, chuyện sinh hoạt của gia đình Giàng Mí Quang trở nên khốn khó thiếu hụt nguồn nước ngọt.

Rất khó tin khi suốt 8 năm qua, Giàng Mí Quang toàn đi mua nước ngọt về sinh hoạt. Cứ thế, bao nhiều tiền bạc làm ra đổ cả vào việc mua các bình chứa, chum vại đựng nước ngọt. Tiết kiệm mãi, vừa qua Quang và hàng xóm thống nhất góp tiền khoan giếng bơm. Máy khoan đến 100 mét thì chạm tới tầng đáy nước ngầm. “Có nước ngọt nhưng nước lại bị nhiễm phèn nên gia đình tôi phải mua nước ăn uống” - Giàng Mí Quang kể.

Sự cấp thiết của một công trình thủy lợi

Ông Nguyễn Ngọc Phú - Trưởng phòng NNPTNT huyện Ea Súp - kể, những năm qua ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã gây nên tình trạng hạn hán ở Ea Súp diễn ra vô cùng khốc liệt. Điển hình nhất vào năm 2016, toàn bộ sông, suối trên địa bàn huyện Ea Súp trơ đáy. Hàng nghìn hécta hoa màu vật nuôi của nông dân mất trắng. Trước tình thế trên, ngành Nông nghiệp cũng đã có những kiến nghị lên cơ quan cấp trên sớm có những hỗ trợ thiệt hại cho người dân và ổn định sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, để đảm bảo đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân Ea Súp về lâu dài, tôi mong muốn các bộ ngành địa phương và trung ương sớm nghiên cứu xây dựng một hồ thủy lợi chống hạn ở huyện này.

Ông Nguyễn Văn Nhiệm -  Phó Chủ tịch UBND huyện Ea Súp - cho biết thêm, riêng 2 xã Ea Rốk và Cư K’bang nhiều năm qua luôn là vùng hạn nặng của huyện. Sản xuất nông nghiệp ở 2 xã lại lạc hậu, trông chờ hoàn toàn vào thời tiết. “Hai khu vực này không có hệ thống kênh mương thủy lợi hay ao hồ trữ nước. Thế nên vào mùa hạn thì cây trồng không có nước tưới. Mùa mưa đến lại ngập úng lai láng” - ông  Nhiệm cho biết.

Trong buổi làm việc với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vào đầu tháng 1 vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường khẳng định việc đầu tư xây dựng Hồ chứa nước Ea Khal là vô cùng cần thiết nhằm điều tiết nguồn nước. Xa hơn nữa, có một công trình thủy lợi ở huyện Ea Súp còn góp phần tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh chính trị vùng biên ải…

Từ năm 2010, Đắk Lắk đã phê duyệt quy hoạch phát triển thủy lợi giai đoạn 2015-2020, trong đó sẽ xây dựng công trình hồ chứa Ea Khal (nằm trên suối Ea Khal, đập dâng tạo hồ chứa đặt tại chân núi Chư Khang, thuộc địa phận xã Ea Wy (huyện Ea H’leo) và xã Ea Rốk (huyện Ea Súp). Hồ chứa dự kiến cấp nước cho 5.000ha đất canh tác của hai xã Cư K’bang và xã Ea Rốk và các khu vực xung quanh...). Tuy nhiên, đến nay thì dự án đó vẫn nằm trên giấy. Cả vùng đất nông nghiệp rộng lớn vẫn đang gồng mình trong hạn nặng.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Cà Mau kêu gọi chia sẻ khó khăn do hạn mặn và phòng, chống dịch COVID-19

NHẬT HỒ |

Trước tình hình diễn biến phức tạp của hạn hán, mặn xâm nhập và dịch bệnh COVID-19, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức phát động ủng hộ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn.

Vượt 200km, đưa nước ngọt từ đầu nguồn sông Cửu Long tới đồng bào hạn mặn

HỒNG LAN - SỞ HẠ |

Chắt chiu từng can nước ngọt lấy từ nơi đầu nguồn của sông Tiền, sông Hậu,  những thanh niên và tài xế xe tải ở thị xã Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) đã vượt hơn 200km chuyển nước ngọt về tận cuối nguồn, nơi người dân Bình Đại (tỉnh Bến Tre) đang trong đỉnh cao cơn khát vì hạn mặn.

Vợ chồng doanh nhân Lê Văn Kiểm ủng hộ 20 tỷ chống dịch COVID-19, hạn mặn

Thu Loan |

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ Tướng Chính Phủ và Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, vào ngày 20.03.2020, đại diện công ty Golf Long Thành đã thay mặt vợ chồng Cựu chiến binh Lê Văn Kiểm (Chủ tịch Công ty), Trần Cẩm Nhung (Phó Chủ tịch Công ty) trao số tiền 20 tỷ đồng. Trong đó, 10 Tỷ đồng của Bà Trần Cẩm Nhung ủng hộ chương trình phòng chống dịch Covid-19 của Chính Phủ; 10 tỷ đồng của cựu chiến binh Lê Văn Kiểm ủng hộ chương trình phòng chống xâm nhập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Cà Mau kêu gọi chia sẻ khó khăn do hạn mặn và phòng, chống dịch COVID-19

NHẬT HỒ |

Trước tình hình diễn biến phức tạp của hạn hán, mặn xâm nhập và dịch bệnh COVID-19, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức phát động ủng hộ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn.

Vượt 200km, đưa nước ngọt từ đầu nguồn sông Cửu Long tới đồng bào hạn mặn

HỒNG LAN - SỞ HẠ |

Chắt chiu từng can nước ngọt lấy từ nơi đầu nguồn của sông Tiền, sông Hậu,  những thanh niên và tài xế xe tải ở thị xã Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) đã vượt hơn 200km chuyển nước ngọt về tận cuối nguồn, nơi người dân Bình Đại (tỉnh Bến Tre) đang trong đỉnh cao cơn khát vì hạn mặn.

Vợ chồng doanh nhân Lê Văn Kiểm ủng hộ 20 tỷ chống dịch COVID-19, hạn mặn

Thu Loan |

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ Tướng Chính Phủ và Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, vào ngày 20.03.2020, đại diện công ty Golf Long Thành đã thay mặt vợ chồng Cựu chiến binh Lê Văn Kiểm (Chủ tịch Công ty), Trần Cẩm Nhung (Phó Chủ tịch Công ty) trao số tiền 20 tỷ đồng. Trong đó, 10 Tỷ đồng của Bà Trần Cẩm Nhung ủng hộ chương trình phòng chống dịch Covid-19 của Chính Phủ; 10 tỷ đồng của cựu chiến binh Lê Văn Kiểm ủng hộ chương trình phòng chống xâm nhập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.