Thiếu đất canh tác, dân tràn vào rừng đốn cây, làm nương rẫy

Văn Đức |

Yên Bái - Thời gian gần đây, tình trạng phát phá, xâm lấn, khai thác trái phép khu vực rừng phòng hộ diễn ra phức tạp tại huyện Văn Chấn.

Từ thiếu đất đến bất chấp làm liều

Những ngày giữa tháng 11, trong chuyến công tác lên huyện Mù Cang Chải, ngang qua khu vực xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn, phóng viên có thể dễ dàng nhìn ra những mảnh đồi thông hoang tàn, tiêu điều, cây chết trơ, cây sống dặt dẹo.

Xa xa, những cánh rừng thông già cũng thưa thớt cây còn sống. Nhiều khoảng bị chặt bay trắng không còn nhận ra đây là khu vực rừng phòng hộ vốn vẫn là niềm tự hào của tỉnh nhà trước đây.

Theo chân một cán bộ Trạm tiểu khu Văn Chấn (thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải) vào sâu trong khu vực rừng, ngay trước đường lên là tấm biển “Rừng bảo vệ, cấm chặt phá” nhưng ở đây, hàng chục hécta rừng thông bị "xẻ thịt" đến hoang tàn.

Loang lổ các diện tích rừng phòng bị bị “xẻ thịt” để trồng các loại cây khác.
Loang lổ các diện tích rừng phòng hộ bị “xẻ thịt” để trồng các loại cây khác.

Hàng trăm, hàng nghìn gốc cây đổ, cây chết, bị chặt hạ không thương xót, cây còn sót lại thưa thớt. Càng đi vào sâu, số lượng bị chặt, đốn càng lộ liễu hơn.

Thấy cảnh này, anh cán bộ Ban quản lý rừng phân trần với PV, khu vực này thực chất trước kia là đất dự án 661 của tỉnh, sau đó chuyển sang rừng phòng hộ giao cho kiểm lâm quản lý. Thời gian gần đây, rừng bị người dân phát phá, xâm lấn vào quá nhiều.

Đã có nhiều đợt vận động, tuyên truyền để người dân ngừng chặt phá nhưng không hiệu quả vì họ nói không có đất canh tác.

Nhiều cánh rừng bị thiêu đốt, nhiều khu vực bị tàn phá nặng nề.
Nhiều cánh rừng bị thiêu đốt, nhiều khu vực bị tàn phá nặng nề.

"Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, người dân không có việc làm, không có thu nhập, không có đất canh tác... nên người dân tàn phá rừng khu rừng này để trồng các loại cây khác như quế, sắn, ngô... vào để tăng thêm thu nhập" - anh cán bộ này giải thích.

Anh này lấy ví dụ, như ông Hoàng Văn Thạch (ở thôn Nậm Pươi, xã Nậm Búng) vừa rồi do không có đất để canh tác nên đã chặt hạ 54 cây thông hàng chục năm tuổi để trồng cây chè.

Ông Thạch giải thích trong biên bản: "Giờ đất đai không có, tiền không có, nhà đông con, không đi làm đâu được... không vào rừng trồng cây để kiếm thêm thu nhập thì biết trông chờ vào đâu".

Những cách thức phát phá, khai thác, xâm lấn trái phép tàn nhẫn, trắng trợn đang hủy hoại nghiêm trọng diện tích rừng trên địa bàn Yên Bái.
Những cách thức phát phá, khai thác, xâm lấn trái phép tàn nhẫn, trắng trợn đang hủy hoại nghiêm trọng diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn Yên Bái.

Trong câu chuyện với anh cán bộ Ban quản lý rừng, những trường hợp không có đất để canh tác như ông Thạch, huyện này có hàng trăm người. Chỉ riêng năm 2020 và đầu năm 2021 đến nay, địa bàn xã Nậm Búng đã xảy ra 30 vụ phát phá, xâm lấn rừng với hơn 24ha rừng do Trạm tiểu khu Văn Chấn thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải quản lý bị tàn phá, xâm lấn.

Tiếp đó, anh dẫn chúng tôi đến một khu vực rừng phòng hộ đã bị khai thác một khoảng lớn.

Anh cho biết, đây là trường hợp rất phức tạp. Theo báo cáo của Ban quản lý rừng, cuối tháng 5 đầu tháng 6.2021, bà Lò Thị Tiên (ở thôn Nậm Cưởm, xã Nậm Búng) đã phát phá, xâm lấn 3,85 ha. Số lượng cây bị chặt hạ là 130 cây rừng tự nhiên các loại tương đương khối lượng gần 7,5m3.

Những vạt rừng thoai thoải, có độ dốc không cao được bà con “xẻ thịt” triệt để nhằm lấy diện tích trồng các loại cây khác.
Những vạt rừng thoai thoải, có độ dốc không cao được bà con “xẻ thịt” triệt để nhằm lấy diện tích trồng các loại cây khác.

Đơn vị này đã nhiều lần phối hợp cùng chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra, lập biên bản, yêu cầu người dân dừng khai thác và chuyển hồ sơ vụ việc lên UBND huyện Văn Chấn xử lý.

Tuy vậy, khi việc trước đó còn chưa được giải quyết thì đến tháng 9.2021, tình trạng này lại tái diễn. Thậm chí còn liều lĩnh, bất chấp hơn. Nguyên nhân do không có việc làm nên vào rừng chặt cây để canh tác kiếm thu nhập.

Dân phá rừng, chính quyền ở đâu?

Có muôn vàn những lý do được người dân đưa ra để khai thác, xâm lấn rừng. Việc bảo vệ rừng đã khó nhưng việc vận động người dân hiểu được tầm quan trọng của rừng phòng hộ còn khó hơn. Những câu chuyện của ông Thạch hay bà Liên là một trong những ví dụ điển hình trong số hàng trăm trường hợp mà hàng ngày lực lượng chức năng từ Ban quản lý rừng, kiểm lâm, chính quyền xã gặp phải.

Người dân phủ vào các diện tích rừng bị tàn phá là những nương sắn, vườn chè, đồi quế nhằm phát triển kinh tế gia đình.
Người dân phủ vào các diện tích rừng bị tàn phá là những nương sắn, vườn chè, đồi quế nhằm phát triển kinh tế gia đình.

Ngày 19.11, trao đổi với PV, ông Lê Ngọc Lâm - Chủ tịch UBND xã Nậm Búng - xác nhận có tình trạng trên và cho biết: "Nguyên nhân cốt lõi chính là vấn đề thiếu tư liệu sản xuất mà cụ thể ở đây là đất canh tác của người dân, trong khi quỹ đất để canh tác không có”.

Ông Lâm chia sẻ, xã đã triển khai nhiều chương trình, đưa ra nhiều giải pháp để định hướng cho bà con chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, tư duy của đại bộ phận người vùng cao vốn quen với những tập quán từ nhiều đời nay nên việc thay đổi vô cùng khó khăn.

Đối với một số trường hợp vi phạm vượt thẩm quyền, xã cũng đã chuyển lên huyện để xử lý. Thời gian tới, việc quản lý và xử lý các vi phạm về khai thác rừng sẽ giao kiểm lâm trực tiếp phụ trách.

Những đồi thông lâu năm lởm chởm, hoang tàn vì bị tàn phá.
Những đồi thông lâu năm giờ chỉ còn lởm chởm gốc, hoang tàn vì bị tàn phá.

Trao đổi với PV về vấn đề quản lý, xử lý các vi phạm này, ông Vũ Đình Trường - Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Văn Chấn - cho hay: “Trong thời gian qua, chính quyền địa phương đã phối hợp cùng cơ quan công an, đưa ra nhiều biện pháp để tăng cường công tác xử lý đối với hành vi phá hoại rừng. Cụ thể, nếu vượt mức vi phạm hành chính sẽ chuyển tố tụng hình sự".

Ông Trường cũng cho rằng: "Đồng bào một số nơi kém hiểu biết, chưa chấp hành tốt các yêu cầu, đề nghị của cơ quan chức năng; chưa hiểu được rõ về hành vi vi phạm, tầm quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng".

Văn Đức
TIN LIÊN QUAN

Những smart phone đặc biệt ở bản không sóng điện thoại

Văn Đức |

Yên Bái – Do không có sóng điện thoại, hàng trăm hộ dân tại xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải đã nghĩ ra cách thức liên lạc độc đáo bằng bộ đàm.

Về nơi mua tivi, tủ lạnh chỉ để... bày

Văn Đức |

Yên Bái - Không có điện lưới Quốc gia, nhiều hộ gia đình tại xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải dù có điều kiện mua tivi, tủ lạnh cũng chỉ để trưng bày.

Rừng phòng hộ Quảng Nam bị "xẻ thịt": Nhiều cơ quan chịu trách nhiệm

Thanh Chung |

Để rừng phòng hộ ở Quảng Nam bị khai thác trái phép, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chỉ ra trách nhiệm của hàng loạt cơ quan, tập thể và cá nhân.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Những smart phone đặc biệt ở bản không sóng điện thoại

Văn Đức |

Yên Bái – Do không có sóng điện thoại, hàng trăm hộ dân tại xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải đã nghĩ ra cách thức liên lạc độc đáo bằng bộ đàm.

Về nơi mua tivi, tủ lạnh chỉ để... bày

Văn Đức |

Yên Bái - Không có điện lưới Quốc gia, nhiều hộ gia đình tại xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải dù có điều kiện mua tivi, tủ lạnh cũng chỉ để trưng bày.

Rừng phòng hộ Quảng Nam bị "xẻ thịt": Nhiều cơ quan chịu trách nhiệm

Thanh Chung |

Để rừng phòng hộ ở Quảng Nam bị khai thác trái phép, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chỉ ra trách nhiệm của hàng loạt cơ quan, tập thể và cá nhân.