Thiệt hại trong lũ lụt miền Trung do thiên tai hay “nhân tai”?

Hữu Long - Diễm Phúc |

Tại Khánh Hòa, Bình Định trong những ngày qua mưa lớn cộng với việc xả nước ở các hồ chứa làm lũ lên nhà, đường sá sạt lở đe dọa đến cuộc sống của người dân. Trong khi đó, loạt nhà máy thủy điện trên Tây Nguyên xả lũ dồn dập xuống sông Ba gây áp lực lớn đến thủy điện Sông Ba Hạ, thủy điện bậc cuối trên sông Ba. Hậu quả là người dân vùng hạ lưu Phú Yên đối mặt tình cảnh nhà cửa chìm trong biển nước, tài sản mất trắng.

Sạt lở nghiêm trọng

Mưa lớn từ ngày 29.11 đến nay đã làm cho nhiều tuyến đường tại huyện miền núi An Lão (Bình Định) bị sạt lở. Trong đó nặng nhất là tuyến đường An Trung đi An Vinh, An Hòa đi An Toàn. Mỗi bên tuyến đường bị sạt lở hơn chục điểm với hàng khối đất đá rơi xuống gây cô lập xã An Vinh, An Toàn. Để đảm bảo lưu thông tạm thời An Hòa, chính quyền địa phương đã phải mở một tuyến đường tránh đi qua rẫy keo để người dân lưu thông qua lại. Còn tuyến An Vinh vẫn tạm thời bị chia cắt.

Ông Trương Tứ - Chủ tịch UBND huyện An Lão - cho biết, đợt mưa lũ này đã gây thiệt hại nặng nề. Ngoài sạt lở các tuyến đường, một số khu dân cư trên địa bàn huyện An Lão cũng bị sạt lở đất đá tràn vào vùi lấp nhà dân. Vào đêm 29.11 rạng sáng 30.11, tại quả đồi sát khu dân cư mới thôn 4, xã An Trung xảy ra sạt lở, hàng nghìn mét khối đất đá tràn xuống vùi lấp nhà 2 hộ dân. Rất may không có thương vong về người.

Theo ông Tứ, khu vực này chính quyền địa phương mới bố trí giãn dân. Quả đồi ở khu vực này không cao, trước nay chưa từng xảy ra sạt lở. Hiện tại đất trôi ra vùi lấp nhà dân. Ngay sau khi sạt lở xảy ra, chính quyền địa phương đã vận động cào đất ra, di dời người dân đến nơi an toàn. Còn việc khắc phục chưa thể thực hiện được vì qua kiểm tra còn rất nhiều vết nứt.

“Trước hết địa phương đang theo dõi sát sao tình hình diễn biến đồng thời khảo sát lại khả năng sạt lở theo chỉ đạo của tỉnh để đánh giá lại. Đối với những vùng có nguy cơ sạt lở cao, UBND huyện có phương án di dời” - ông Tứ nói và cho biết thêm, hiện nay huyện đang chờ nguồn kinh phí của Trung ương về chương trình phát triển xã hội miền núi, nếu có kinh phí sẽ xây dựng những khu dân cư mới đầy đủ hạ tầng. Trong thời gian chờ kinh phí, địa phương chỉ đạo theo phương châm “4 tại chỗ” nhà nào sạt lở thì di dời đến nơi an toàn.

Trong khi đó tại Khánh Hòa, mưa lớn cộng với việc xả nước ở các hồ chứa nên trong đêm 30.11, lũ trên sông Cái và sông Dinh lên nhanh, hàng trăm người dân được lực lượng chức năng hỗ trợ sơ tán đến nơi an toàn.

Cụ thể, trong đêm 30.11, nước trên sông Cái Nha Trang lên nhanh, đạt đỉnh lũ lúc 0 giờ ngày 1.12 với mức 11,46m, trên báo động 3 là 0,46m; trên sông Dinh Ninh Hòa đạt 5,72m, trên báo động 3 là 0,02m. Đến trưa 1.12, lũ trên sông Cái Nha Trang đã giảm xuống dưới mức báo động 1, còn trên sông Dinh Ninh Hòa vẫn duy trì ở mức báo động 2 - 3 và dự báo giảm xuống dưới báo động 1 vào trưa 2-12.

Không chỉ gây ngập lụt trên diện rộng, mưa bão còn khiến hàng loạt tuyến đường huyết mạch nối Nha Trang - Đà Lạt bị chia cắt, sạt lở nghiêm trọng. Trước tình hình sạt lở do mưa lớn kéo dài, Cục Quản lý đường Bộ III đã quyết định hạn chế lưu thông qua đèo Khánh Lê từ Km37+400 - Km65+453 trên QL.27C nối Nha Trang - Đà Lạt kể từ khuya 30.11.

Lũ lớn một phần do xả thuỷ điện

Trong đợt mưa lũ vừa qua, Phú Yên là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề về người và tài sản. Theo thống kê chưa đầy đủ, trận lũ vừa qua xảy ra ở Phú Yên làm ba người chết, sáu người mất tích, hơn 50.000 căn nhà bị ngập. Để đảm bảo an toàn đến tính mạng của người dân, tỉnh Phú Yên cũng đã sơ tán hơn 18.500 người đi tránh lũ và hỗ trợ nhân lực, vận lực nhằm di dời tài sản của người dân. Có thể nói, đợt lũ tại Phú Yên lần này có tính chất nghiêm trọng và vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1993.

Một trong những nguyên nhân khiến nước lũ ở Phú Yên dâng nhanh là do các thủy điện ở Tây Nguyên đồng loạt xả lũ gây áp lực xả lũ ở thủy điện hạ lưu sông Ba. Chủ tịch UBND Phú Yên Trần Hữu Thế cho biết, hôm 30.11 trời mưa rất lớn, cùng với việc thủy điện Đắk Srông và Krông H’năng - khu vực Tây Nguyên xả lũ khiến lượng nước đổ về khu vực thuỷ điện Ba Hạ hơn 10.000m3/s, trong khi hồ chứa nhà máy thuỷ điện này khoảng 150 triệu m3.

Các thủy điện Tây Nguyên ồ ạt xả lũ từ đó gây áp lực đến Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ là thủy điện bậc cuối ở hạ lưu sông Ba. Cuối cùng, Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ phải liên tục tăng lưu lượng xả xuống lưu lưu. Hậu quả là lượng lượng nước xả khổng lồ đổ từ thượng nguồn xuống gây ngập lụt khủng khiếp tại nhiều nơi ở Phú Yên.

Ông Trần Lý - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ giải thích thêm rằng, với vị trí nằm cuối hạ lưu sông Ba nên khi mưa lớn kéo dài, lượng nước từ Tây Nguyên đổ về rất lớn, đã gây áp lực trong quá trình xả lũ của nhà máy. Ông Lý cho biết, các thủy điện ở Tây Nguyên trước khi điều tiết xả lũ thường có thông báo trong nhóm của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên. Sau đó, trưởng ban chỉ đạo sẽ quyết định điều tiết xả phù hợp với tình hình thực tế, hạn chế thiệt hại ở hạ du trong mức thấp nhất.

“Bên cạnh việc điều tiết nước qua tràn thì lượng mưa lớn từ ngày đêm 29, rạng sáng 30.11 rất lớn từ đó cũng gia tăng tình trạng ngập lũ ở phần hạ lưu. Đến hôm nay thì thời tiết bắt đầu đã thuận lợi, việc điều tiết xả lũ cũng được nhà máy vận hành thuận lợi hơn” - ông Lý thông tin.

Hữu Long - Diễm Phúc
TIN LIÊN QUAN

Khắc phục ngay hư hỏng hạ tầng do mưa lũ tại miền Trung và Tây Nguyên

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa có công điện yêu cầu các đơn vị khắc phục kịp thời hư hỏng hạ tầng giao thông do mưa lũ gây ra ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Mưa lũ ở miền Trung chạm mức lũ lịch sử, dự báo diễn biến những ngày tới

AN AN - VY VY |

Tính đến 8 giờ 30 phút sáng nay (1.12), đã có 10 người chết và mất tích do mưa lũ tại miền Trung. Từ nay đến cuối năm, khả năng xuất hiện đợt mưa cực đoan như những ngày qua ở khu vực này là rất thấp.

Mưa lũ, ngập lụt tại miền Trung: 1 người chết, 9 người bị mất tích

Vũ Long |

Mưa lũ tại miền Trung đã khiến nhiều tỉnh bị ngập lụt sâu, thiệt hại ban đầu: 1 người chết và 9 người bị mất tích, nhiều tài sản bị thiệt hại.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Khắc phục ngay hư hỏng hạ tầng do mưa lũ tại miền Trung và Tây Nguyên

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa có công điện yêu cầu các đơn vị khắc phục kịp thời hư hỏng hạ tầng giao thông do mưa lũ gây ra ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Mưa lũ ở miền Trung chạm mức lũ lịch sử, dự báo diễn biến những ngày tới

AN AN - VY VY |

Tính đến 8 giờ 30 phút sáng nay (1.12), đã có 10 người chết và mất tích do mưa lũ tại miền Trung. Từ nay đến cuối năm, khả năng xuất hiện đợt mưa cực đoan như những ngày qua ở khu vực này là rất thấp.

Mưa lũ, ngập lụt tại miền Trung: 1 người chết, 9 người bị mất tích

Vũ Long |

Mưa lũ tại miền Trung đã khiến nhiều tỉnh bị ngập lụt sâu, thiệt hại ban đầu: 1 người chết và 9 người bị mất tích, nhiều tài sản bị thiệt hại.