Thị trường lao động 6 tháng cuối năm 2023 chưa hết khó khăn

LƯƠNG HẠNH |

10 nhóm ngành nghề đang sụt giảm nhu cầu tuyển dụng nhân sự rất mạnh dẫn đến đời sống người lao động ngày càng khó khăn; tỉ lệ thất nghiệp được dự báo có thể gia tăng trong thời gian tới.

Doanh nghiệp “án binh bất động”

Cuối tháng 5.2023, Navigos Group - đơn vị cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự công bố nhận định thị trường lao động sẽ còn tiếp tục khó khăn. 10 nhóm ngành nghề đang sụt giảm nhu cầu tuyển dụng nhân sự rất mạnh: Du lịch, nhà hàng và khách sạn; Dệt may và da giày; Xây dựng và bất động sản; Thu mua, vật tư và cung vận; Công nghệ thông tin; Xuất nhập khẩu; Vận tải và logistics; Pháp lí và hành chính; Marketing; Bán hàng và chăm sóc khách hàng.

Theo Navigos Group, những tháng đầu năm 2023, chưa có tín hiệu tích cực nào về tình hình kinh tế thị trường quốc tế và trong nước được ghi nhận. Năm tài chính mới đã bắt đầu, nhưng các doanh nghiệp vẫn “án binh bất động” trong trạng thái chờ, nghe ngóng thị trường khi lo ngại về kinh tế thế giới kém khả quan trong năm nay.

Đơn vị này dự báo cho đến khi nền kinh thế giới chạm đáy và phục hồi trở lại, các doanh nghiệp sẽ cố gắng thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí để bảo toàn nhân sự, hoặc có thể thắt chặt thêm nếu tình hình trở nên tệ hơn.

Cũng theo Báo cáo khảo sát khó khăn doanh nghiệp và triển vọng kinh tế cuối năm 2023 của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV), có thể làn sóng sa thải người lao động tiếp diễn ở các tháng cuối năm 2023 do khó khăn vĩ mô và nội tại của doanh nghiệp. Trong đó, khoảng 5.200 trong số gần 9.560 doanh nghiệp được khảo sát cho biết, sẽ cắt giảm trên 5% lao động từ nay đến hết năm 2023.

Có thể làn sóng sa thải người lao động tiếp diễn ở các tháng cuối năm 2023. Ảnh minh hoạ: Lương Hạnh

Chưa hết khó khăn

Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội - cho biết, thành phố đã ghi nhận tình trạng có doanh nghiệp giảm đơn hàng phải cho lao động nghỉ việc, song nhiều doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tuyển dụng khá tốt.

Trong 5 tháng đầu năm 2023, đơn vị này đã tổ chức được gần 100 phiên giao dịch việc làm với hơn 2.800 đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tuyển sinh 49.523 người. Qua đó, đã có hơn 20.000 người lao động được phỏng vấn và hơn 6.800 người được tuyển dụng tại các phiên này.

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đánh giá chung, xu hướng ở thị trường Hà Nội vẫn tích cực, song đơn vị này cũng dự báo, trong các tháng tiếp theo, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Triển vọng phục hồi và phát triển thị trường lao động Hà Nội sẽ phụ thuộc nhiều vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Nhu cầu sử dụng lao động sẽ có xu hướng phân hóa theo từng ngành sản xuất kinh doanh tùy theo diễn biến của kinh tế trong nước và quốc tế. Nhu cầu sử dụng lao động sẽ có mức tăng trưởng chậm lại so với giai đoạn trước.

Nhu cầu sử dụng lao động sẽ có xu hướng phân hóa theo từng ngành sản xuất kinh doanh. Ảnh minh hoạ: Lương Hạnh

Dự kiến nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn Hà Nội tập trung chủ yếu là nhu cầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh - bán hàng, công nhân lắp ráp linh kiện điện tử, công nhân may, nhân viên dịch vụ nhà hàng khách sạn, nhân viên du lịch lữ hành… Dự báo một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Dịch vụ du lịch và lữ hành; Bán buôn và bán lẻ; Vận tải, kho bãi.

Một số nhóm ngành được dự báo là sẽ xuất hiện tình trạng giảm việc làm do thiếu hụt đơn hàng như: Kinh doanh xuất nhập khẩu; Sản xuất sản phẩm từ caosu và plastic; Chế biến gỗ…

Báo cáo về vấn đề này tại phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 6.6, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận định, trong những tháng đầu năm 2023, 8.644 doanh nghiệp gặp khó khăn phải cắt giảm lao động (chiếm 1% tổng số doanh nghiệp), trong đó, chiếm 27,4% là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; 72,18% doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Việc cắt giảm lao động trong các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu là vì lí do kinh tế, khó khăn ở việc tìm kiếm, phát triển thị trường nước ngoài.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, gần 500 nghìn người đã được giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó, hơn 368 nghìn người đã hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Luật Việc làm 2013 quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Tuy nhiên, mức hưởng tối đa còn phụ thuộc vào khu vực hưởng.

Trong đó, đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở. Còn với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, mức hưởng không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp: Cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Khắc phục những bất cập về thị trường lao động

Minh Hạnh |

Hiện việc dự báo nhu cầu thị trường lao động chưa sát thực với nhu cầu của người lao động và doanh nghiệp. Các chuyên gia cho rằng, nếu không khắc phục được những vấn đề này sẽ khó mang lại những tín hiệu tích cực cho thị trường lao động trong tương lai.

Thị trường lao động nhiều khởi sắc trong quý II/2023

Minh Hạnh |

Theo dự báo, quý II/2023, thị trường lao động có sự phục hồi khi xu hướng tuyển dụng, tìm kiếm việc làm đều có sự khởi sắc nhất định. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng đang đối mặt với khó khăn phải cắt giảm lao động.

Công nghệ, tự động hóa định hình lại thị trường lao động

Khánh Minh |

Những tiến bộ công nghệ, tự động hóa và nền kinh tế Gig - còn gọi là nền kinh tế chia sẻ, nơi mọi người thường làm việc bán thời gian hoặc tạm thời, còn các công ty có xu hướng thuê những người làm việc độc lập và tự do thay vì nhân viên toàn thời gian - đang thay đổi bản chất của doanh nghiệp và thị trường lao động.

Bắt Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm Kiên Giang 68.01S tội nhận hối lộ

NGUYÊN ANH |

Ngày 10.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang (Phòng Cảnh sát kinh tế) phối hợp với Viện Kiểm sát tỉnh đã thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Quốc Sử (SN 1972), Giám đốc Trung tâm đăng kiểm Kiên Giang 68.01S về tội nhận hối lộ.

Tiếp tục kiểm tra, giám sát dự án cấp bò giống sau phản ánh của Báo Lao Động

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sáng 10.1, UBND huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã họp báo thông tin về dự án cấp bò giống sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động.

Tết cận kề, nhiều trẻ em nghịch pháo tự chế bị chấn thương nặng

NGUYỄN LY |

TPHCM – Chỉ trong một thời gian ngắn dịp cuối năm, nhiều trẻ em nhập viện liên tiếp vì tự ý nghịch pháo tự chế khiến chấn thương nặng nề, khó hồi phục.

Kiến nghị xe limousine ở Hà Nội được vào bến xe đón, trả khách

KHÁNH AN |

Đại diện Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội ngày 10.1 cho hay vừa kiến nghị các cơ quan chức năng thí điểm cho xe khách dưới 10 chỗ hoạt động tuyến cố định, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đã đầu tư phương tiện xe limousine được vào bến hoạt động.

Vụ 79 biệt thự trái phép ở Phú Quốc: Bắt 2 bị can tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

NGUYÊN ANH |

Bao chiếm 15.000m2 đất tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, các đối tượng đã phân lô, bán trái phép cho nhiều người thu lợi bất chính số tiền hơn 15 tỉ đồng.

Khắc phục những bất cập về thị trường lao động

Minh Hạnh |

Hiện việc dự báo nhu cầu thị trường lao động chưa sát thực với nhu cầu của người lao động và doanh nghiệp. Các chuyên gia cho rằng, nếu không khắc phục được những vấn đề này sẽ khó mang lại những tín hiệu tích cực cho thị trường lao động trong tương lai.

Thị trường lao động nhiều khởi sắc trong quý II/2023

Minh Hạnh |

Theo dự báo, quý II/2023, thị trường lao động có sự phục hồi khi xu hướng tuyển dụng, tìm kiếm việc làm đều có sự khởi sắc nhất định. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng đang đối mặt với khó khăn phải cắt giảm lao động.

Công nghệ, tự động hóa định hình lại thị trường lao động

Khánh Minh |

Những tiến bộ công nghệ, tự động hóa và nền kinh tế Gig - còn gọi là nền kinh tế chia sẻ, nơi mọi người thường làm việc bán thời gian hoặc tạm thời, còn các công ty có xu hướng thuê những người làm việc độc lập và tự do thay vì nhân viên toàn thời gian - đang thay đổi bản chất của doanh nghiệp và thị trường lao động.