Thí điểm Chính quyền đô thị: Địa phương kêu khó vì thiếu ngân sách

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Sau 1 năm thí điểm thực hiện chính quyền đô thị, nhiều địa phương tại TP.Đà Nẵng đều gặp cảnh “khóc ròng” vì ngân sách hạn chế, việc lập dự trù ngân sách không thể sát với thực tế. Những khoản chi rất nhỏ như sửa đường, mương nước… khi phát sinh cũng phải trình qua nhiều bước, chờ đợi quá lâu.

Thủ tục quá lâu, ngân sách hạn chế

Ngày 24.8, UBND TP.Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố.

Tại đây, nhiều UBND quận huyện tại Đà Nẵng đã có ý kiến về vướng mắc trong vấn đề phân bổ ngân sách. Ông Lê Tự Gia Thạnh, Chủ tịch UBND quận Hải Châu nêu vấn đề, theo quy định, hằng năm UBND xã phường lập kế hoạch dự toán gửi quận huyện. Quận huyện gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Các đơn vị này tổng hợp tham mưu cho UBND thành phố rồi làm tờ trình HĐND thành phố quyết định.

“Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta mới phân bổ chi thường xuyên chứ chưa phân bổ chi đầu tư khiến địa phương bị động. Tôi với các anh chủ tịch các quận cũng hay “khóc” với nhau, thủ tục đi lâu quá, nhiều công đoạn. Dù biết các đơn vị có nhiều công việc nhưng những sự vụ, sự việc ở địa phương lúc nào cũng gấp rút, dân kiến nghị thường xuyên. Thủ tục càng qua nhiều bước thì ảnh hưởng đến việc điều hành tại địa phương. Mặc dù vừa rồi thành phố đã uỷ quyền cho các địa phương nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản nên hồ sơ hiện nay đang chất đống để chờ” – ông Thạch nêu rõ.

Cùng trao đổi về những vướng mắc của mô hình chính quyền đô thị, ông Nguyễn Hoà, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn nêu vấn đề, quy định hiện nay là chi cho sự nghiệp giáo dục, y tế, an ninh, kinh tế đều theo dân số mà dân số quận rất thấp nhưng hoạt động lại như nhau nên quận không có đủ kinh phí.

“Hằng năm, quận Ngũ Hành Sơn chi bình quân 500 tỉ đồng nhưng nay giao chỉ còn 383 tỉ đồng thì lấy đâu hoạt động cho nổi. Các phòng ban nào cũng kêu, bình thường giao 100 triệu nay họ chỉ được có mấy chục triệu. Trong khi, riêng việc chi cho giáo dục đã 130 tỉ thì chẳng còn bao nhiêu.

Tôi kiến nghị thành phố cần nghiên cứu nên có cơ chế riêng khi giao chỉ tiêu ngân sách vì hiện nay địa phương chủ yếu vướng về vấn đề tài chính từ điều hành của UBND, đầu tư xây dựng, xử lý những cái lắt nhắt như cơ sở vật chất, hạ tầng của phường và quận như con mương hư, cái cây ngã, đường hỏng… Những việc đó không thể dự trù hết mà ngân sách hạn chế thì hoạt động rất khó. Muốn làm gì cũng phải trình và đợi, đợi có thì mới làm được mà không có thì thôi.

Vậy nên, cần có cơ chế mở ra cho quận có nguồn ngân sách hoạt động như an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo…”.

Sở Tài chính làm việc trực tiếp với các địa phương

Trước thực tế trên, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh giao Sở Nội vụ tiếp thu các ý kiến góp ý tại hội nghị và cập nhật những kiến nghị của địa phương để tham mưu UBND thành phố xử lý.

 
Ông Chinh chỉ đạo Sở Tài chính làm việc với các địa phương. Ảnh: TT

Đặc biệt, Sở Tài chính phải làm việc trực tiếp với các địa phương để xây dựng dự toán ngân sách cụ thể trên tinh thần đảm bảo đủ điều kiện tối thiểu để địa phương thực hiện nhiệm vụ chính trị và các vấn đề phát sinh.

Bên cạnh đó, Sở Tài chính xây dựng tiêu chí cứng để căn cứ phân bổ ngân sách nhưng cần cập nhật những đề án của địa phương thực hiện và những đề án do sở, ngành triển khai có liên quan đến địa phương. Chủ tịch các quận huyện thực hiện tổng rà soát các đề án dự án mà quận ủy, đảng ủy phường chỉ đạo triển khai trên địa bàn mình và dự phòng đảm bảo.

Đối với những việc phát sinh, nếu quận ủy, đảng ủy phường chỉ đạo triển khai đề án thì thực hiện báo cáo tổng hợp về Sở Tài chính để Sở báo cáo UBND thành phố. Khi UBND thành phố thống nhất chủ trương thì địa phương sẽ được phân bổ kinh phí để thực hiện.

Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh nhấn mạnh, vấn đề quan trọng nhất trong quá trình triển khai thí điểm mô hình chính quyền đô thị là khâu dự toán. Vì vậy, Sở Tài chính nên dành phần dự phòng ngân sách; đồng thời có cơ chế khuyến khích các địa phương có nguồn thu cao để tạo động lực cho địa phương tăng thu cũng như khẳng định vai trò của phường, quận trong công tác thu ngân sách.

THUỲ TRANG
TIN LIÊN QUAN

Gây thiệt hại 4,7 tỉ đồng ngân sách khi làm đường ở Bình Định

Hoài Luân |

Bình Định - Xây dựng các tuyến đường trong lòng TP Quy Nhơn, nhiều đơn vị đã bắt tay "phù phép" 4,7 tỉ đồng ngân sách nhà nước trong quá trình thi công.

Kiên Giang thông qua 7 Nghị quyết về phân bổ vốn ngân sách nhà nước

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Các nội dung được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua có tác động hiệu quả lâu dài việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hà Nội xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH và dự toán ngân sách nhà nước

Hạ Nguyên |

UBND thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Gây thiệt hại 4,7 tỉ đồng ngân sách khi làm đường ở Bình Định

Hoài Luân |

Bình Định - Xây dựng các tuyến đường trong lòng TP Quy Nhơn, nhiều đơn vị đã bắt tay "phù phép" 4,7 tỉ đồng ngân sách nhà nước trong quá trình thi công.

Kiên Giang thông qua 7 Nghị quyết về phân bổ vốn ngân sách nhà nước

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Các nội dung được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua có tác động hiệu quả lâu dài việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hà Nội xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH và dự toán ngân sách nhà nước

Hạ Nguyên |

UBND thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.