“Thế khó” của dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng tháo gỡ thế nào?

Trần Hà |

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn – Hữu Nghị, ông Phạm Minh Đức cho biết, trong quá trình triển khai và thực hiện dự án, UBND tỉnh Lạng Sơn đã luôn đồng hành và cùng Nhà đầu tư tháo gỡ mọi khó khăn.

Dự án cao tốc Bắc Giang Lạng Sơn bao gồm hai dự án thành phần. Dự án thành phần 1 cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn có tổng mức đầu là 12.188 tỉ đồng, chiều dài 64 km đã hoàn thành đi vào khai thác sử dụng, thu phí từ tháng 02.2020.

Dự án thành phần 2 cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng có tổng mức đầu tư 7.609 tỉ đồng, chiều dài 43 km đã triển khai từ năm 2018. Khi triển khai do các nhà đầu tư thu xếp vốn gặp khó khăn nên không thể triển khai được. Chính vì vậy, tỉnh cùng với nhà đầu tư đã đề xuất và được Chính phủ đồng ý hỗ trợ phần vốn của Nhà nước tham gia đảm bảo phương án tài chính dự án, trong đó tỉnh cam kết bố trí 1.000 tỉ đồng để cùng với phần vốn từ ngân sách Trung ương là 2.500 tỉ đồng thực hiện triển khai dự án thành phần 2.

Với chính sách này đã giúp cho nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn trong việc thu xếp tài chính cho dự án, đồng thời cũng là để khẩn trương đưa dự án vào hoạt động.

Tính đến ngày 30.9.2021, tại dự án thành phần 2 cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng do Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn – Hữu Nghị/doanh nghiệp dự án là đại diện pháp luật được thành lập bởi các nhà đầu tư góp vốn của dự án (chiếm 68,40%). Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (Công ty Đèo Cả) chỉ chiếm tỉ lệ 31,60%.

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn – Hữu Nghị - ông Phạm Minh Đức cho biết, trong quá trình thực hiện và giải quyết công việc, khúc mắc (nếu có) thì doanh nghiệp dự án là chủ đầu tư có trách nhiệm chính. Còn lại những thông tin phát ngôn khác là không phù hợp và không phải là ý kiến chung của các nhà đầu tư/ chủ đầu tư dự án.

Ông Đức nói thêm, quá trình thực hiện dự án, UBND tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp nhà đầu tư để tìm giải pháp xử lý, tháo gỡ các vướng mắc nhằm mục đích sớm triển khai thực hiện và hoàn thành dự án và đến nay đã cơ bản được các cấp thẩm quyền hỗ trợ, giải quyết.

Trong đó đặc biệt tỉnh Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, điều kiện kinh tế xã hội còn rất nhiều khó khăn nhưng đã “tiên phong” bố trí 1.000 tỉ đồng vốn ngân sách địa phương (bằng cách cắt giảm các công trình, dự án và các chương trình khác của tỉnh) để ưu tiên hỗ trợ cho nhà đầu tư bổ sung nguồn vốn đảm bảo phương án tài chính khả thi cho dự án.

Về phương án đầu tư dự án thành phần 2 mới nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định thể hiện tại Tờ trình số 62/TTr-UBND ngày 16.5.2021. Theo đó, dự kiến tổng mức đầu tư là 7.609 tỉ đồng. Cơ cấu nguồn vốn: Vốn Nhà nước trong dự án PPP: 3.500 tỉ đồng (vốn ngân sách Trung ương 2.500 tỉ đồng, vốn ngân sách địa phương 1.000 tỉ đồng); vốn nhà đầu tư 4.109 tỉ đồng.

Phương án triển khai được tỉnh trình tách Dự án thành phần 2 với tổng mức đầu tư khoảng 7.609 tỉ đồng làm 02 tiểu dự án thành phần để thực hiện.

  • Tiểu dự án thành phần 1: (thực hiện theo khoản 1 Điều 72 Luật PPP): Bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; Tổng mức đầu tư khoảng 781 tỉ đồng. Việc quản lý và sử dụng vốn theo quy định pháp luật về đầu tư công.
  • Tiểu dự án thành phần 2: Thực hiện theo hình thức PPP, tổng mức đầu tư khoảng 6.828 tỉ đồng, thực hiện theo quy định tại khoản 5, Điều 70 Luật PPP, trong đó: Vốn đầu tư Nhà nước thực hiện các hạng mục công trình thoát nước, cầu, hầm, đường gom, nút giao, an toàn giao thông, điện chiếu sáng (tổng mức đầu tư khoảng 2.719 tỉ đồng). Vốn của nhà đầu tư huy động thực hiện các hạng mục nền, mặt đường và các công trình khác còn lại của dự án (tổng mức đầu tư khoảng 4.109 tỉ đồng).

Ông Phạm Minh Đức nhấn mạnh phương án đầu tư này đã cơ bản thống nhất với đề xuất của doanh nghiệp dự án báo cáo và trình UBND tỉnh, đồng thời nhận được sự đồng thuận và ủng hộ rất cao của các nhà đầu tư, các sở, ban ngành của tỉnh Lạng Sơn trong cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn.

Ông Đức chia sẻ thêm, ngày 21.9.2021, Công ty CP đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả đã có văn bản số 414/2021/DII gửi UBND tỉnh Lạng Sơn và các Nhà đầu tư trong Liên danh về việc không tiếp tục tham gia đầu tư thực hiện dự án thành phần 2 (đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng).

Nội dung này đã được doanh nghiệp dự án họp làm việc cùng các nhà đầu tư còn lại trong Liên danh Nhà đầu tư. Qua đó, các nhà đầu tư đã thống nhất, cam kết tiếp tục tham gia góp vốn chủ sở hữu theo yêu cầu và tiến độ quy định của dự án khi triển khai, đảm bảo nguồn vốn triển khai thực hiện dự án theo quy định, yêu cầu của các cấp có thẩm quyền.

Trần Hà
TIN LIÊN QUAN

Khẩn trương bố trí nơi ở mới cho người dân bị thu hồi đất làm cao tốc

DIỆU ANH |

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua địa bàn tỉnh Ninh Bình với tổng chiều dài 24,45km. Đến nay, tỉnh Ninh Bình đã hoàn thành việc giải phóng mặt bằng bàn giao cho nhà thầu thi công, đồng thời chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành cơ sở hạ tầng khu tái định cư để người dân sớm ổn định cuộc sống.

Sắp có cao tốc kết nối Hà Giang với Nội Bài - Lào Cai

Phung Minh |

Theo kế hoạch của bộ Giao thông vận tải, dự án cao tốc kết nối Hà Giang với tuyến Nội Bài - Lào Cai sẽ khởi công vào năm 2024.

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thu phí, hàng nghìn người trở lại Hà Nội

Phạm Đông |

Trạm BOT Pháp Vân sẽ thu phí trở lại từ 6h ngày 22.9 sau gần 2 tháng tạm dừng để phòng dịch COVID-19. Lượng phương tiện cá nhân qua chốt vào Hà Nội tăng cao so với những ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn với số vốn hơn 2000 tỉ đồng

An Trịnh |

Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt chủ trương Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn với số vốn dự kiến trên 2000 tỉ đồng.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Khẩn trương bố trí nơi ở mới cho người dân bị thu hồi đất làm cao tốc

DIỆU ANH |

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua địa bàn tỉnh Ninh Bình với tổng chiều dài 24,45km. Đến nay, tỉnh Ninh Bình đã hoàn thành việc giải phóng mặt bằng bàn giao cho nhà thầu thi công, đồng thời chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành cơ sở hạ tầng khu tái định cư để người dân sớm ổn định cuộc sống.

Sắp có cao tốc kết nối Hà Giang với Nội Bài - Lào Cai

Phung Minh |

Theo kế hoạch của bộ Giao thông vận tải, dự án cao tốc kết nối Hà Giang với tuyến Nội Bài - Lào Cai sẽ khởi công vào năm 2024.

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thu phí, hàng nghìn người trở lại Hà Nội

Phạm Đông |

Trạm BOT Pháp Vân sẽ thu phí trở lại từ 6h ngày 22.9 sau gần 2 tháng tạm dừng để phòng dịch COVID-19. Lượng phương tiện cá nhân qua chốt vào Hà Nội tăng cao so với những ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn với số vốn hơn 2000 tỉ đồng

An Trịnh |

Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt chủ trương Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn với số vốn dự kiến trên 2000 tỉ đồng.