Thau rửa bể nước xong, cư dân đón nước sạch sau hơn một tuần thiếu nước

Ngọc Lan |

Hơn một tuần sau sự cố ô nhiễm nước sạch tại Hà Nội, hầu hết các bể chứa nước sạch được vệ sinh toàn bộ. Cư dân khu vực đã có được những mét khối nước sạch đầu tiên để sử dụng.

Thời gian qua, vấn đề nước sạch nhiễm Styren trở thành câu chuyện đau đầu của rất nhiều hộ dân tại Hà Nội. Do vậy, bắt đầu từ ngày 15.10 đến nay, các đơn vị chức năng đã triển khai công tác súc xả, thau rửa toàn bộ nước tồn đọng tại bể chứa của các chung cư.

Tại khu đô thị HH Linh Đàm (Hoàng Mai) đến ngày hôm nay (20.10), các đơn vị chức năng vẫn đang hỗ trợ người dân tại các chung cư thau rửa, vệ sinh bể chứa nước ngầm và cả bể trên mái. Đến chiều 18.10, công tác thau sục bể ngầm và bể mái đã hoàn thành ở cụm tòa HH1.

Các bể chứa tại chung cư HH Linh đàm được khau rửa, dự kiến hết ngày hôm nay 20.20 sẽ xong.
Các bể chứa tại chung cư HH Linh Đàm được thau rửa, dự kiến hết ngày hôm nay 20.20 sẽ xong. Ảnh: Ngọc Lan

Theo ghi nhận, sau khi thau rửa sạch sẽ các bể nước, cư dân HH1 Linh Đàm đã được được sử dụng nước sạch từ nhà máy. Ba cụm HH2, HH3, HH4 còn lại sẽ được thau rửa vào 2 ngày 19 và 20.10 và sẽ sớm có nước sạch sử dụng.

Trong khi chờ đợi thau sục lại bể, những cư dân tại các tòa còn lại vẫn được Công ty nước sạch Hà Nội cấp nước bằng hình thức điều xe téc chở đến phục vụ miễn phí để đáp ứng một phần nhu cầu nước sinh hoạt của toàn thể cư dân. Có thể thấy sau một tuần vật lộn với khủng hoảng nước sạch, cuộc sống của người dân phần nào ổn định hơn. Một số cư dân tại khu đô thị Linh Đàm phần nào đã yên tâm với chất lượng nước hiện tại.

Người dân đã phần nào yên tâm với chất lượng nguồn nước. Ảnh: Ngọc Lan
Người dân đã phần nào yên tâm với chất lượng nguồn nước. Ảnh: Ngọc Lan

Khi biết bể chứa nước tại tòa của mình đã được sục rửa, anh Nguyễn Kiên, sống tại HH1A chia sẻ: “Nhìn chậu nước để qua đêm không có cặn, tôi cũng bớt lo phần nào. Tuy nhiên, gia đình vẫn chưa dám sử dụng để nấu ăn mà nán đợi thêm mấy ngày để có kết quả xét nghiệm nước đã an toàn”.

Anh Trung Đức, cư dân tòa HH1A cũng cảm thấy an tâm sau khi hoàn thành công tác làm sạch bể chứa. Anh và cư dân mong muốn thời gian tới cơ quan chức năng cần thường xuyên xét nghiệm mẫu nước để người dân có thể hoàn toàn tin tưởng và sử dụng nước trong sinh hoạt hàng ngày.

“Khi nước có dấu hiệu ô nhiễm, đến tận 6 ngày sau chúng tôi mới nhận được khuyến cáo “không ăn, không uống” nước sạch sông Đà. Hi vọng lần này, khi nước đã cấp trở lại, thành phố có những thông báo xét nghiệm kịp thời để cư dân có thể an tâm hơn” - chị Ngọc Trâm (cư dân tòa HH3A) bày tỏ và mong muốn chính quyền Hà Nội sẽ phản ứng nhanh và quyết liệt hơn khi có sự cố.

Công nhân Công ty Viwaco thau rửa bể nước tại khu chung cư Trung Hòa - Nhân Chính (Thanh Xuân). Ảnh: Lê Phú
Công nhân Công ty Viwaco thau rửa bể nước tại khu chung cư Trung Hòa - Nhân Chính (Thanh Xuân). Ảnh: Lê Phú

Cũng theo ghi nhận của Lao Động, tại một số khu vực thuộc quận Thanh Xuân, trong những ngày qua các bế chứa đã được vệ sinh, cư dân đã được cấp nước trở lại. Tuy nhiên, Ban quản lý các tòa nhà vẫn tiếp tục thuê xe chở nước sạch từ Nhà máy nước Hạ Đình về cấp phát cho người dân có nhu cầu.

Trước đó, tối 19.10, Sở Y tế Hà Nội đã thông tin nhanh về kết quả kiểm tra chất lượng nước sạch của Nhà máy nước sạch sông Đà. Qua xét nghiệm chỉ tiêu Styren cả 4/4 mẫu đạt quy chuẩn về Styren.

Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cũng lấy 15 mẫu nước tại hộ gia đình sử dụng nước trong mạng cấp của công ty nước sạch Sông Đà. Các mẫu được lấy tại 5 quận huyện chuyển đến Viện Công nghệ Môi trường - Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam xét nghiệm chỉ tiêu Styren. Kết quả xác định: 15/15 mẫu đạt quy chuẩn về Styren theo QCVN 01:2009/BYT.

Ngọc Lan
TIN LIÊN QUAN

Cần giám sát chất lượng nước từ đầu nguồn

Minh Quân |

94% nguồn nước thô TP.Hồ Chí Minh đang khai thác là từ hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai. Tuy nhiên, chất lượng nước mặt sông Đồng Nai, đặc biệt là sông Sài Gòn đang bị ô nhiễm nặng, đặt TP.Hồ Chí Minh trước nhiều thách thức. Theo TCty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), để đề phòng các sự cố, ngoài việc lấy mẫu nước định kỳ hằng tháng, Sawaco còn trang bị thêm hệ thống giám sát chất lượng nước online từ đầu nguồn đến nước vào nhà máy xử lý và hệ thống đường ống cung cấp cho người dân.

Kiếm soát chất lượng nước sạch: Quá nhiều lỗ hổng

NHÓM PV |

Trao đổi với Lao Động, ông Đào Trọng Tứ - Trưởng Ban điều hành mạng lưới sông ngòi Việt Nam (tổ chức phi Chính phủ) - cho rằng, cách giải quyết của các nhà máy nước hiện nay còn tồn tại nhiều lỗ hổng lớn. Đáng lo ngại là chủ quan không lắp đặt hệ thống kiểm soát nước đầu vào. Theo ông Tứ, hiện nay, các hồ chứa nước cũng cần có nhiều cơ chế kiểm soát chất lượng một cách nghiêm ngặt, hạn chế tình trạng lẫn tạp chất, rác thải, xác động vật chết...

Sốc: Dầu bẩn đổ vào nước sạch sông Đà được dùng để... bẫy chuột!

Nhóm PV |

Đi tìm nguồn gốc chất dầu thải đổ vào nguồn nước sông Đà gây ô nhiễm, phóng viên báo Lao Động phát hiện ra: Chất thải đó từng được người dân trong vùng dùng để ...bẫy chuột. Sáng ngày 19.10, ông Nguyễn Đức Truyền - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà (thị xã Phú Thọ, Phú Thọ) đã xác nhận thông tin nguồn dầu thải trong vụ việc là của công ty mình.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cần giám sát chất lượng nước từ đầu nguồn

Minh Quân |

94% nguồn nước thô TP.Hồ Chí Minh đang khai thác là từ hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai. Tuy nhiên, chất lượng nước mặt sông Đồng Nai, đặc biệt là sông Sài Gòn đang bị ô nhiễm nặng, đặt TP.Hồ Chí Minh trước nhiều thách thức. Theo TCty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), để đề phòng các sự cố, ngoài việc lấy mẫu nước định kỳ hằng tháng, Sawaco còn trang bị thêm hệ thống giám sát chất lượng nước online từ đầu nguồn đến nước vào nhà máy xử lý và hệ thống đường ống cung cấp cho người dân.

Kiếm soát chất lượng nước sạch: Quá nhiều lỗ hổng

NHÓM PV |

Trao đổi với Lao Động, ông Đào Trọng Tứ - Trưởng Ban điều hành mạng lưới sông ngòi Việt Nam (tổ chức phi Chính phủ) - cho rằng, cách giải quyết của các nhà máy nước hiện nay còn tồn tại nhiều lỗ hổng lớn. Đáng lo ngại là chủ quan không lắp đặt hệ thống kiểm soát nước đầu vào. Theo ông Tứ, hiện nay, các hồ chứa nước cũng cần có nhiều cơ chế kiểm soát chất lượng một cách nghiêm ngặt, hạn chế tình trạng lẫn tạp chất, rác thải, xác động vật chết...

Sốc: Dầu bẩn đổ vào nước sạch sông Đà được dùng để... bẫy chuột!

Nhóm PV |

Đi tìm nguồn gốc chất dầu thải đổ vào nguồn nước sông Đà gây ô nhiễm, phóng viên báo Lao Động phát hiện ra: Chất thải đó từng được người dân trong vùng dùng để ...bẫy chuột. Sáng ngày 19.10, ông Nguyễn Đức Truyền - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà (thị xã Phú Thọ, Phú Thọ) đã xác nhận thông tin nguồn dầu thải trong vụ việc là của công ty mình.