Thất nghiệp vì dịch, lao động tại các khu du lịch xoay đủ nghề để mưu sinh

NGUYỄN TRƯỜNG |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các khu, điểm du lịch tại Ninh Bình đã phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động khiến hàng nghìn lao động tại đây lâm vào cảnh thất nghiệp. Để có thu nhập, duy trì cuộc sống họ phải xoay đủ nghề để mưu sinh qua mùa dịch.

Nhân viên lái đò thất nghiệp đi gặt lúa thuê để kiếm sống

Ninh Bình được biết đến với nhiều khu, điểm du lịch nổi tiếng như: Khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Đầm Vân Long, Vườn chim Thung Nham... mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế tới tham quan. Nhờ đó đã tạo việc làm và mang lại thu nhập cho hàng nghìn lao động địa phương.

Chỉ tính riêng tại Khu du lịch sinh thái Tràng An và Khu du lịch Tam Cốc - Bính Động có khoảng gần 5.000 lao động làm nghề chèo đò phục vụ khách du lịch với mức thu nhập bình quần từ 7 đến 10 triệu đồng/người/tháng.

Nhân viên lái đò đi gặt lúa thuê mưu sinh qua mùa dịch. Ảnh: NT
Nhân viên lái đò đi gặt lúa thuê mưu sinh qua mùa dịch. Ảnh: NT
Tuy nhiên, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, khách nước ngoài không sang Việt Nam du lịch, khách trong nước giảm. Đặc biệt, từ đầu tháng 5.2021 đến nay, tỉnh Ninh Bình đã có thông báo tạm dừng hoạt động đón khách tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình để phòng dịch thì 100% lái đò ở đây trở thành thất nghiệp. Để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống, hàng nghìn lái đò ở đây phải xoay đủ nghề để mưu sinh.

Anh Nguyễn Quốc Việt (lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An) cho biết: Hai vợ chồng anh làm nhân viên lái đò tại đây đã hơn 10 năm nay, thu nhập bình quân mỗi tháng của 2 vợ chồng đạt từ 12 đến 16 triệu đồng. Từ khi dịch bùng phát, khu du lịch phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động, 2 vợ chồng anh trở thành thất nghiệp. Để có tiền lo cho cuộc sống và con cái học hành hơn một tháng nay 2 vợ chồng anh xin đi theo các chủ máy gặt ở làng bên để gặt lúa thuê cho người dân.

Gặt lúa thuê tuy vất vả nhưng cũng mang lại thu nhập để trang trải cho cuộc sống. Ảnh: NT
Gặt lúa thuê tuy vất vả nhưng cũng mang lại thu nhập để trang trải cho cuộc sống. Ảnh: NT
"Mỗi ngày công chỉ được từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng như vậy cũng tạm đủ để lo cho gia đình, tuy nhiên chỉ khoảng 2 tuần nữa là hết mùa gặt vợ chồng tôi cũng đang tính đi xin vào các công trình xây dựng để làm phụ hồ lấy tiền trang trải cho cuộc sống" - anh Việt chia sẻ.

Tìm việc làm thêm cho nhân viên mùa dịch

Chị Đỗ Thị Thu Lý, Giám đốc điều hành khu du lịch Hang Múa (xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, Ninh Bình), cho biết: Trước đây, người lao động có việc làm ổn định, thu nhập hàng tháng từ 4-6 triệu đồng, các chế độ BHXH, BHYT được công ty hỗ trợ đóng. Thời điểm hiện tại, khu du lịch tạm đóng của không có thu nhập, các chế độ của người lao động cũng phải tạm ngừng.

Người lao động tại Khu du lịch Hang Múa thu hoạch sen để làm trà sen. Ảnh: NT
Người lao động tại Khu du lịch Hang Múa thu hoạch sen để làm trà sen. Ảnh: NT
Theo chị Lý, những nhân viên làm việc ở khu du lịch đều làm việc lâu năm nên đã quen với công việc chính là phục vụ trong nghề du lịch. Khi bị thất nghiệp, nhiều người khó tìm kiếm được công việc khác. Nhằm tạo điều kiện cho mọi người có thêm thu nhập, chị Lý đã tìm kiếm và tạo thêm việc làm cho nhân viên trong mùa dịch.

Theo đó, tại khu du lịch Hang Múa có diện tích đất trồng trồng sen lớn để phục vụ du khách chụp ảnh. Vì khu du lịch phải đóng cửa nên không ai đến "check in", các nhân viên được tạo điều kiện đến thu hoạch và ướp trà sen để bán kiếm thêm thu nhập.

Sen sau khi thu hoạch sẽ được dùng để ướp trà. Ảnh: NT
Sen sau khi thu hoạch sẽ được dùng để ướp trà. Ảnh: NT
"Những nhân viên đến lao động, công ty sẽ ghi lại ngày công và chi trả tiền lương hàng ngày cho mọi người. Số tiền thu nhập tuy không cao nhưng mọi người đều vui mừng vì trong lúc thất nghiệp lại có được việc làm, có thêm thu nhập để đảm bảo cuộc sống, dù công việc làm tuy có vất vả hơn bình thường" - chị Lý chia sẻ.
NGUYỄN TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Người lao động tự do vất vả mưu sinh dưới nắng gắt đầu mùa

Minh Phương |

Những ngày vừa qua, Hà Nội bước vào đợt nắng gắt đầu tiên. Nền nhiệt ngoài trời tăng cao càng khiến cuộc sống của những người lao động tự do càng thêm vất vả.

Những người vất vả mưu sinh “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, có hàng ngàn lao động trong lĩnh vực xây dựng. Họ làm việc ngoài trời, phơi nắng dầm mưa, bưng vác vất vả để mưu sinh.

Lao động tự do chật vật mưu sinh vì dịch COVID-19

Hoài Trang - Đỗ Phương |

Xóm ngụ cư dưới chân cầu Long Biên (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội) hay còn gọi xóm Phao - nơi tập trung của khoảng 30 hộ dân lao động trú ngụ và làm việc. Họ đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau, rời quê hương lên Hà Nội cùng kiếm miếng cơm manh áo. Dịch COVID-19 khiến cuộc sống mưu sinh càng trở nên chật vật hơn, họ phải làm đủ nghề để cầm cự qua mùa dịch.

Dịch COVID-19: Hướng dẫn viên du lịch bán bảo hiểm mưu sinh

Minh Phương |

Du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19. Từ thu nhập 60 triệu đồng/tháng, nhiều hướng dẫn viên du lịch rơi vào hoàn cảnh mất việc, trầy trật tìm công việc khác để có thể duy trì cuộc sống.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Người lao động tự do vất vả mưu sinh dưới nắng gắt đầu mùa

Minh Phương |

Những ngày vừa qua, Hà Nội bước vào đợt nắng gắt đầu tiên. Nền nhiệt ngoài trời tăng cao càng khiến cuộc sống của những người lao động tự do càng thêm vất vả.

Những người vất vả mưu sinh “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, có hàng ngàn lao động trong lĩnh vực xây dựng. Họ làm việc ngoài trời, phơi nắng dầm mưa, bưng vác vất vả để mưu sinh.

Lao động tự do chật vật mưu sinh vì dịch COVID-19

Hoài Trang - Đỗ Phương |

Xóm ngụ cư dưới chân cầu Long Biên (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội) hay còn gọi xóm Phao - nơi tập trung của khoảng 30 hộ dân lao động trú ngụ và làm việc. Họ đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau, rời quê hương lên Hà Nội cùng kiếm miếng cơm manh áo. Dịch COVID-19 khiến cuộc sống mưu sinh càng trở nên chật vật hơn, họ phải làm đủ nghề để cầm cự qua mùa dịch.

Dịch COVID-19: Hướng dẫn viên du lịch bán bảo hiểm mưu sinh

Minh Phương |

Du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19. Từ thu nhập 60 triệu đồng/tháng, nhiều hướng dẫn viên du lịch rơi vào hoàn cảnh mất việc, trầy trật tìm công việc khác để có thể duy trì cuộc sống.