Tháp nhân lực 4.0

Th.s Vũ Tuấn Anh (đồng tác giả sách “Hướng Nghiệp 4.0”) |

Ngày 29.9.2019 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khi Bộ Chính trị thông qua nghị quyết về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.

1. Sức ép của cuộc Cách mạng 4.0 tới toàn bộ hoạt động kinh tế và đời sống ngày càng trở nên mạnh mẽ và sâu sắc. Cách đây vài ngày, Thomas Cook, doanh nghiệp du lịch có hàng trăm năm tuổi đã tuyên bố phá sản do xu hướng của người tiêu dùng chuyển sang tự thiết kế kỳ nghỉ thay vì mua các tour du lịch đóng gói như trong quá khứ. Tại Việt Nam, chúng ta đang chứng kiến các hãng kết nối xe công nghệ đang thay đổi bộ mặt của thương mại điện tử, đồ ăn với dịch vụ giao nhận đồ ăn trực tiếp kết nối ba bên cửa hàng - khách hàng và giao nhận hàng hóa. Chúng ta cũng chứng kiến xu hướng số hóa khách hàng khi điện thoại thông minh ngày càng mang trong mình nó nhiều tiện ích trước đây chỉ có trong thế giới thực như thanh toán, vui chơi, giáo dục.v.v...

Kinh tế cuộc sống sẽ ngày càng biến đổi dưới sự tác động của công nghệ khi thiết bị công nghệ ngày càng rẻ hơn, hiện đại hơn, nhiều chức năng hơn, tích hợp hơn, linh hoạt hơn, đổi mới sáng tạo hơn trong cuộc Cách mạng 4.0.

Bộ Chính trị và lãnh đạo đất nước đã hoàn toàn sáng suốt khi triển khai nghị quyết về cuộc Cách mạng 4.0 nhằm đảm bảo Việt Nam không bị thụt lùi trong thế giới phẳng của thế kỷ XXI. 8 nhóm giải pháp cụ thể nêu trong nghị quyết đã tập trung cho 3 mục tiêu chính: 01- Kiến tạo thể chế, nền tảng và hạ tầng cho cuộc cách mạng 4.0; 02- Xây dựng năng lực triển khai như nhân lực, công nghệ nhằm đảm bảo thành công; 03-Xác định các mục tiêu và các ngành trọng điểm cho cuộc Cách mạng 4.0 nhằm đảm bảo Việt Nam tiến nhanh và mạnh nhưng hạn chế rủi ro trong triển khai.

Mọi cuộc cách mạng hay chuyển đổi muốn thành công đều cần phải có nguồn nhân lực tương ứng. Nhân lực 4.0 đã được đề cập rõ ràng, cụ thể và chi tiết trong toàn văn nghị quyết của Bộ Chính Trị. Chủ trương đường lối đã có, câu hỏi đặt ra chúng ta sẽ thực thi như thế nào?

2. Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực 4.0, chúng ta cần tháp nhân lực bao gồm 4 cấp độ. Cấp độ 1, đó chính là những nhân lực tinh hoa trình độ thế giới để Việt Nam có thể bước ngay vào sân chơi khoa học công nghệ toàn cầu. Đây chính là đỉnh tháp nhân lực đáp ứng ngay những đòi hỏi của Việt Nam. Muốn thành công tại đỉnh tháp cần phải có sự kết nối của ba bên: Nhà nước - doanh nghiệp và nhà trường/ viện hàn lâm. Rất đáng mừng các doanh nghiệp lớn như VNPT, Viettel, Vingroup đang chuyển mình tích cực theo xu hướng này. Các nhân tài công nghệ 4.0 được đưa về và kết nối trong những dự án công nghệ nhằm giải những bài toán cấp thiết cho Việt Nam. Định hướng nhà nước cũng rất chính xác khi đang lên kế hoạch xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại các vùng trọng điểm nhằm kiến tạo các Hub thu hút nhân lực từ thế giới và khu vực về Việt Nam.

Tại cấp độ thứ hai, thấp hơn, đó là các chương trình đại học tiên tiến định hướng các ngành nghề công nghệ của tương lai trong các trường đại học và hệ thống giáo dục. Tại cấp độ hai này chúng ta cũng có rất nhiều trường đại học như ba trường đại học Bách Khoa trên cả nước, đại học quốc gia TP.HCM, đại học quốc gia Hà Nội.v.v... Các chương trình đào tạo này nhằm định hướng cung cấp nhân lực tương lai cho cấp độ 1 trong vòng 5-10 năm tới. Tuy nhiên tại cấp độ này có nhiều vấn đề còn tồn tại như chương trình đào tạo, hạ tầng công nghệ cho sinh viên. Ví dụ chúng ta nói rất nhiều về trí thông minh nhân tạo, cơ sở dữ liệu lớn nhưng lại chưa có trung tâm siêu máy tính, nền tảng quan trọng để nghiên cứu và phát triển những vấn đề nói trên. Nhà nước cần tập trung mạnh mẽ nguồn lực có ưu tiên cho cấp độ này, nhằm tạo ra nguồn cung chủ động nhân lực cấp 1 trong vòng 3-5 năm tới. Chúng ta cần mạnh dạn mở rộng xu hướng hợp tác đào tạo với các quốc gia phát triển như Israel, Nhật, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc.v.v... thay vì chỉ tập trung cho một vài quốc gia ưu tiên.

Tại cấp độ thứ ba – chân đế chính là chương trình giáo dục trong 3 cấp từ cấp 1 cho tới cấp 3 tại Việt Nam. Đây có thể nói là nút thắt cổ chai đáng lo ngại nhất cho nền giáo dục 4.0 tại Việt Nam. Những vấn đề giải quyết tại cấp độ này nhằm đảm bảo nguồn cung nhân lực 4.0 trong vòng 10-20 năm nữa tại Việt Nam. Tổ chức kinh tế thế giới WEF có nghiên cứu: Rất nhiều nghề nghiệp trong vòng 20 năm nữa chưa tồn tại tại thời điểm hiện tại. Đứng trước tình hình đó, hệ thống giáo dục nền tảng cần phải thay đổi gấp về triết lý cũng như khái niệm giảng dạy và đào tạo cho nhân lực 4.0 tương lai. Trên thế giới các vấn đề mới như coding, steam, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, kiến tạo - maker đang được triển khai rộng rãi ngay từ cấp 1. Nếu như chúng ta chậm chuyển đổi, thế hệ thiếu niên Việt Nam sẽ đi chậm lại về kiến thức, kỹ năng, thái độ và tâm thế trong 10-20 năm tới. Nghề nghiệp 4.0 cần được thúc đẩy càng sớm càng tốt xuống hệ thống giáo dục này. Không ai khác, chính các trường đại học phải là động lực quan trọng thúc đẩy nhận thức nghề nghiệp 4.0 cho cấp giáo dục căn bản. Trong năm 2019, trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng-  Đại học Đà Nẵng có chương trình với tác giả nhằm thúc đẩy nhận thức và hiểu biết về nghề nghiệp 4.0 trong những ngành công nghệ cao như điện tử, sản xuất tự động, hệ thống nhúng. Thông qua các chương trình hướng nghiệp 4.0 tại các trường cấp ba sẽ giúp cho các bạn học sinh và thầy cô giáo hiểu được nghề nghiệp tương lai và thực hiện các thay đổi nhằm đáp ứng thách thức. Nghề nghiệp trong tương lai rất bất định, vì vậy mỗi cá nhân cần thay đổi triết lý nghề nghiệp của mình từ chấp nhận những nghề có sẵn chuyển sang kiến tạo và thiết kế những nghề trong tương lai.

3. Bên cạnh tháp nhân lực nói trên, một vấn đề lớn hơn đó chính là tái đào tạo và tái phát triển lực lượng nhân lực hiện tại trong nền lao động Việt Nam thích ứng với nghề nghiệp tương lai. Đây là một mảng tối chưa được đề cập nhiều trong thời gian gần đây. Đứng về quy mô, số lượng lực lượng lao động bị ảnh hưởng lớn hơn số lượng nhân lực tương lai. Tại Singapore, chính phủ đã có chương trình https://www.skillsfuture.sg nhằm đào tạo chuyển đổi kỹ năng tương lai cho nguồn nhân lực hiện tại. Trên thế giới như tại Mỹ, Nhật, Châu Âu đang tập trung rất nhiều nỗ lực vào việc tái định nghĩa và chuyển đổi cho lực lượng lao động thông qua những chương trình như kỹ năng số, tri thức số nhằm đảm bảo  hiệu quả  nguồn nhân lực. Chúng ta sẽ phải có các chương trình New Skill - trang bị kỹ năng mới, Up Skill - nâng cấp kỹ năng hiện có và Re-Skill - đào tạo chuyển đổi những kỹ năng hiện có với các đáp ứng mới của thời đại.

Trong hạ tầng 4.0 bao gồm công nghệ, luật pháp, nhân lực, dữ liệu của tương lai thì nhân lực đòi hỏi thời gian chuẩn bị lâu và hệ thống. Nhân lực cần phải được nâng cấp về tâm thế, kỹ năng, công nghệ và tri thức. Chuyển đổi nhân lực trong thời đại 4.0 cần phải đáp ứng ba lực hút quan trọng: Thay đổi của khách hàng hay người thụ hưởng ví dụ hành chính công, thay đổi của công nghệ khi triển khai trong đời sống và kinh doanh, cuối cùng chính là những bài toán cấp thiết của đất nước Việt Nam chúng ta.

Th.s Vũ Tuấn Anh (đồng tác giả sách “Hướng Nghiệp 4.0”)
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam tự tin đủ nguồn lực thực hiện cách mạng Công nghiệp 4.0

ĐỨC THÀNH |

Để triển khai Nghị quyết 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) vừa được Bộ Chính trị ban hành hôm 27.9, Ban Kinh tế Trung ương đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo nhằm tiếp thu những ý kiến đóng góp của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và kinh nghiệm chia sẻ từ các chuyên gia quốc tế nhằm cụ thể hóa từ chủ trương thành hành động.

GDP tăng thêm từ 7-16% vào 2030

ĐỨC THÀNH |

Để thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong 2 ngày (2 - 3.10), Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2019 (Industry 4.0 Summit 2019).

Việt Nam chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Đức Thành |

Sáng 3.10, trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế công nghiệp 4.0 do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với một số bộ, ban ngành đồng thực hiện, đã diễn ra phiên toàn thể cấp cao với chủ đề “Chủ trương và chương trình hành động của Việt Nam chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0”.

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn: Cục Quản lý thị trường HN lên tiếng

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt bài phản ánh “Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn”, trao đổi với Lao Động, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Trần Việt Hùng - thừa nhận: thực tế việc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chỉ nhập một lượng nhỏ hàng hoá có hóa đơn, chứng từ rồi trà trộn thực phẩm bẩn sau đó bán ra thị trường là có tồn tại.

Việt Nam tự tin đủ nguồn lực thực hiện cách mạng Công nghiệp 4.0

ĐỨC THÀNH |

Để triển khai Nghị quyết 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) vừa được Bộ Chính trị ban hành hôm 27.9, Ban Kinh tế Trung ương đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo nhằm tiếp thu những ý kiến đóng góp của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và kinh nghiệm chia sẻ từ các chuyên gia quốc tế nhằm cụ thể hóa từ chủ trương thành hành động.

GDP tăng thêm từ 7-16% vào 2030

ĐỨC THÀNH |

Để thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong 2 ngày (2 - 3.10), Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2019 (Industry 4.0 Summit 2019).

Việt Nam chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Đức Thành |

Sáng 3.10, trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế công nghiệp 4.0 do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với một số bộ, ban ngành đồng thực hiện, đã diễn ra phiên toàn thể cấp cao với chủ đề “Chủ trương và chương trình hành động của Việt Nam chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0”.