Thanh tra việc “thầy giáo dạy giỏi kêu cứu vì cho rằng bị trù dập”

Nguyên Dũng |

Huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã thành lập đoàn thanh tra liên ngành vào cuộc thanh tra trách nhiệm đối với Ban giám hiệu Trường THCS Quảng Thành (huyện Châu Đức) sau khi nhận được đơn kêu cứu của ông Lê Văn Cương, giáo viên dạy môn Tiếng Anh tại trường này.

Dùng điện thoại kết nối bluetooth dạy Tiếng Anh là vi phạm?

Trong đơn kêu cứu gửi cơ quan chức năng huyện Châu Đức, ông Lê Văn Cương cho biết, trong nhiều năm liền từ 2014 đến 2018, ông được Phòng GD&ĐT huyện Châu Đức trao chứng nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện và được Chủ tịch UBND huyện này trao tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở vì có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy. Năm 2018, ông được Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trao chứng nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

Nhưng trong vòng 2 năm (năm học 2018-2019 và 2019-2020), Ban giám hiệu Trường THCS Quảng Thành đã thiếu khách quan, cố tình xử lý kỷ luật và “trù dập” đối với ông.

Thầy Lê Văn Cương bên thiết bị dạy học là chiếc điện thoại kết nối bluetooth dạy Tiếng Anh. Ảnh: Nguyên Dũng
Thầy Lê Văn Cương bên thiết bị dạy học là chiếc điện thoại kết nối bluetooth dạy Tiếng Anh. Ảnh: Nguyên Dũng

Cụ thể, ngày 14.6.2019, ông Trần Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Thành đã ra quyết định kỷ luật số 01/QĐKL/QT/2019 kỷ luật bằng hình thức khiển khách đối với ông Cương vì cho rằng ông vi phạm một số nội quy của nhà trường, vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế chuyên môn, xúc phạm danh dự nhân phẩm của học sinh…….

Bên cạnh đó, Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Thành cũng đã gửi “giấy triệu tập” yêu cầu ông Cương lên làm việc nhiều lần và thi hành kỷ luật về mặt đảng bằng hình thức cảnh cáo và tạm đình chỉ công tác đối với ông vì cho rằng ông vi phạm một số nội quy trên.

Liên quan đến vụ việc, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Cương cho biết, trong đơn kêu cứu gửi cơ quan chức năng huyện Xuyên Mộc ông có nêu rõ 3 nội dung cụ thể chính mà Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Thành đã lấy để làm căn cứ cho rằng ông “vi phạm một số nội quy của nhà trường” đó là việc trường này cho rằng ông đã báo cáo vượt cấp; sử dụng  điện thoại có kết nối bluetooth để dạy kĩ năng nghe môn Tiếng Anh cho học sinh, chụp hình học sinh trong giờ học để răn đe, gửi về cho phụ huynh.

Trường THCS Quảng Thành, nơi thầy Cương bị kỷ luật và đình chỉ công tác. Ảnh: Nguyên Dũng
Trường THCS Quảng Thành (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Ảnh: Nguyên Dũng

Dù ông Cương đã nhiều lần giải trình trong các cuộc họp với lãnh đạo trường rằng việc ông sử dụng điện thoại có kết nối thiết bị máy nghe, phát để dạy Tiếng Anh cho học sinh là rất hiệu quả, giúp học sinh tiếp thu bài tốt và điều này đã được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiều lần tập huấn cụ thể, khuyến khích giáo viên áp dụng trong công tác giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường. “Ngoài ra, trước lúc áp dụng thiết bị này vào việc dạy học, tôi đã xin phép Ban giám hiệu trường và đã được trường đồng ý. Nhưng sau đó trường lại cho rằng tôi sử dụng điện thoại có kết nối bluetooth để dạy kĩ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh là làm việc riêng nên đưa lý do này ra để kỷ luật tôi”, ông Cương nói.

Cũng theo ông Cương, việc Trường THCS Quảng Thành cho rằng ông báo cáo vượt cấp và dùng điện thoại chụp hình học sinh cá biệt trong giờ học gửi về cho phụ huynh học sinh là “vi phạm nội quy của nhà trường” là không đúng bản chất vụ của việc.

Những người trong cuộc nói gì? 

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lê Văn Cương cho rằng, lý do dẫn đến việc ông bị kỷ luật là vì cuối năm học 2017-2018, ông đã đứng ra đấu tranh, yêu cầu Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Thành phải chi trả 132 triệu đồng tiền bồi dưỡng học sinh giỏi cho nhiều giáo viên của trường này. “Nhiều năm liền, trường không thanh toán khoản tiền này cho các giáo viên và sau đó tôi đấu tranh buộc trường phải thực hiện”, ông Cương nói.

Cũng theo ông Cương, từ việc ông đấu tranh, yêu cầu trên nên vào các năm học 2018-2019 và 2019-2020, lãnh đạo Trường THCS Quảng Thành đã viện vào nhiều lý do thiếu căn cứ, không khách quan khác nhau để cố tình “trù dập” , tạm đình chỉ công tác và kỷ luật ông.

Thầy Lê Văn Cương cho rằng bị lãnh đạo Trường THCS Quảng Thành trù dập bằng hình thức kỷ luật là thiếu căn cứ. Ảnh: Nguyên Dũng
Thầy Lê Văn Cương cho rằng bị lãnh đạo Trường THCS Quảng Thành trù dập bằng hình thức kỷ luật là thiếu căn cứ. Ảnh: Nguyên Dũng

Liên quan đến vụ việc, ông Trần Ngọc Sơn,  nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Thành cho rằng, việc trường này ra quyết định kỷ luật và tạm đình chỉ công tác đối với ông Cương là vì ông đã vi phạm quy chế chuyên môn, đã dùng điện thoại trong lúc giảng dạy chứ không phải lý do tư thù, trù dập cá nhân từ vụ việc ông Cương đấu tranh đòi chi trả khoản tiền 132 triệu đồng nêu trên.

“Quy chế không cho phép giáo viên dùng điện thoại trong lớp đã được trường ban hành từ năm 2015-2016. Điều này yêu cầu tất cả thầy cô trong trường ai cũng phải thực hiện nhưng ông Cương đã vi phạm”, ông Sơn nói.

Ông Sơn cũng nói thêm: “Việc ông Cương dùng điện thoại trong lúc giảng dạy là vi phạm quy chế. Và lúc đầu tôi cũng chỉ yêu cầu ông Cương tự làm bản tường trình nhưng ông không làm nên buộc lòng tôi phải ra quyết định kỷ luật, tạm đình chỉ công tác”.

Ngày 13.9.2019, Đảng ủy xã Quảng Thành (huyện Châu Đức) đã ra quyết định số 92-QĐ/ĐU về việc giải quyết đơn khiếu nại kỷ luật của ông Cương và đơn vị này đã xóa quyết định kỷ luật đối với ông.

Ngày 10.10.2019, UBND huyện Châu Đức ban hành quyết định số 5124/QĐ-UBND với nội dung hủy quyết định số 01/QĐ-KL/QT/2019 ngày 14.6.2019 của Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Thành về việc kỷ luật ông Cương.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Thành cho biết, hiện tại đoàn thanh tra liên ngành của huyện Châu Đức đang làm việc liên quan đến nội dung đơn kêu cứu của ông Cương nên chưa thể cung cấp nhiều thông tin cho báo chí.

Ông Đặng Bá Dũng, Chánh Thanh tra huyện Châu Đức cho biết, đơn vị này và các cơ quan chức năng liên quan đang vào cuộc thanh, kiểm tra trách nhiệm đối với Ban giám hiệu Trường THCS Quảng Thành vì có liên quan đến đơn kêu cứu của ông Cương. “Vụ việc kéo dài nhiều năm, nhiều vấn đề phức tạp nên chúng tôi phải làm thận trọng. Hiện vẫn chưa có kết quả”, ông Dũng nói.

Nguyên Dũng
TIN LIÊN QUAN

Nơi giáo viên chỉ gội đầu 1 tuần 1 lần: Đã được hỗ trợ bể chứa nước mưa

HƯNG THƠ |

Từ sự hỗ trợ của tổ chức Công đoàn, hệ thống bể chứa nước mưa và hệ thống ống dẫn nước đã được lắp đặt để khắc phục tình trạng thiếu nước tại Trường THPT A Túc (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).

Hai vợ chồng kêu cứu vì khoản vay "ảo" 1,2 tỉ đồng từ ngân hàng

QUANG ĐẠI |

Hai vợ chồng ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) làm hồ sơ vay vốn ngân hàng 1,2 tỉ đồng, nhưng họ lại kêu cứu về việc bị cán bộ ngân hàng lừa đảo.

Thanh Hóa: Điều động hơn 3.600 giáo viên phục vụ kỳ thi vào lớp 10

Quách Du |

Năm học 2020 – 2021, toàn tỉnh Thanh Hóa có hơn 36.000 học sinh thi vào lớp 10. Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi, ngành giáo dục tỉnh này đã điều động hơn 3.600 cán bộ, giáo viên nhằm phục công tác thi.

Bé gái kêu cứu "chị ơi cứu em" qua điện thoại đã tử vong

Lưu Hoàng |

Trưa 21.6, các cơ quan chức năng huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã tìm thấy thi thể bé gái Đỗ Thị Kim H. (13 tuổi, quê xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Nơi giáo viên chỉ gội đầu 1 tuần 1 lần: Đã được hỗ trợ bể chứa nước mưa

HƯNG THƠ |

Từ sự hỗ trợ của tổ chức Công đoàn, hệ thống bể chứa nước mưa và hệ thống ống dẫn nước đã được lắp đặt để khắc phục tình trạng thiếu nước tại Trường THPT A Túc (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).

Hai vợ chồng kêu cứu vì khoản vay "ảo" 1,2 tỉ đồng từ ngân hàng

QUANG ĐẠI |

Hai vợ chồng ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) làm hồ sơ vay vốn ngân hàng 1,2 tỉ đồng, nhưng họ lại kêu cứu về việc bị cán bộ ngân hàng lừa đảo.

Thanh Hóa: Điều động hơn 3.600 giáo viên phục vụ kỳ thi vào lớp 10

Quách Du |

Năm học 2020 – 2021, toàn tỉnh Thanh Hóa có hơn 36.000 học sinh thi vào lớp 10. Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi, ngành giáo dục tỉnh này đã điều động hơn 3.600 cán bộ, giáo viên nhằm phục công tác thi.

Bé gái kêu cứu "chị ơi cứu em" qua điện thoại đã tử vong

Lưu Hoàng |

Trưa 21.6, các cơ quan chức năng huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã tìm thấy thi thể bé gái Đỗ Thị Kim H. (13 tuổi, quê xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).