Thành phố nhỏ xây 13 cổng chào trong lúc dịch bệnh: Có lãng phí, tốn kém?

THANH TUẤN |

Kon Tum - Trong lúc dịch bệnh COVID-19, đời sống người dân và doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum vẫn sẵn dùng tiền ngân sách đầu tư 13 cổng chào với số tiền hơn 21 tỉ đồng. Dư luận cho rằng, việc xây dựng này có nhiều dấu hiệu lãng phí, tốn kém tiền của nhà nước.

Thành phố của những... cổng chào

Những ngày gần Tết nguyên đán năm 2022, người dân bất ngờ khi chính quyền thành phố Kon Tum triển khai đồng loạt nhiều cổng chào mới. Hầu như các tuyến đường dẫn vào thành phố khu vực Bắc Tây Nguyên này đều có cổng chào. Thậm chí, có tuyến đường 2 cái cổng chào lớn nhỏ, cũ lẫn mới.

Anh Nguyễn Văn Công - tài xế lái xe tải - cho biết: “Tôi đi nhiều tỉnh thành khác nhưng không thấy nơi nào nhiều cổng chào với các khẩu hiệu, biểu ngữ rầm rộ, hoành tráng như tỉnh Kon Tum. Từ Gia Lai qua Kon Tum theo Quốc lộ 14, khi vào tới địa phận thành phố đã thấy cổng chào mới lẫn cũ, chỉ cách nhau chưa đầy 2km. Không hiểu người ta làm nhiều vậy để làm gì?”.

Đời sống nhiều người dân ở tỉnh Kon Tum vẫn còn khó khăn do dịch bệnh, mất mùa. Ảnh T.T
Đời sống nhiều người dân ở tỉnh Kon Tum vẫn còn khó khăn do dịch bệnh, mất mùa. Ảnh: T.T

Hiện nay, địa bàn thành phố Kon Tum đã xây dựng 11 cổng đèn led trên 8 tuyến đường chính, gồm các đường: Trần Phú 2 cổng, đường Trần Phú nối dài 1 cổng, Bà Triệu 1 cổng, Lê Hồng Phong 2 cổng, Phạm Văn Đồng 1 cổng, Phan Đình Phùng 2 cổng, Duy Tân 1 cổng, Nguyễn Huệ 1 cổng và 2 dự án cổng chào cửa ngỏ phía Nam và Bắc. Các dự án xây dựng các cổng đèn led, cổng chào đều được khởi công và hoàn thành trong năm 2021.

Xây cổng chào kiểu "tiền trảm- hậu tấu"

Ông Mai Văn Trí - Giám đốc Ban quản lý các dự án Đầu tư xây dựng TP.Kon Tum - cho hay, từ đầu năm 2021 đến nay, thành phố đầu tư xây dựng 13 cổng chào mới với tổng vốn đầu tư hơn 21 tỉ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, trong đó có UBND tỉnh hỗ trợ một phần.

Tùy theo diện tích, độ rộng của đường, cổng chào điện tử sẽ có mức giá khác nhau. Việc xây dựng cổng chào để quảng bá hình ảnh Kon Tum, tuyên truyền các khẩu hiệu, treo biển quảng cáo.

Riêng đối với 3 cổng chào nằm trên tuyến Quốc lộ, phần đất do Cục Quản lý đường bộ III, Tổng Cục đường bộ Việt Nam quản lý, đại diện chủ đầu tư là UBND TP.Kon Tum đã gửi văn bản, hồ sơ có liên quan để cơ quan có thẩm quyền xem xét, đồng ý.

“Do dịch bệnh nên đơn vị chưa ra Hà Nội giải trình được, đang hoàn thiện các hồ sơ pháp lý để trình, tiếp tục xây dựng cho xong các cổng chào. Đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu tuyên truyền bằng hình thức khác ngoài cổng chào, tránh ảnh hưởng đến việc phương tiện vận tải lưu thông. Nhưng thành phố đã lên kế hoạch, triển khai xây dựng rồi” - ông Trí nói.

Khi được hỏi TP.Kon Tum cùng lúc đầu tư số tiền lớn cho hàng loạt cổng chào như vậy có lãng phí, tốn kém không, ông Trí cho rằng, “dịch bệnh thì dịch nhưng vẫn phải đầu tư để phát triển kinh tế, mong dư luận, truyền thông đồng tình ủng hộ. Sau khi xây dựng cổng chào nhiều nơi thì người dân cũng phấn khởi”.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Miền Trung: Nguồn nhân lực “không tuổi” đang bị lãng phí

Hoàng Văn Minh |

Nguồn nhân lực “không tuổi” ở miền Trung đang bị lãng phí bởi thiếu cơ chế và “hệ sinh thái” để tận dụng chất xám và kinh nghiệm của những đối tượng này.

Lâm Đồng buộc cán bộ công chức xét nghiệm 3 ngày/lần: Khắt khe, lãng phí?

Hữu Long |

Lâm Đồng – Cơ quan phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Lâm Đồng ban hành quy định xét nghiệm nhanh 3 ngày/ lần đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Nhiều người cho rằng, quy định này quá khắt khe và không phù hợp với tinh thần Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Chặn đội vốn, lãng phí ngân sách từ vướng mắc mặt bằng

Văn Nguyễn |

Việc tách công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) thành một dự án riêng, độc lập và được thực hiện ngay tại thời điểm trước khi quyết định chủ trương đầu tư được nhìn nhận sẽ là giải pháp quan trọng khắc phục sự chậm trễ trong triển khai dự án, ngăn chặn nguy cơ đội vốn và tình trạng chậm tiến độ kéo dài nhiều năm sau thời hạn phải đưa vào vận hành vốn đang diễn ra trên khắp cả nước.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Miền Trung: Nguồn nhân lực “không tuổi” đang bị lãng phí

Hoàng Văn Minh |

Nguồn nhân lực “không tuổi” ở miền Trung đang bị lãng phí bởi thiếu cơ chế và “hệ sinh thái” để tận dụng chất xám và kinh nghiệm của những đối tượng này.

Lâm Đồng buộc cán bộ công chức xét nghiệm 3 ngày/lần: Khắt khe, lãng phí?

Hữu Long |

Lâm Đồng – Cơ quan phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Lâm Đồng ban hành quy định xét nghiệm nhanh 3 ngày/ lần đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Nhiều người cho rằng, quy định này quá khắt khe và không phù hợp với tinh thần Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Chặn đội vốn, lãng phí ngân sách từ vướng mắc mặt bằng

Văn Nguyễn |

Việc tách công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) thành một dự án riêng, độc lập và được thực hiện ngay tại thời điểm trước khi quyết định chủ trương đầu tư được nhìn nhận sẽ là giải pháp quan trọng khắc phục sự chậm trễ trong triển khai dự án, ngăn chặn nguy cơ đội vốn và tình trạng chậm tiến độ kéo dài nhiều năm sau thời hạn phải đưa vào vận hành vốn đang diễn ra trên khắp cả nước.