Thanh Hóa: Nhiều chủ tàu rao bán tàu vì giá dầu tăng cao

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Sau Tết Nguyên đán 2022, do giá dầu tăng cao khiến nhiều ngư dân ở Thanh Hóa đành phải cho tàu nằm bờ, vì có ra khơi cũng bị thua lỗ. Đứng trước áp lực trả nợ ngân hàng, nhiều chủ tàu đã phải rao bán tàu để trang trải nợ nần.

Bán tàu vì giá dầu tăng cao

Theo nhiều chủ tàu cá tại TP.Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, sau dịp Tết Nguyên đán 2022, giá dầu liên tục tăng và cao chưa từng thấy. Trong khi đó, sản lượng đánh bắt cá giảm đi nhiều, vậy nên, nhiều chủ tàu đành phải chịu thua lỗ sau mỗi chuyến ra khơi. Cực chẳng đã họ đã phải cho tàu nằm bờ, nhằm đỡ “tốn công, mất sức”.

Rất nhiều tàu cá tại TP.Sầm Sơn phải năm bờ, không ra khơi.
Rất nhiều tàu cá tại TP.Sầm Sơn phải năm bờ, không ra khơi.

Ông Trịnh Tứ Thiệu (trú tại phường Quảng Tiến, TP.Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, gia đình ông hiện có 5 tàu cá (công suất từ 400 đến 600CV). Tuy nhiên, hiện cả 5 đều đang nằm bờ, chờ tín hiệu khả quan mới “dám” ra khơi.

“Giờ mỗi chuyến ra khơi (thời gian trên dưới 20 ngày), với tổng chi phí trên dưới 200 triệu đồng, các loại chi phí chính như tiền công lao động, tiền dầu mỡ, tiền đá, tiền ăn… Sau Tết Nguyên đán, không chỉ gia đình tôi mà tất cả các tàu đều chịu tình cảnh thua lỗ sau mỗi chuyến ra khơi. Vậy nên, không còn cách nào khác đành để tàu nằm bờ, tránh thua lỗ thêm và tốn công, tốn sức” - ông Thiệu cho hay.

Ông Trịnh Tứ Thiệu (ở TP.Sầm Sơn) nhìn những tàu cá nằm bờ mà xót xa.
Ông Trịnh Tứ Thiệu (ở TP.Sầm Sơn) nhìn những tàu cá nằm bờ mà xót xa.

Cũng theo ông Thiệu, trung bình mỗi chuyến ra khơi xa, các tàu tiêu tốn hàng nghìn lít dầu, nếu là trước đây khi dầu chưa tăng giá, trừ các chi phí đi thì mỗi chủ tàu cũng có lời vài chục triệu/chuyến. Nhưng hiện tại, không những không có lời mà còn đối diện với việc thua lỗ cả chục triệu đồng.

“Đóng 5 con tàu với tổng số tiền khoảng 9 tỉ đồng, hiện nay tôi còn nợ ngân hàng khoảng 3 tỉ. Việc làm ăn khó khăn, không còn cách nào khác phải rao bán 1 con (giá khoảng 300 đến 400 triệu đồng) để lấy tiền trang trải và trả nợ ngân hàng” - ông Thiệu nói.

Cũng như ông Thiệu, anh Nguyễn Duy Hùng (43 tuổi, trú tại phường Quảng Tiến, TP.Sầm Sơn cho biết, nhiều năm trước, anh cùng người chú hùn vốn mua tàu cá (công suất 600CV), việc đánh bắt cá và doanh thu sau mỗi chuyến ra khơi cũng kha khá, tạm ổn. Tuy nhiên, sau dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ nặng.

Anh Nguyễn Duy Hùng cho hay, tàu nằm bờ nhiều khiến một số thiết bị bị hoen gỉ.
Anh Nguyễn Duy Hùng cho hay, tàu nằm bờ nhiều khiến một số thiết bị bị hoen gỉ.

“Khó khăn đầu tiên phải kể đến là giá dầu liên tục tăng, cùng với đó là thiếu lao động đi biển, công lao động tăng cao và sản lượng đánh bắt sụt giảm nhiều. Chẳng có ai muốn mua tàu xong rồi để nằm bờ, cực chẳng đã, chúng tôi mới phải làm vậy, để chờ tình hình khả quan mới dám ra khơi”- anh Hùng cho hay.

Mong giá dầu giảm hoặc được trợ giá

Được biết, không chỉ những chủ tàu lớn mà cả những thuyền bè nhỏ (ở Sầm Sơn) cũng đối diện với tình trạng thua lỗ sau những chuyến ra khơi. Nguyên nhân chính là giá dầu tăng cao, sản lượng giảm và thiếu hụt lao động.

Ông Hoàng Văn An (trú tại xã Quảng Đại, TP.Sầm Sơn, Thanh Hóa) cho biết, dịp sau Tết ngư dân tại địa phương cũng chỉ “dám” ra khơi 1 đến 2 chuyến để lấy lộc đầu năm, còn lại để thuyền bè nằm bờ vì có ra khơi cũng bị lỗ.

Nhìn những con tàu nằm bờ nhiều ngày, các chủ tàu cũng cảm thấy xót xa.
Nhìn những con tàu nằm bờ nhiều ngày, các chủ tàu cũng cảm thấy xót xa.
Nhìn những con tàu nằm bờ nhiều ngày, các chủ tàu cũng cảm thấy xót xa.

“Những năm trước, sau dịp Tết Nguyên đán là mùa cá trích, cá lẹp... nên ngư dân hối hả vươn khơi và thu nhập cũng ổn. Tuy nhiên năm nay, từ tàu to đến thuyền nhỏ như chúng tôi cũng đang nằm bờ bất động. Chờ cho giá dầu giảm, chờ khi nào lộng cá, sản lượng tăng mới dám ra khơi” - ông An cho hay.

Theo hầu hết các chủ tàu, chủ thuyền bè tại TP.Sầm Sơn cho hay, họ chỉ mong trong thời gian tới giá dầu sẽ giảm nhiệt, hoặc được trợ giá phần nào để tiếp tục vươn khơi, bám biển. Bởi để tàu, thuyền bè nằm bờ họ cũng khá sốt ruột và chịu nhiều áp lực, áp lực trả nợ ngân hàng, chi phí bảo dưỡng và thậm chí đối diện với việc phương tiện bị xuống cấp, hư hỏng do lâu ngày không hoạt động.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa, hiện trên địa bàn TP.Sầm Sơn có hơn 200 tàu lớn (dài 15m trở lên và công suất từ 400 đến 700CV). Trong đó, chỉ có hơn 20 tàu đang hoạt động cầm chừng, còn lại là nằm bờ.

Còn trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 6.700 tàu cá, trong đó, có khoảng 1.200 tàu công suất lớn (chiều dài từ 15m trở lên) ít ra khơi, nguyên nhân là do giá dầu tăng mạnh và thiếu hụt lao động đi biển.

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Giá dầu vượt mốc 100 USD/thùng ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Cường Ngô |

Giá dầu thế giới đã đồng loạt tăng hơn 3% sau khi Nga tuyên bố sẽ tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và các báo cáo về các vụ nổ ở Kiev. Điều này có tác động vừa tích cực vừa tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam.

Giá vàng, giá dầu "leo thang" cùng khủng hoảng Ukraina

Thanh Hà |

Giá vàng hôm nay tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn một năm trong khi giá dầu Brent lần đầu tiên đạt 100 USD/thùng kể từ năm 2014, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở đông Ukraina.

Ngư dân lo lắng vì giá dầu tăng cao

TRẦN TUẤN |

HÀ TĨNH - Giá dầu cao khiến nhiều ngư dân lo lắng vì tăng thêm chi phí, trong khi nghề biển nhiều bấp bênh, nhiều chuyến phải bù lỗ.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Giá dầu vượt mốc 100 USD/thùng ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Cường Ngô |

Giá dầu thế giới đã đồng loạt tăng hơn 3% sau khi Nga tuyên bố sẽ tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và các báo cáo về các vụ nổ ở Kiev. Điều này có tác động vừa tích cực vừa tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam.

Giá vàng, giá dầu "leo thang" cùng khủng hoảng Ukraina

Thanh Hà |

Giá vàng hôm nay tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn một năm trong khi giá dầu Brent lần đầu tiên đạt 100 USD/thùng kể từ năm 2014, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở đông Ukraina.

Ngư dân lo lắng vì giá dầu tăng cao

TRẦN TUẤN |

HÀ TĨNH - Giá dầu cao khiến nhiều ngư dân lo lắng vì tăng thêm chi phí, trong khi nghề biển nhiều bấp bênh, nhiều chuyến phải bù lỗ.