Thanh Hoá đã qua bao nhiêu lần đổi tên?

Xuân Hùng |

Tên địa danh “Thanh Hoá” được các nhà khoa học xác định có từ năm 1029. Vậy trước và sau đó, danh xưng vùng đất Thanh Hoá ngày nay được đổi tên bao nhiêu lần?

Theo PGS.TS Hà Mạnh Khoa – Viện Sử học, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam, “Quận Cửu Chân từ thời Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng đến tỉnh Thanh Hoá ngày nay luôn là một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, nhưng danh xưng cũng có sự đổi thay”.

Nhiều nhà khoa học lịch sử cũng có chung quan điểm trên.

Bài tổng thuật trong cuốn “Danh xưng Thanh Hoá” (Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá, NXB Thanh Hoá, 2019) đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học uy tín, xác định tên gọi miền đất xứ Thanh qua các thời kỳ.

Theo đó, ngay khi chiếm được Âu Lạc (năm 179. Tr.CN), Triệu Đà đã sáp nhập toàn bộ đất đai Âu Lạc vào nước Nam Việt. Hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân đặt dưới sự thống trị của chính quyền Nam Việt ở Phiên Ngung (Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc).

Quận Giao Chỉ tương đương với khu vực Bắc Bộ ngày nay. Quận Cửu Chân nằm ở phía nam quận Giao Chỉ, chạy dài vào đến Hoành Sơn (phía nam Hà Tĩnh, phía bắc Quảng Bình), tương đương các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay. Ranh giới giữa Giao Chỉ và Cửu Chân là đèo Tam Điệp.

PGS,TS Hà Mạnh Khoa nhấn mạnh: Như vậy, ngay từ thời Văn Lang – Âu Lạc, quận Cửu Chân (trong đó có vùng đất Thanh Hoá ngày nay – PV), đã là một đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền Trung ương.

Chợ Vườn Hoa thời bao cấp. Ảnh của nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn.
Chợ Vườn Hoa thời bao cấp. Ảnh của nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn.

Năm 271, nhà Ngô chia quận Cửu Chân thành hai quận là Cửu Chân và Cửu Đức. Quận Cửu Đức bao gồm chủ yếu Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay. Quận Cửu Chân chủ yếu là vùng đất Thanh Hoá.

Năm 523, nhà Lương đổi Cửu Chân thành Ái Châu. Đây là lần đầu tiên vùng đất xứ Thanh được đổi tên gọi.

Năm 607, dưới đời Tuỳ Dưỡng Đế, bỏ cấp châu, trở lại cấp quận. Ái Châu trở lại là quận Cửu Chân, bao gồm 7 huyện, trong đó có huyện Cửu Chân. Như vậy, thời điểm này, Cửu Chân vừa là tên quận, vừa là tên huyện. Đây là lần thứ hai vùng đất Thanh Hoá được đổi tên gọi, trở về tên cũ là Cửu Chân.

Thời thuộc Đường, lại đổi cấp quận thành châu. Nước ta thời kỳ này được chia làm 12 châu, Thanh Hoá ngày nay thuộc đất của Ái Châu. Đây là lần thứ ba, vùng đất Thanh Hoá được đổi tên gọi.

Đến đời Lý Thái Tông niên hiệu Thiên Thành năm thứ 2 (1029), Kỷ Tỵ, đổi châu Ái thành phủ Thanh Hoá.

Từ đây, danh xưng "Thanh Hoá" chính thức xuất hiện với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc trung ương.

Chợ Thanh Hoá xưa. Ảnh của nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn.
Chợ Thanh Hoá xưa. Ảnh của nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn.

Danh xưng “Thanh Hoá” được xác định từ ghi chép trong “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” có đoạn: “Nhà Đinh và Nhà Lê gọi Thanh Hoá là Ái Châu; nhà Lý đổi làm trại, năm Thiên Thành thứ 2 đổi làm Thanh Hoá phủ”. Nhiều nhà khoa học khác cũng dẫn nhiều nguồn cứ liệu lịch sử nói rõ năm Thiên Thành thứ 2 (1029) đổi Ái Châu thành phủ Thanh Hoá.

Thời Hậu Lê, năm Quang Thuận thứ 10, Vua Lê Thánh Tông cho đổi Thanh Hoá thừa tuyên thành Thanh Hoa thừa tuyên. Việc vì sao đổi từ “Thanh Hoá” sang “Thanh Hoá” ở thời điểm này không thấy các nghiên cứu lý giải.

Triều Nguyễn, niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 12 (1831), chia cả nước thành 30 tỉnh. Thanh Hoa trấn được đổi, gọi là tỉnh Thanh Hoa.

Tuy nhiên, khi Vua Thiệu Trị lên ngôi, có mẹ tên là Tá Thiên Nhân hoàng hậu Hồ Thị Hoa, nên dưới thời này có quy định về cách viết văn sách, chữ Hoa phải bớt nét hoặc ghi ký hiệu lên đầu chữ để biết là kỵ huý. Nhiều cứ liệu lịch sử cho thấy, thời này, chỉ gọi chung là “tỉnh Thanh”.

Năm Quý Mão, niên hiệu Thiệu Trị năm thứ 3 (1843), mùa thu tháng 7 cho đổi Thanh Hoa tỉnh thành Thanh Hoá tỉnh.

Theo sách “Đại Nam thực lục”, việc đổi tên trở lại là Thanh Hoá vì nhà vua xét đất Thanh Hoá là đất thang mộc, nơi phát tích nghìn muôn đời nên cũng phải xem xét lại, hơn nữa, “xét các sử sách của nước Nam, tỉnh Thanh đời cổ là Thanh Hoá. Vậy chuẩn cho lấy lại tên cổ, phàm các dấu quan phòng và ấn triện cũng đều đổi lại mà ban cấp”.

Tên gọi tỉnh Thanh Hoá ổn định từ thời điểm đó đến nay.

Xuân Hùng
TIN LIÊN QUAN

Giải quyết kịp thời tranh chấp lao động ở doanh nghiệp FDI

XUÂN HÙNG |

Từ đầu năm 2019 tới nay, trên địa bàn xảy ra 2 vụ ngừng việc tập thể ở Cty TNHH Yorsuba Dress Việt Nam, 100% vốn Nhật Bản (xảy ra 2 ngày) và Cty TS Vina Yên Định (xảy ra 1 ngày). Ngay khi nhận được thông tin, LĐLĐ tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với các cơ quan chức năng, lãnh đạo Cty giải quyết ổn thoả, kịp thời quyền lợi của NLĐ và DN đã trở lại hoạt động bình thường.

Tổ chức Tết Sum vầy đầm ấm cho công nhân

TRẦN LÂM - QUÁCH DU |

Tại Cty TNHH giày Rollsport 2 Việt Nam (địa chỉ tại KCN Hoàng Long, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức chương trình “Tết Sum vầy năm 2019” cho đông đảo CNLĐ. 

LĐLĐ Thanh Hoá mua và đọc báo Lao Động đứng đầu khu vực

Xuân Hùng |

"Mua và đọc báo Lao Động - tờ báo chính thống của tổ chức Công đoàn là thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết của Tổng LĐLĐ Việt Nam, giúp cán bộ, đoàn viên, CNLĐ nâng cao nhận thức. Chúng tôi tự hào khẳng định là đơn vị đi đầu trong thực hiện nghị quyết này" - ông Ngô Tôn Tẫn - UV BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch LĐLĐ Thanh Hoá khẳng định tại hội nghị tổng kết ngày 11.1.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Giải quyết kịp thời tranh chấp lao động ở doanh nghiệp FDI

XUÂN HÙNG |

Từ đầu năm 2019 tới nay, trên địa bàn xảy ra 2 vụ ngừng việc tập thể ở Cty TNHH Yorsuba Dress Việt Nam, 100% vốn Nhật Bản (xảy ra 2 ngày) và Cty TS Vina Yên Định (xảy ra 1 ngày). Ngay khi nhận được thông tin, LĐLĐ tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với các cơ quan chức năng, lãnh đạo Cty giải quyết ổn thoả, kịp thời quyền lợi của NLĐ và DN đã trở lại hoạt động bình thường.

Tổ chức Tết Sum vầy đầm ấm cho công nhân

TRẦN LÂM - QUÁCH DU |

Tại Cty TNHH giày Rollsport 2 Việt Nam (địa chỉ tại KCN Hoàng Long, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức chương trình “Tết Sum vầy năm 2019” cho đông đảo CNLĐ. 

LĐLĐ Thanh Hoá mua và đọc báo Lao Động đứng đầu khu vực

Xuân Hùng |

"Mua và đọc báo Lao Động - tờ báo chính thống của tổ chức Công đoàn là thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết của Tổng LĐLĐ Việt Nam, giúp cán bộ, đoàn viên, CNLĐ nâng cao nhận thức. Chúng tôi tự hào khẳng định là đơn vị đi đầu trong thực hiện nghị quyết này" - ông Ngô Tôn Tẫn - UV BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch LĐLĐ Thanh Hoá khẳng định tại hội nghị tổng kết ngày 11.1.