Thanh Hoá: 30 hộ dân nứt nhà mòn mỏi đòi quyền lợi

Xuân Hùng |

30 hộ dân phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hoá) chấp nhận nhường đất mặt tiền, mất vị thế kinh doanh để xây cầu vượt đường sắt vào doanh nghiệp. Tuy nhiên đến khi nhà nứt, cửa sập, chính họ lại phải mòn mỏi đi đòi quyền lợi để sửa nhà.

Nhà hỏng nghiêm trọng

Dự án cầu vượt tại nút giao đường sắt chuyên dùng của Nhà máy Ximăng Bỉm Sơn với QL1A, tỉnh Thanh Hoá do Ban Quản lý dự án 2 (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư, thực hiện thi công từ năm 2016 đến 31.12.2017; Công ty Cổ phần Bảo hiểm quân đội (MIC) ký hợp đồng với chủ đầu tư để thực hiện gói thầu bảo hiểm trong quá trình thi công.

Theo UBND thị xã Bỉm Sơn, quá trình thi công dự án đã gây lún, nứt, hư hỏng nhà ở và các công trình kiến trúc, gây bức xúc cho người dân.

Tất cả các nhà dân có đơn kêu cứu gửi Báo Lao Động đều bị lún, nứt, gãy trụ nhà. Hư hỏng chủ yếu là nứt xé trần nhà, ban đầu nhỏ sau loang ra dần, không kịp thời khắc phục sắt bêtông gỉ càng gây hư hỏng nặng. Nhiều ngôi nhà bị nứt chạy dọc theo cổ trần hoặc giữa tường, điển hình như nhà ông Nguyễn Văn Tâm, bà Nguyễn Thị Thơm, ông Hoàng Duy Tùng, bà Nguyễn Thị Thuận… Nhiều ngôi nhà nứt ngang chân móng hoặc chân tầng 2 rất nguy hiểm.

Ngày 17-18.4.2017, chủ đầu tư, nhà thầu thi công và Công ty Cổ phần Bảo hiểm (MIC) đã kiểm tra, lập biên bản tình trạng hư hỏng đối với 30 hộ dân. Tuy nhiên, tại thời điểm này, rất nhiều đề nghị của người dân không được ghi nhận, chẳng hạn nhà bị nứt cổ trần nhưng lại ghi là nứt chân chim, nứt tường do hỏng kết cấu nhưng lại cho là nứt bề mặt vữa trát… Hơn nữa, Công ty bảo hiểm còn cho rằng, một số hộ dân thiếu đơn hoặc đơn kiến nghị sau thời điểm thi công dự án nên không hợp lệ. Về việc này, người dân rất bức xúc cho rằng, công trình làm xong, nứt, lún nhiều người dân mới phản ứng chứ ai muốn kêu ca làm gì.

Đến ngày 19.11.2018, chủ đầu tư và Công ty bảo hiểm mới đưa ra phương án bồi thường. Tuy nhiên, tất cả hộ dân đều ngỡ ngàng với bảng tính đền bù. Ngôi nhà bị hư hỏng nặng, gây nguy hiểm cho tính mạng người dân nhưng chỉ đền bù vài triệu, cao nhất là 30 triệu, trong khi nếu khắc phục tạm ổn cũng mất hàng trăm triệu, nhiều ngôi nhà không thể tiếp tục sử dụng.

Cần tính toán lại thiệt hại, bồi thường cho dân

Theo UBND thị xã Bỉm Sơn, những bức xúc, phản ánh của người dân là có cơ sở. Đơn vị này đã nhiều lần có văn bản gửi chủ đầu tư, gửi UBND tỉnh Thanh Hoá, Sở Xây dựng… Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn cũng chủ trì nhiều cuộc họp, ra nhiều văn bản kết luận đề nghị chủ đầu tư và Công ty bảo hiểm MIC xử lý dứt điểm đề nghị của các hộ dân. UBND tỉnh Thanh Hoá cũng đã ra nhiều văn bản chỉ đạo các bên liên quan sớm thống nhất phương án bồi thường hợp lý cho dân. Tuy nhiên nhiều lần, bằng văn bản, ý kiến tại các cuộc họp, đơn vị bảo hiểm là Công ty CP bảo hiểm quân đội (MIC) cho rằng, việc xác định bổ sung khối lượng hư hỏng phát sinh sau ngày 17-18.4.2018 (thời điểm lập hồ sơ đền bù) theo đề nghị của các hộ dân là không có cơ sở vì dự án đã hoàn thành ngày 31.12.2017.

Trả lời của đơn vị bảo hiểm càng làm người dân bức xúc vì theo họ, những hư hỏng là thực tế ngay từ đầu, không ai đập nhà mình đang ở để đòi đền bù. Họ không đồng ý với phương án đền bù ngay từ đầu nên mới khiếu nại đến các cấp.

Theo UBND thị xã Bỉm Sơn, ý kiến của chủ đầu tư và đơn vị bảo hiểm là chưa thoả đáng, chưa thực hiện đúng trách nhiệm của mình với dân vì càng chậm giải quyết đền bù, không sửa chữa kịp thời công trình nhà ở của dân càng phát sinh hư hỏng.

Từ quan điểm trên, UBND thị xã Bỉm Sơn đề nghị chủ đầu tư tính toán lại chi phí bồi thường cho các hộ dân, có thể thuê đơn vị định giá độc lập để giải quyết dứt điểm vụ việc. “Nếu Ban Quản lý dự án 2 không thực hiện nội dung trên, giải quyết kiến nghị của dân, UBND thị xã Bỉm Sơn khó có thể tuyên truyền giải thích để các hộ dân đồng thuận” - văn bản do ông Bùi Huy Hùng - Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn nêu.

Đáng chú ý, tại thời điểm năm 2017, khi dự án đang thi công, chính ông Bùi Huy Hùng xuống nói với dân, sau đó khẳng định bằng văn bản là: “Chủ đầu tư có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định hiện hành. UBND thị xã Bỉm Sơn sẽ giám sát việc thực hiện của chủ đầu tư đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân, sau khi thực hiện xong mới đồng ý nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng công trình”.

Đã 3 năm trôi qua, hàng chục ngôi nhà vẫn ngày càng xuống cấp, gây nguy hiểm, hàng chục người dân vẫn phải miệt mài đội đơn kêu cứu khắp nơi.

Xuân Hùng
TIN LIÊN QUAN

Điện Biên: Gần 20 năm mòn mỏi chờ dự án bến xe “treo”

Song An |

Dự án Bến xe khách tỉnh Điện Biên có chủ trương đầu tư từ năm 2005. Hơn 90 hộ dân thuộc tổ 1, xã Thanh Minh (thành Phố Điện Biên Phủ) được xác định nằm trong diện phải giải tỏa phục vụ dự án. Gần 20 năm trôi qua, họ luôn trong tư thế “sẵn sàng” rời đi, để nhường đất cho dự án. Cũng bằng đó thời gian Dự án vẫn “nằm” trên giấy. Còn hơn 90 gia đình, với hàng trăm nhân khẩu phải sống trong cảnh tạm bợ, mòn mỏi chờ đợi…

Quảng Nam: Người dân mòn mỏi chờ hỗ trợ do thủy điện xả lũ

Thanh Chung |

Sau 5 tháng, thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ gây thiệt hại nặng nề cho hàng trăm hộ dân ở huyện Nam Giang (Quảng Nam) nhưng Công ty Cổ phần thủy điện Đắk Mi vẫn chưa thống nhất số tiền hỗ trợ cho người dân. Cơn lũ lịch sử đã cuốn trôi nhiều nhà dân khiến họ phải đi ở ghép, không có đất sản xuất, cuộc sống rất khó khăn.

Mặt bằng "khu đất vàng" Hà Nội ế ẩm, mòn mỏi chờ khách thuê

Ngọc Lê |

Dịch COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát, tuy nhiên, hàng loạt cửa hàng, mặt bằng ở các khu phố cổ Hà Nội vẫn treo biển cho thuê, sang nhượng, mòn mỏi chờ chủ nhân mới.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Điện Biên: Gần 20 năm mòn mỏi chờ dự án bến xe “treo”

Song An |

Dự án Bến xe khách tỉnh Điện Biên có chủ trương đầu tư từ năm 2005. Hơn 90 hộ dân thuộc tổ 1, xã Thanh Minh (thành Phố Điện Biên Phủ) được xác định nằm trong diện phải giải tỏa phục vụ dự án. Gần 20 năm trôi qua, họ luôn trong tư thế “sẵn sàng” rời đi, để nhường đất cho dự án. Cũng bằng đó thời gian Dự án vẫn “nằm” trên giấy. Còn hơn 90 gia đình, với hàng trăm nhân khẩu phải sống trong cảnh tạm bợ, mòn mỏi chờ đợi…

Quảng Nam: Người dân mòn mỏi chờ hỗ trợ do thủy điện xả lũ

Thanh Chung |

Sau 5 tháng, thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ gây thiệt hại nặng nề cho hàng trăm hộ dân ở huyện Nam Giang (Quảng Nam) nhưng Công ty Cổ phần thủy điện Đắk Mi vẫn chưa thống nhất số tiền hỗ trợ cho người dân. Cơn lũ lịch sử đã cuốn trôi nhiều nhà dân khiến họ phải đi ở ghép, không có đất sản xuất, cuộc sống rất khó khăn.

Mặt bằng "khu đất vàng" Hà Nội ế ẩm, mòn mỏi chờ khách thuê

Ngọc Lê |

Dịch COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát, tuy nhiên, hàng loạt cửa hàng, mặt bằng ở các khu phố cổ Hà Nội vẫn treo biển cho thuê, sang nhượng, mòn mỏi chờ chủ nhân mới.