Tham gia phòng chống dịch COVID-19: Loa phường lại cất tiếng

Phạm Dung - Nguyễn Hà |

Trong dịch COVID-19, người dân thấy rằng, loa phường, loa xã chưa chấm dứt “sứ mệnh lịch sử” của mình, mà lại đang cho thấy vị trí không thể thay thế trong tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19.

Có hiệu quả, phát huy tác dụng

7h sáng, từ tầng 2 ngôi nhà trên phường Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội, bà Hoàng Thị Huyên vừa tập thể dục, vừa nghe thông tin từ loa phát thanh. Hôm nay, đài phát thanh của phường hướng dẫn người dân cách rửa tay, kháng khuẩn phòng dịch COVID-19.

“Mỗi ngày 2 lần đều đặn, 7h sáng và 17h chiều loa phường khu phố tôi ở lại phát thanh những thông tin nhắc nhở mọi người phòng chống COVID-19. Từ cách rửa tay, phòng dịch, không tụ tập đông người, ra đường phải đeo khẩu trang… đây là những thông tin mà tôi được nghe từ loa phường và đã áp dụng vào chính gia đình mình” – bà Huyên nói.

Dù trong nhà được trang bị đầy đủ các thiết bị đại chúng để theo dõi, cập nhật thông tin, nhưng bà Huyên cho biết vẫn ủng hộ phường trong việc duy trì loa phường vì đôi khi bận việc không có thời gian xem tivi, hay khi cơm nước có thể vừa làm vừa nghe tin từ loa phát thanh.

Trên địa bàn phường Cầu Diễn có 10 cụm loa, tổng cộng 45 loa truyền thanh rải rác trên 15 tổ dân phố, trước đây phường tập trung tuyên truyền qua hệ thống loa phường 1 ngày 2 lần lúc 7h sáng và 17h chiều, tuy nhiên với tình hình dịch bệnh như hiện nay phường đã tăng cường thêm 4 ngày được phát 4 lần vào khung giờ 7h, 10h, 15h và 17h.

Theo bà Lưu Mai Huyền - Phó Chủ tịch UBND phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội: “Trong đợt dịch này chúng tôi tập trung tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh về công tác phòng chống dịch bệnh đối với người dân, để người dân chấp hành các biện pháp vệ sinh đối với cá nhân, các biện pháp cách ly theo hướng dẫn của bộ y tế, cũng như việc rửa tay, không tụ tập đông người, tự bảo vệ sức khoẻ, đo thân nhiệt thường xuyên…

Trong các hình thức tuyên truyền, loa phường là một hình thức thông tin truyền tải đến nhân dân nhanh, kịp thời, phường chủ động được thông tin. Nhân dân từ đó tiếp cận được nguồn thông tin chính xác, nhanh nhạy”.

Còn đối với phường Dịch Vọng, hình ảnh chiếc xe đạp chở loa thông báo các nội dung phòng chống dịch COVID-19 đã quen thuộc với người dân tại đây những ngày này. Ngoài loa phường phát thông báo cố định tại các thời điểm trong ngày, thì chiếc xe thông tin này là sáng kiến cho chính quyền nhằm giúp người dân nắm bắt thông tin đầy đủ và thường xuyên hơn.

Bà Hà Thị Vinh (Ngõ 165, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) cho biết, khi chính quyền cách ly khu phố, người dân sống xung quanh đây đã hoang mang và lo lắng. Nhưng đến nay, bà và dân cư sống quanh đây đã hoàn toàn yên tâm vì hiểu rõ về dịch bệnh cũng như cách phòng tránh.

Theo lãnh đạo phường Dịch Vọng, hệ thống loa truyền thanh có thể truyền tải thông tin đến tất cả mọi người ở khu dân cư từ trẻ em đến người già đều có thể cập nhật được thông tin. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh này, hệ thống loa phường có hiệu quả và phát huy tác dụng. Phường cũng thường xuyên chỉ đạo bộ phận phát thanh đi rà soát các cụm loa, nắm bắt tình hình dân cư xem hệ thống loa có đến được với người dân hay không, thông tin được tuyên truyền được người dân tiếp cận như thế nào để kịp thời điều chỉnh.

Có sự thay đổi tốt 

Theo nhà nghiên cứu Hà Nội Nguyễn Ngọc Tiến, ngược lại lịch sử, người Việt xưa có thói quen truyền khẩu bởi hình thức thông tin này nhanh và dễ tiếp thu. Trong những thập niên 60, 70, 80 thế kỷ trước, loa phường, loa xã có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người dân Việt Nam, đặc biệt trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Ở miền Bắc, ở thành phố, loa phường có tác dụng thông báo máy bay địch đến, kêu gọi người dân xuống hầm trú ẩn, thông báo mua bán hàng hoá, việc mua lương thực, thực phẩm… Câu nói “Đồng bào chú ý, Đồng bào chú ý, máy bay Mỹ cách Hà Nội...” đã trở thành quen thuộc.

Còn đối với các vùng nông thôn, loa thông báo hoạt động sản xuất, sinh hoạt của địa phương… Và cho đến thời điểm hiện tại, loa tại một số vùng quê vẫn có vai trò.

“Tôi vẫn nhớ hình ảnh nhiều người tụ tập dưới loa phường nghe tường thuật các trận bóng đá tại sân Hàng Đẫy. Thời điểm đó, vé khan hiếm, không phải ai cũng có vé vào sân. Nếu không có loa phường, mọi người chỉ biết kết quả tỉ số của trận đấu, mà không thể hình dung tường tận về trận đấu. Hay những hình ảnh, mọi người cùng chăm chú lắng nghe một thông báo từ chính quyền. Khi đó, loa phường chính là nguồn thông tin chính của nhiều người”. - nhà nghiên cứu Hà Nội nhớ lại.

Sau khi đất nước đổi mới, cuộc sống phát triển, công nghệ ra đời, loa phường giảm dần vị trí ở các thành thị. Và đã có một giai đoạn, người ta kêu gọi nên xoá bỏ loa phường bởi nó đã “hoàn thành sứ mệnh”. Nhà nguyên cứu Hà Nội Nguyễn Ngọc Tiến thừa nhận, sự khó chịu và bức xúc của người dân là hoàn toàn có căn cứ, khi tiếng ồn đô thị làm cho họ cảm thấy mệt mỏi sau những giờ làm việc căng thẳng.

“Tuy nhiên, khi dịch COVID-19 xảy ra, người ta lại thấy vai trò của loa phường sống lại” - nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến - nói.

Vai trò của loa phường, loa xã là không thể phủ nhận nhưng làm thế nào để khắc phục được mặt trái mà nó mang lại thì cần có sự điều chỉnh hợp lý. Nhiều phường đã nghiên cứu để có thời gian phát loa và tần số phát loa đảm bảo yếu tố thông tin và không gây bức xúc cho người dân. Thông tin tuyên truyền cũng đi sát với thực tế, hữu ích với người dân.

Ngoài ra, nhiều phường cũng ý thức trong việc chọn phát thanh viên có giọng đọc truyền cảm, âm lượng vừa phải, khiến cho người nghe có cảm giác thoải mái, dễ tiếp thu.

“Tôi đánh giá, đó là sự thay đổi rất tốt với người dân và xã hội. Rõ ràng trong trường hợp thiên tai địch hoạ như dịch COVID-19 thì loa phường đã phát huy được vai trò không thể thay thế của mình” - ông Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ.

Phạm Dung - Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Hà Nội: Các cửa hàng không cần thiết nên đóng cửa phòng COVID-19

Nguyễn Hà |

Trước diễn biến của dịch COVID-19, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khuyến cáo các cửa hàng nếu như thực sự không cần thiết thì khuyến khích tạm đóng cửa hàng - trừ cửa hàng xăng, cửa hàng thuốc, siêu thị, lương thực thực phẩm.

Nhiều trường đại học giảm học phí học kỳ 2 trong dịch COVID-19

HUYÊN NGUYỄN |

Một số trường đại học đã quyết định giảm học phí học kỳ 2 cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh tiến sĩ nhằm chia sẻ khó khăn chung với phụ huynh, học sinh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Chủ tịch Hà Nội: Các cửa hàng không cần thiết nên đóng cửa phòng COVID-19

Nguyễn Hà |

Trước diễn biến của dịch COVID-19, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khuyến cáo các cửa hàng nếu như thực sự không cần thiết thì khuyến khích tạm đóng cửa hàng - trừ cửa hàng xăng, cửa hàng thuốc, siêu thị, lương thực thực phẩm.

Nhiều trường đại học giảm học phí học kỳ 2 trong dịch COVID-19

HUYÊN NGUYỄN |

Một số trường đại học đã quyết định giảm học phí học kỳ 2 cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh tiến sĩ nhằm chia sẻ khó khăn chung với phụ huynh, học sinh.