Thái Bình: Sau đối thoại với Chủ tịch huyện, dân vẫn phản đối nhà máy rác

TRUNG DU |

Sau buổi đối thoại với đại diện nhân dân xã Đông Á, ông Tô Xuân Thức - Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) nói sẽ tiếp nhận các ý kiến để tổng hợp trả lời, hoặc báo cáo lên tỉnh. Còn đại đa số người dân vẫn giữ nguyên quan điểm không ủng hộ xây dựng nhà máy rác.

Người dân đề nghị không xây dựng nhà máy rác tại xã mình

Chiều ngày 19.4, tại trụ sở Nhà văn hóa xã Đông Á đã diễn ra buổi đối thoại giữa Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng với người dân xã Đông Á, xung quanh chủ trương đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt rắn công nghệ cao của tỉnh Thái Bình đặt tại xã này.

Cùng tham dự buổi đối thoại có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan của tỉnh Thái Bình; các phòng, ban, đơn vị thuộc huyện Đông Hưng và xã Đông Á.

Do diện tích hội trường Nhà văn hóa có hạn, khoảng 200 người dân đại diện nhân dân 7/7 thôn trong xã có giấy mời được vào bên trong ngồi nghe đối thoại trực tiếp. Ngoài sân và xung quanh Nhà văn hóa, hàng ngàn người dân khác chủ yếu trú xã Đông Á và một số xã lân cận ngồi, đứng thành hàng lối để nghe, theo dõi buổi đối thoại qua hệ thống loa truyền thanh.

Trong gần 4 tiếng đồng hồ, có khoảng 20 ý kiến của đại diện nhân dân kiến nghị, chất vấn dành cho Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng và các đại biểu có mặt tại hội nghị.

Đa số các ý kiến đều bày tỏ không đồng tình, phản đối xây dựng nhà máy xử lý rác công nghệ cao đặt tại hai thôn Đông Hòa và Trưng Trắc B, xã Đông Á giống như quan điểm trước đó của gần như 100% người dân xã này gửi đến chính quyền các cấp.

Quang cảnh buổi đối thoại
Quang cảnh buổi đối thoại phía bên trong hội trường nhà văn hóa xã Đông Á. Ảnh: Trung Du

Người dân trong xã Đông Á cho rằng, huyện và xã chưa lấy ý kiến rộng rãi của người dân đã dự định triển khai xây dựng dự án nhà máy xử lý rác thải là chưa đúng và nếu làm nhà máy xử lý rác thải tại xã sẽ gây ô nhiễm về lâu dài; cần làm rõ việc đầu tư đường vào và việc giải phóng mặt bằng dự án nhà máy này... đồng thời kiến nghị dừng, không làm nhà máy xử lý rác thải tại xã.

"Chúng tôi xin đề nghị vĩnh viễn không làm nhà máy xử lý rác thải tại xã Đông Á", ông Tô Biên Cương - đại diện nhân dân thôn Đại Đồng nêu ý kiến và cho biết thời gian qua, vì phản đối chủ trương xây dựng nhà máy xử lý rác thải này người dân đã rất khổ sở, vất vả, bỏ bê công việc hàng ngày để đi kiến nghị tới các cấp chính quyền.

Không những người dân vất vả, cán bộ, đảng viên trong huyện Đông Hưng, xã Đông Á cũng vất vả, mệt mỏi theo.

Ghi nhận các ý kiến phát biểu của đại diện các thôn, Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng - ông Tô Xuân Thức - cho biết sẽ tổng hợp tất cả các ý kiến của người dân, nghiên cứu làm rõ theo chức năng của từng cấp, từng ngành, rồi báo cáo trung thực với tỉnh và sớm thông báo lại với xã, với người dân.

Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng cũng đề nghị người dân xã Đông Á trong thời gian tới không tập trung đông người, bởi vấn đề của người dân, các cấp, các cơ quan chức năng đều đã nắm được.

 
Người dân tập trung theo dõi buổi đối thoại quanh nhà văn hóa xã Đông Á. Ảnh: Trung Du

Theo ghi nhận của PV Lao Động, thời gian qua, đặc biệt kể từ cuối tháng 3.2023 đến nay, mỗi ngày có rất nhiều người dân xã Đông Á tổ chức tập trung đông người gần các trụ sở công quyền, nơi công cộng từ xã đến tỉnh để bày tỏ thái độ phản đối, không đồng tình với chủ trương xây dựng nhà máy rác tại địa phương.

Cho đến hôm nay, 20.4, một ngày sau buổi đối thoại giữa Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng với đại diện nhân dân xã Đông Á, một bộ phận nhân dân vẫn tập trung đông người để khẳng định quan điểm không đồng tình với chủ trương xây dựng nhà máy xử lý rác công nghệ cao.

Dù trên thực tế, dự án nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao tại xã Đông Á chưa được triển khai xây dựng.

UBND huyện Đông Hưng mới triển khai thực hiện đường vào dự án và giải phóng mặt bằng khu đất để thu hút đầu tư thực hiện dự án nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao này.

Xây dựng nhà máy rác phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về môi trường

Theo UBND tỉnh Thái Bình, hiện nay việc thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh chưa được bảo đảm theo quy định, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đòi hỏi phải nghiên cứu đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt công nghệ hiện đại thay thế các khu xử lý không hợp vệ sinh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Để thu hút đầu tư, thống nhất lựa chọn nhà đầu tư dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng, yêu cầu đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08 của Chính phủ và đáp ứng tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy định tại Điều 28 Thông tư số 02 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, phù hợp với điều kiện tỉnh Thái Bình.

Cụ thể, công nghệ đảm bảo môi trường trong đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Bình phải đáp ứng xử lý được toàn bộ thành phần chất thải rắn sinh hoạt, có phương án tái sử dụng, tái chế các thành phần có ích, tỷ lệ chôn lấp theo quy định; công nghệ đã được ứng dụng thành công; nước thải, khí thải phát sinh bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định trước khi thải ra môi trường.

Nhà máy có biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại theo quy định; lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, có camera theo dõi sau hệ thống xử lý nước thải, khí thải, có màn hình hiển thị kết quả quan trắc tại cổng Nhà máy cho người dân theo dõi, truyền số liệu trực tiếp đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định...

TRUNG DU
TIN LIÊN QUAN

Thái Bình: Xử lý các tồn tại về quản lý, sử dụng đất đai ở xã Nam Thanh

TRUNG DU |

Sau các bài viết phản ánh của Báo Lao Động, UBND huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan và UBND xã Nam Thanh kiểm tra, rà soát, tham mưu xử lý các nội dung thông tin báo nêu.

Khoan 90m không có nước, nhà máy rác phải lấy nước từ đập về

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau khi hoàn thành xây dựng nhà máy xử lý rác, tiến hành khoan 16 mũi với độ sâu nhất đến 90m vẫn không có nước ở khu vực nhà máy nên dự án phải lấy nước ở đập cách nhà máy 600m về sử dụng, vận hành.

Thái Bình: Hệ lụy từ việc hơn 12 năm chưa thu hồi được 5.428 m2 đất

TRUNG DU |

Việc hơn 12 năm các cấp chính quyền từ xã đến tỉnh ở Thái Bình chưa thể thu hồi lại 5.428m2 đất của Công ty Thiện Tâm (dù đã có quyết định thu hồi) đã gây ra hậu quả phức tạp và là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện kéo dài.

Bóng dáng Chứng khoán Dầu khí sau những lô trái phiếu chậm trả nợ

Quang Dân |

Chứng khoán Dầu khí là bên đứng ra thu xếp cho các lô trái phiếu chậm trả nợ của nhóm doanh nghiệp có liên quan đến chủ đầu tư dự án Discovery Complex 3.

Xét xử cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận tại Hà Nội

Việt Dũng |

TAND Hà Nội vừa có quyết định đưa cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai và đồng phạm ra xét xử vào ngày 10.5 tới.

Cao điểm lễ Giỗ Tổ và 30.4, lượt khách đến Tân Sơn Nhất tăng vọt 33%

KHÁNH LINH |

TP Hồ Chí Minh - Theo thông tin mới nhất từ Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trong những ngày cao điểm dịp lễ Giỗ Tổ và 30.4-1.5, lượng hành khách qua sân bay Tân Sơn Nhất lên tới 755.910 lượt khách quốc tế và nội địa, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm 2022.

Thủ đoạn lừa đảo 2.700 tỉ đồng của "tiến sĩ dạy học làm giàu"

Việt Dũng |

Hà Nội - Phạm Thanh Hải - chủ tịch Công ty IDT lập website "hoclamgiau" tổ chức các hội thảo dạy làm giàu để huy động vốn lên tới 2.725 tỉ đồng, hứa trả lãi suất 40-50%.

Không có chuyện Giám đốc Quỹ tín dụng ở Lâm Đồng vỡ nợ, bỏ trốn

Phan Tuấn |

Rất đông khách hàng, thành viên đang đến rút tiền tại Quỹ Tín dụng Nhân dân Phường II, thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng), bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng khẳng định đơn vị này không liên quan đến các trường hợp vỡ nợ như tin đồn.

Thái Bình: Xử lý các tồn tại về quản lý, sử dụng đất đai ở xã Nam Thanh

TRUNG DU |

Sau các bài viết phản ánh của Báo Lao Động, UBND huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan và UBND xã Nam Thanh kiểm tra, rà soát, tham mưu xử lý các nội dung thông tin báo nêu.

Khoan 90m không có nước, nhà máy rác phải lấy nước từ đập về

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau khi hoàn thành xây dựng nhà máy xử lý rác, tiến hành khoan 16 mũi với độ sâu nhất đến 90m vẫn không có nước ở khu vực nhà máy nên dự án phải lấy nước ở đập cách nhà máy 600m về sử dụng, vận hành.

Thái Bình: Hệ lụy từ việc hơn 12 năm chưa thu hồi được 5.428 m2 đất

TRUNG DU |

Việc hơn 12 năm các cấp chính quyền từ xã đến tỉnh ở Thái Bình chưa thể thu hồi lại 5.428m2 đất của Công ty Thiện Tâm (dù đã có quyết định thu hồi) đã gây ra hậu quả phức tạp và là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện kéo dài.